Tin tức
on Tuesday 28-11-2023 1:31pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Quảng Thị Phước Tín - IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Hiện nay việc chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer - FET) để điều trị vô sinh ngày càng tăng. Khoảng 2 triệu chu kỳ điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (Asissted reproductive technique - ART) được thực hiện hàng năm theo ước tính của Ủy ban quốc tế về giám sát ART, trong đó gần 1/3 chu kỳ là FET.
Thủy tinh hóa và trữ đông phôi chất lượng tốt cho phép chuyển đơn phôi, tránh những rủi ro cho mẹ và thai nhi liên quan đến đa thai. FET có tỷ lệ thành công tương đương với chuyển phôi tươi và giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích. Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC) để tối ưu hóa tỉ lệ trẻ sinh sống thành công từ FET.
Việc chuẩn bị NMTC cho FET yêu cầu phải thay thế progesterone ngoại sinh, vì quá trình rụng trứng và hình thành hoàng thể không xảy ra. Đường âm đạo và đường tiêm bắp là đường sử dụng progesterone được ưu tiên hơn, đường uống thường tránh sử dụng do sinh khả dụng kém và kết quả điều trị ART kém.
Nghiên cứu này được tiến hành để xác định xem liệu progesterone đặt âm đạo để chuẩn bị NMTC có tốt hơn progesterone tiêm bắp về tỷ lệ trẻ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh hay không và có nên thay thế progesterone bằng đường âm đạo hay không.
Có 1.125 bệnh nhân (từ 18-48 tuổi, phôi được đông lạnh bằng thủy tinh hóa) với chất lượng phôi tốt được tham gia vào nghiên cứu và chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm để chuẩn bị cho FET. Nhóm 1 (nhóm chứng): progesterone tiêm bắp hằng ngày - 50 mg. Nhóm 2: chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo 2 lần/ngày - 200 mg micronized progesterone (chế phẩm vi hạt của progesterone). Nhóm 3: progesterone đặt âm đạo + progesterone tiêm bắp mỗi ngày thứ 3 - 50mg progesterone trong dầu (điều trị kết hợp). Nồng độ hCG và progesterone được đánh giá khoảng 2 tuần sau chuyển phôi để xác nhận thai sinh hóa và nồng độ progesterone trong huyết thanh.
Một số kết quả được ghi nhận trong nghiên cứu
Kết cục chính là tỷ lệ trẻ sinh sống trong mỗi lần chuyển phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa. Kết cục phụ là kết quả hCG dương tính 2 tuần sau FET, thai sinh hóa, thai lâm sàng, sẩy thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai tổng, nồng độ progesterone hoàng thể trong huyết thanh 2 tuần sau FET, kinh nghiệm và thái độ của bệnh nhân về lộ trình sử dụng progesterone.
Tổng cộng 1.060 ca FET đã được phân tích số liệu (do 65 ca không tham gia quá trình chuyển phôi, phổ biến nhất là do NMTC không đáp ứng đầy đủ với kích thích estrogen, lý do cá nhân, thiếu phôi sống sau rã,…). Tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn đáng kể ở những phụ nữ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo (27%) so với những phụ nữ dùng progesterone tiêm bắp (44%) hoặc điều trị kết hợp (46%). 50% trường hợp mang thai ở những phụ nữ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo đều bị sẩy thai.
Kết cục phụ đã được phân tích để đánh giá nhược điểm của phác đồ điều trị chỉ dùng progesterone đặt âm đạo về tỷ lệ trẻ sinh sống. Sử dụng progesterone đặt âm đạo có tỷ lệ hCG dương tính thấp hơn đáng kể so với progesterone tiêm bắp hàng ngày (55% so với 66%, P = 0,004, ITT (intention-to-treat) và 59% so với 69%, P = 0,015, PP (disqualified-per-protocol)), nhưng không khác biệt khi so sánh với điều trị kết hợp (55% so với 62%, P = 0,23, ITT và 59% so với 65%, P = 0,24, PP).
Tỷ lệ thai sinh hóa cao gấp đôi ở nhóm chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (có hoặc không có progesterone đặt âm đạo) (32.3% so với 15.6%, P<0.001, ITT và 33.1% so với 15.2%, P<0.001, PP).
Tỷ lệ thai lâm sàng sau mỗi lần chuyển phôi > 30% ở chu kỳ progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (37.2% so với 54.3%, P<0.001, ITT và 39.5% so với 56.8%, P<0.001, PP).
Tỷ lệ sẩy thai lâm sàng cao hơn ở các chu kỳ chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (26.7% so với 16.9%, P=0.038, ITT và 27.7% so với 17.0%, P=0.040, PP). Kiểm thử cặp đôi (pairwise testing) cho thấy tỷ lệ sẩy thai lâm sàng cao hơn đáng kể ở nhóm progesterone đặt âm đạo so với nhóm điều trị kết hợp (27% so với 15%, P=0.016, ITT và 28% so với 15%, P=0.012, PP) nhưng không khác biệt khi so sánh với các chu kỳ chỉ dùng progesterone tiêm bắp (27% so với 19%, P=0.12, ITT và 28% so với 19%, P=0.09, PP).
Tổng số ca sẩy thai trong mỗi lần xét nghiệm hCG dương tính cao hơn khoảng 70% ở những chu kỳ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo so với đối với các chu kỳ sử dụng progesterone tiêm bắp trong phân tích ITT (50,4% so với 29,8%, P<0,001) và trong phân tích PP (51,6% so với 29,6%, P<0,001).
Nồng độ progesterone trong huyết thanh thấp nhất ở nhóm chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo (7.4 ng/mL), cao nhất ở nhóm sử dụng progesterone tiêm bắp hằng ngày (17.8 ng/mL), và trung bình ở nhóm điều trị kết hợp (11.2 ng/mL). Phân tích hồi quy logistic cho thấy tăng đáng kể tỷ lệ mang thai, trẻ sinh sống và giảm tỷ lệ sẩy thai khi tăng nồng độ progesterone huyết thanh trong giai đoạn hoàng thể được kiểm tra 2 tuần sau FET (P<0.001).
Kết luận
Những dữ liệu trong nghiên cứu RCT này chứng minh rằng sử dụng progesterone âm đạo cho tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn về mặt lâm sàng và thống kê so với progesterone tiêm bắp hằng ngày và điều trị kết hợp.
Progesterone đặt âm đạo được coi là thuận tiện hơn đáng kể và ít cần đến sự hỗ trợ hơn. Hầu hết BN sử dụng progesterone tiêm bắp cần được hỗ trợ để tiêm, đau hơn, có thể gây kích ứng tại vị trí tiêm và gây căng thẳng hơn đáng kể. Trong số những BN đã từng sử dụng cả 2 dạng thì 56% thích sử dụng đặt âm đạo hơn tiêm bắp. Việc sử dụng progesterone đặt âm đạo kết hợp progesterone tiêm bắp mỗi ba ngày có kết cục không khác biệt so với dùng progesterone tiêm bắp hàng ngày, điều này giúp cung cấp một liệu pháp thay thế hiệu quả với số lần tiêm ít hơn cho BN.
Nguồn: DEVINE, Kate, et al. Intramuscular progesterone optimizes live birth from programmed frozen embryo transfer: a randomized clinical trial. Fertility and Sterility, 2021, 116.3: 633-643.
Hiện nay việc chuyển phôi đông lạnh (Frozen embryo transfer - FET) để điều trị vô sinh ngày càng tăng. Khoảng 2 triệu chu kỳ điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (Asissted reproductive technique - ART) được thực hiện hàng năm theo ước tính của Ủy ban quốc tế về giám sát ART, trong đó gần 1/3 chu kỳ là FET.
Thủy tinh hóa và trữ đông phôi chất lượng tốt cho phép chuyển đơn phôi, tránh những rủi ro cho mẹ và thai nhi liên quan đến đa thai. FET có tỷ lệ thành công tương đương với chuyển phôi tươi và giảm nguy cơ mắc hội chứng quá kích. Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC) để tối ưu hóa tỉ lệ trẻ sinh sống thành công từ FET.
Việc chuẩn bị NMTC cho FET yêu cầu phải thay thế progesterone ngoại sinh, vì quá trình rụng trứng và hình thành hoàng thể không xảy ra. Đường âm đạo và đường tiêm bắp là đường sử dụng progesterone được ưu tiên hơn, đường uống thường tránh sử dụng do sinh khả dụng kém và kết quả điều trị ART kém.
Nghiên cứu này được tiến hành để xác định xem liệu progesterone đặt âm đạo để chuẩn bị NMTC có tốt hơn progesterone tiêm bắp về tỷ lệ trẻ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh hay không và có nên thay thế progesterone bằng đường âm đạo hay không.
Có 1.125 bệnh nhân (từ 18-48 tuổi, phôi được đông lạnh bằng thủy tinh hóa) với chất lượng phôi tốt được tham gia vào nghiên cứu và chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm để chuẩn bị cho FET. Nhóm 1 (nhóm chứng): progesterone tiêm bắp hằng ngày - 50 mg. Nhóm 2: chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo 2 lần/ngày - 200 mg micronized progesterone (chế phẩm vi hạt của progesterone). Nhóm 3: progesterone đặt âm đạo + progesterone tiêm bắp mỗi ngày thứ 3 - 50mg progesterone trong dầu (điều trị kết hợp). Nồng độ hCG và progesterone được đánh giá khoảng 2 tuần sau chuyển phôi để xác nhận thai sinh hóa và nồng độ progesterone trong huyết thanh.
Một số kết quả được ghi nhận trong nghiên cứu
Kết cục chính là tỷ lệ trẻ sinh sống trong mỗi lần chuyển phôi bằng phương pháp thủy tinh hóa. Kết cục phụ là kết quả hCG dương tính 2 tuần sau FET, thai sinh hóa, thai lâm sàng, sẩy thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai tổng, nồng độ progesterone hoàng thể trong huyết thanh 2 tuần sau FET, kinh nghiệm và thái độ của bệnh nhân về lộ trình sử dụng progesterone.
Tổng cộng 1.060 ca FET đã được phân tích số liệu (do 65 ca không tham gia quá trình chuyển phôi, phổ biến nhất là do NMTC không đáp ứng đầy đủ với kích thích estrogen, lý do cá nhân, thiếu phôi sống sau rã,…). Tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn đáng kể ở những phụ nữ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo (27%) so với những phụ nữ dùng progesterone tiêm bắp (44%) hoặc điều trị kết hợp (46%). 50% trường hợp mang thai ở những phụ nữ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo đều bị sẩy thai.
Kết cục phụ đã được phân tích để đánh giá nhược điểm của phác đồ điều trị chỉ dùng progesterone đặt âm đạo về tỷ lệ trẻ sinh sống. Sử dụng progesterone đặt âm đạo có tỷ lệ hCG dương tính thấp hơn đáng kể so với progesterone tiêm bắp hàng ngày (55% so với 66%, P = 0,004, ITT (intention-to-treat) và 59% so với 69%, P = 0,015, PP (disqualified-per-protocol)), nhưng không khác biệt khi so sánh với điều trị kết hợp (55% so với 62%, P = 0,23, ITT và 59% so với 65%, P = 0,24, PP).
Tỷ lệ thai sinh hóa cao gấp đôi ở nhóm chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (có hoặc không có progesterone đặt âm đạo) (32.3% so với 15.6%, P<0.001, ITT và 33.1% so với 15.2%, P<0.001, PP).
Tỷ lệ thai lâm sàng sau mỗi lần chuyển phôi > 30% ở chu kỳ progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (37.2% so với 54.3%, P<0.001, ITT và 39.5% so với 56.8%, P<0.001, PP).
Tỷ lệ sẩy thai lâm sàng cao hơn ở các chu kỳ chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo so với progesterone tiêm bắp (26.7% so với 16.9%, P=0.038, ITT và 27.7% so với 17.0%, P=0.040, PP). Kiểm thử cặp đôi (pairwise testing) cho thấy tỷ lệ sẩy thai lâm sàng cao hơn đáng kể ở nhóm progesterone đặt âm đạo so với nhóm điều trị kết hợp (27% so với 15%, P=0.016, ITT và 28% so với 15%, P=0.012, PP) nhưng không khác biệt khi so sánh với các chu kỳ chỉ dùng progesterone tiêm bắp (27% so với 19%, P=0.12, ITT và 28% so với 19%, P=0.09, PP).
Tổng số ca sẩy thai trong mỗi lần xét nghiệm hCG dương tính cao hơn khoảng 70% ở những chu kỳ chỉ dùng progesterone đặt âm đạo so với đối với các chu kỳ sử dụng progesterone tiêm bắp trong phân tích ITT (50,4% so với 29,8%, P<0,001) và trong phân tích PP (51,6% so với 29,6%, P<0,001).
Nồng độ progesterone trong huyết thanh thấp nhất ở nhóm chỉ sử dụng progesterone đặt âm đạo (7.4 ng/mL), cao nhất ở nhóm sử dụng progesterone tiêm bắp hằng ngày (17.8 ng/mL), và trung bình ở nhóm điều trị kết hợp (11.2 ng/mL). Phân tích hồi quy logistic cho thấy tăng đáng kể tỷ lệ mang thai, trẻ sinh sống và giảm tỷ lệ sẩy thai khi tăng nồng độ progesterone huyết thanh trong giai đoạn hoàng thể được kiểm tra 2 tuần sau FET (P<0.001).
Kết luận
Những dữ liệu trong nghiên cứu RCT này chứng minh rằng sử dụng progesterone âm đạo cho tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn về mặt lâm sàng và thống kê so với progesterone tiêm bắp hằng ngày và điều trị kết hợp.
Progesterone đặt âm đạo được coi là thuận tiện hơn đáng kể và ít cần đến sự hỗ trợ hơn. Hầu hết BN sử dụng progesterone tiêm bắp cần được hỗ trợ để tiêm, đau hơn, có thể gây kích ứng tại vị trí tiêm và gây căng thẳng hơn đáng kể. Trong số những BN đã từng sử dụng cả 2 dạng thì 56% thích sử dụng đặt âm đạo hơn tiêm bắp. Việc sử dụng progesterone đặt âm đạo kết hợp progesterone tiêm bắp mỗi ba ngày có kết cục không khác biệt so với dùng progesterone tiêm bắp hàng ngày, điều này giúp cung cấp một liệu pháp thay thế hiệu quả với số lần tiêm ít hơn cho BN.
Nguồn: DEVINE, Kate, et al. Intramuscular progesterone optimizes live birth from programmed frozen embryo transfer: a randomized clinical trial. Fertility and Sterility, 2021, 116.3: 633-643.
Từ khóa: Progesterone tiêm bắp giúp tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh: một nghiên cứu RCT
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố dự đoán khả năng sinh sản khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 28-11-2023
Ảnh hưởng của béo phì ở phụ nữ đến phôi trong quá trình thủy tinh hóa và kết quả thai: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Số phận phôi nang hình thành trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 đã khác biệt ngay từ giai đoạn thụ tinh - Ngày đăng: 24-11-2023
Kết quả ICSI từ tinh trùng thu nhận bằng m-TESE ở bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Nhận diện bệnh nhân có thể được thực hiện R.ICSI - Ngày đăng: 06-11-2023
Báo cáo 1 trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi nang từ hợp tử 4PN - Ngày đăng: 06-11-2023
Dự đoán tỉ lệ phôi khảm được cân nhắc để chuyển - Ngày đăng: 06-11-2023
Các biến thể hai alen mới trong ACTL7A có liên quan đến vô sinh ở nam giới và thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 06-11-2023
Chất lượng phôi nang và kết quả chu sinh: một nghiên cứu quan sát đa trung tâm đa quốc gia - Ngày đăng: 06-11-2023
Sử dụng phôi bị ảnh hưởng với mục đích làm tham chiêú trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho bệnh Thalassemia - Ngày đăng: 04-11-2023
Mối liên hệ giữa mùa thực hiện chọc hút noãn và kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-10-2023
Đánh giá ảnh hưởng lâu dài của tiêm vaccine COVID-19 đến nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 31-10-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK