Tin tức
on Monday 06-11-2023 4:29pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD, bệnh viện Mỹ Đức Tân Bình
Giới thiệu
Chuyển phôi đơn (single embryo transfer - SET) được xem như một phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ đa thai và tử vong chu sinh. Tỷ lệ chu kỳ SET đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, đạt hơn 90% ở Úc, New Zealand và một số quốc gia Bắc Âu. Trong kỷ nguyên của SET, nuôi phôi tới giai đoạn phôi nang và chọn lựa đúng phôi tốt nhất để chuyển trở nên quan trọng nhằm tăng tỉ lệ thành công trong thời gian ngắn nhất và không gây biến chứng thai kỳ do đa thai.
Trong đó, chất lượng phôi nang được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: độ nở rộng của khoang phôi, kích thước và độ nén của khối tế bào nội mô (Inner cell mass-ICM), sự liên kết và số lượng tế bào lớp lá nuôi (Trophectoderm - TE). Hệ thống phân loại phôi nang Gardner, phôi thường được xếp loại thành 3 loại: phôi tốt (good-grade blastocysts), phôi trung bình (moderate-grade blastocysts) và phôi kém (low-grade blastocysts ) dựa trên các tiêu chí về hình thái đánh giá TE và ICM.
Trong khi các hướng dẫn và sự đồng thuận hiện có không khuyến nghị loại bỏ phôi nang xếp loại kém vì phôi nang xếp loại kém vẫn có khả năng có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại bị hạn chế bởi cỡ mẫu tương đối nhỏ. Hơn nữa, bằng chứng về kết quả chu sinh sau khi chuyển phôi nang xếp loại kém còn hạn chế.
Nghiên cứu đa trung tâm được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng của phôi nang xếp loại kém trong việc có trẻ sinh sống và tác động của chất lượng phôi nang đến kết quả chu sinh đối với các trường hợp chuyển đơn phôi nang.
Nguyên liệu và phương pháp
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đa trung tâm, đa quốc gia, bao gồm 10.018 phụ nữ trải qua 10.964 chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ tươi hoặc đông lạnh tự thân từ năm 2009 đến năm 2020 từ 14 phòng khám trên khắp Úc, Trung Quốc và New Zealand (1 từ Úc, 8 từ Trung Quốc và 5 từ New Zealand). Nhóm tác giả đã loại trừ: (i) các chu kỳ có chuyển phôi ngày 3, (ii) các chu kỳ trong đó chuyển > 1 phôi nang, và (iii) các chu kỳ trong đó phôi nang giai đoạn 1 hoặc 2 được chuyển kèm (Gardner và Schoolcraft, 1999).
Hệ thống phân loại phôi nang Gardner được sử dụng để đánh giá mức độ giãn nở phôi nang và hình thái ICM/TE (Gardner và Schoolcraft, 1999). Nhóm nghiên cứu sử dụng A, B hoặc C để thể hiện chất lượng của ICM và TE một cách riêng biệt. Sự kết hợp giữa giai đoạn phát triển và chất lượng ICM và TE đã hình thành nên cách phân loại từng phôi nang. Nghiên cứu phân loại phôi nang có điểm A hoặc B ở cả ICM và TE là phôi nang loại tốt (AA, AB hoặc BA), những phôi có điểm B ở cả ICM và TE là phôi nang cấp độ trung bình (BB) và những phôi có điểm C trong ICM hoặc TE dưới dạng phôi nang kém (AC, CA, BC, CB, CC). Các phôi nang cấp độ rất thấp chỉ đề cập đến phôi nang CC.
Kết quả
Có 4.386 phôi nang loại tốt, 3.735 phôi nang trung bình và 2.843 phôi nang kém, tỷ lệ trẻ sinh sống lần lượt là 44,4%, 38,6% và 30,2%. So với phôi tốt, tỷ lệ sinh sống của phôi kém thấp hơn đáng kể (aOR là 0,48 (0,41–0,55)). Các phôi rất kém có liên quan đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn (aOR 0,30 (0,18–0,52)) và tỷ lệ sinh sống tuyệt đối của chúng là 13,7%. Có 4.132 ca 1 trẻ sinh sống được đưa vào phân tích kết quả chu sinh. So với phôi nang chất lượng tốt, phôi kém có tỷ lệ sinh non tương tự (<37 tuần, aOR 1,00 (0,65–1,54)), điểm Z cân nặng khi sinh (tỷ lệ điều chỉnh hệ số hồi quy 0,02 (0,09–0,14)), và cân nặng khi sinh thấp (<1500g, aOR 0,84 (0,22–3,25)), cân nặng khi sinh thấp (1500–2500 g, aOR 0,96 (0,56–1,65)), cân nặng khi sinh cao (>4500g, aOR 0,93 (0,37–2,32) ), nhỏ theo tuổi thai (aOR 1,63 (0,91–2,93)) và lớn theo tuổi thai (aOR 1,28 (0,97–1,70)).
Bàn luận
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kết luận rằng so với phôi nang chất lượng tốt (AA, AB hoặc BA), phôi nang chất lượng thấp (C trong ICM hoặc TE) có liên quan đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn đáng kể nhưng vẫn chấp nhận được (khoảng 30%) mỗi lần chuyển. Ngay cả những phôi nang rất kém (CC) cũng có tỷ lệ sinh sống là 14%. Các phát hiện này nhất quán trong phân tích của nhóm phân loại ICM và TE tương ứng. Xét về độ tuổi, ngay cả đối với phụ nữ tuổi cao, việc chuyển phôi kém vẫn có tỷ lệ sinh sống trên 15%. Không có sự khác biệt giữa các cách phân loại phôi nang, ICM hoặc TE khác nhau liên quan đến sảy thai hoặc kết quả chu sinh.
Việc phân loại phôi nang là cần thiết trong việc lựa chọn phôi và là chỉ số cho cơ hội làm tổ. Tuy nhiên, bằng chứng về việc khám phá mối liên quan giữa phôi kém và trẻ sinh sống là rất hiếm. Không quan sát thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phôi nang CC và sẩy thai. Do đó, nhóm tác giả đề xuất rằng phôi nang CC vẫn có thể mang lại một ca sinh sống và có thể có lợi cho những bệnh nhân có rất ít phôi hoặc thất bại làm tổ nhiều lần. Hơn nữa, mối liên quan giữa CC và kết quả chu sinh cần được nghiên cứu trong một đoàn hệ lớn hơn.
Hơn nữa, các kết quả khác của thai nhi, bao gồm nhau thai, tiền sản giật, rối loạn tăng huyết áp và các biến chứng thai kỳ, bao gồm xuất huyết và rau tiền đạo cần được nghiên cứu để có thêm bằng chứng liên quan đến việc sử dụng phôi nang kém. Trong khi các kết quả sơ sinh sau khi chuyển phôi nang kém là đáng yên tâm, cần những theo dõi lâu dài đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Nghiên cứu có hạn chế do tính chất của thiết kế hồi cứu, không thể loại trừ các yếu tố gây nhiễu còn lại. Ngoài ra, số lượng biến cố gây ra một số kết quả chu sinh là nhỏ. Sự khác biệt giữa người thực hiện và giữa các phòng thí nghiệm trong việc đánh giá phôi nang rất khó kiểm soát.
Kết luận
Việc chuyển các phôi kém dẫn đến tỷ lệ sinh sống giảm khoảng 30% (khoảng 14% đối với các phôi chất lượng rất kém) so với 44% đối với các phôi tốt, nhưng không dẫn đến kết quả chu sinh bất lợi hơn. Bệnh nhân đang điều trị IVF nên được thông báo rằng phôi nang cấp độ thấp dẫn đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn nhưng hợp lý mà không làm tăng nguy cơ xảy ra kết cục chu sinh bất lợi. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào tiêu chí về phôi không nên chuyển.
Nguồn: Zou, H., Kemper, J. M., Hammond, E. R., Xu, F., Liu, G., Xue, L., ... & Wang, R. (2023). Blastocyst quality and reproductive and perinatal outcomes: a multinational multicentre observational study. Human Reproduction, dead212.
Giới thiệu
Chuyển phôi đơn (single embryo transfer - SET) được xem như một phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ đa thai và tử vong chu sinh. Tỷ lệ chu kỳ SET đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, đạt hơn 90% ở Úc, New Zealand và một số quốc gia Bắc Âu. Trong kỷ nguyên của SET, nuôi phôi tới giai đoạn phôi nang và chọn lựa đúng phôi tốt nhất để chuyển trở nên quan trọng nhằm tăng tỉ lệ thành công trong thời gian ngắn nhất và không gây biến chứng thai kỳ do đa thai.
Trong đó, chất lượng phôi nang được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: độ nở rộng của khoang phôi, kích thước và độ nén của khối tế bào nội mô (Inner cell mass-ICM), sự liên kết và số lượng tế bào lớp lá nuôi (Trophectoderm - TE). Hệ thống phân loại phôi nang Gardner, phôi thường được xếp loại thành 3 loại: phôi tốt (good-grade blastocysts), phôi trung bình (moderate-grade blastocysts) và phôi kém (low-grade blastocysts ) dựa trên các tiêu chí về hình thái đánh giá TE và ICM.
Trong khi các hướng dẫn và sự đồng thuận hiện có không khuyến nghị loại bỏ phôi nang xếp loại kém vì phôi nang xếp loại kém vẫn có khả năng có trẻ sinh sống. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại bị hạn chế bởi cỡ mẫu tương đối nhỏ. Hơn nữa, bằng chứng về kết quả chu sinh sau khi chuyển phôi nang xếp loại kém còn hạn chế.
Nghiên cứu đa trung tâm được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng của phôi nang xếp loại kém trong việc có trẻ sinh sống và tác động của chất lượng phôi nang đến kết quả chu sinh đối với các trường hợp chuyển đơn phôi nang.
Nguyên liệu và phương pháp
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đa trung tâm, đa quốc gia, bao gồm 10.018 phụ nữ trải qua 10.964 chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong chu kỳ tươi hoặc đông lạnh tự thân từ năm 2009 đến năm 2020 từ 14 phòng khám trên khắp Úc, Trung Quốc và New Zealand (1 từ Úc, 8 từ Trung Quốc và 5 từ New Zealand). Nhóm tác giả đã loại trừ: (i) các chu kỳ có chuyển phôi ngày 3, (ii) các chu kỳ trong đó chuyển > 1 phôi nang, và (iii) các chu kỳ trong đó phôi nang giai đoạn 1 hoặc 2 được chuyển kèm (Gardner và Schoolcraft, 1999).
Hệ thống phân loại phôi nang Gardner được sử dụng để đánh giá mức độ giãn nở phôi nang và hình thái ICM/TE (Gardner và Schoolcraft, 1999). Nhóm nghiên cứu sử dụng A, B hoặc C để thể hiện chất lượng của ICM và TE một cách riêng biệt. Sự kết hợp giữa giai đoạn phát triển và chất lượng ICM và TE đã hình thành nên cách phân loại từng phôi nang. Nghiên cứu phân loại phôi nang có điểm A hoặc B ở cả ICM và TE là phôi nang loại tốt (AA, AB hoặc BA), những phôi có điểm B ở cả ICM và TE là phôi nang cấp độ trung bình (BB) và những phôi có điểm C trong ICM hoặc TE dưới dạng phôi nang kém (AC, CA, BC, CB, CC). Các phôi nang cấp độ rất thấp chỉ đề cập đến phôi nang CC.
Kết quả
Có 4.386 phôi nang loại tốt, 3.735 phôi nang trung bình và 2.843 phôi nang kém, tỷ lệ trẻ sinh sống lần lượt là 44,4%, 38,6% và 30,2%. So với phôi tốt, tỷ lệ sinh sống của phôi kém thấp hơn đáng kể (aOR là 0,48 (0,41–0,55)). Các phôi rất kém có liên quan đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn (aOR 0,30 (0,18–0,52)) và tỷ lệ sinh sống tuyệt đối của chúng là 13,7%. Có 4.132 ca 1 trẻ sinh sống được đưa vào phân tích kết quả chu sinh. So với phôi nang chất lượng tốt, phôi kém có tỷ lệ sinh non tương tự (<37 tuần, aOR 1,00 (0,65–1,54)), điểm Z cân nặng khi sinh (tỷ lệ điều chỉnh hệ số hồi quy 0,02 (0,09–0,14)), và cân nặng khi sinh thấp (<1500g, aOR 0,84 (0,22–3,25)), cân nặng khi sinh thấp (1500–2500 g, aOR 0,96 (0,56–1,65)), cân nặng khi sinh cao (>4500g, aOR 0,93 (0,37–2,32) ), nhỏ theo tuổi thai (aOR 1,63 (0,91–2,93)) và lớn theo tuổi thai (aOR 1,28 (0,97–1,70)).
Bàn luận
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kết luận rằng so với phôi nang chất lượng tốt (AA, AB hoặc BA), phôi nang chất lượng thấp (C trong ICM hoặc TE) có liên quan đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn đáng kể nhưng vẫn chấp nhận được (khoảng 30%) mỗi lần chuyển. Ngay cả những phôi nang rất kém (CC) cũng có tỷ lệ sinh sống là 14%. Các phát hiện này nhất quán trong phân tích của nhóm phân loại ICM và TE tương ứng. Xét về độ tuổi, ngay cả đối với phụ nữ tuổi cao, việc chuyển phôi kém vẫn có tỷ lệ sinh sống trên 15%. Không có sự khác biệt giữa các cách phân loại phôi nang, ICM hoặc TE khác nhau liên quan đến sảy thai hoặc kết quả chu sinh.
Việc phân loại phôi nang là cần thiết trong việc lựa chọn phôi và là chỉ số cho cơ hội làm tổ. Tuy nhiên, bằng chứng về việc khám phá mối liên quan giữa phôi kém và trẻ sinh sống là rất hiếm. Không quan sát thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phôi nang CC và sẩy thai. Do đó, nhóm tác giả đề xuất rằng phôi nang CC vẫn có thể mang lại một ca sinh sống và có thể có lợi cho những bệnh nhân có rất ít phôi hoặc thất bại làm tổ nhiều lần. Hơn nữa, mối liên quan giữa CC và kết quả chu sinh cần được nghiên cứu trong một đoàn hệ lớn hơn.
Hơn nữa, các kết quả khác của thai nhi, bao gồm nhau thai, tiền sản giật, rối loạn tăng huyết áp và các biến chứng thai kỳ, bao gồm xuất huyết và rau tiền đạo cần được nghiên cứu để có thêm bằng chứng liên quan đến việc sử dụng phôi nang kém. Trong khi các kết quả sơ sinh sau khi chuyển phôi nang kém là đáng yên tâm, cần những theo dõi lâu dài đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Nghiên cứu có hạn chế do tính chất của thiết kế hồi cứu, không thể loại trừ các yếu tố gây nhiễu còn lại. Ngoài ra, số lượng biến cố gây ra một số kết quả chu sinh là nhỏ. Sự khác biệt giữa người thực hiện và giữa các phòng thí nghiệm trong việc đánh giá phôi nang rất khó kiểm soát.
Kết luận
Việc chuyển các phôi kém dẫn đến tỷ lệ sinh sống giảm khoảng 30% (khoảng 14% đối với các phôi chất lượng rất kém) so với 44% đối với các phôi tốt, nhưng không dẫn đến kết quả chu sinh bất lợi hơn. Bệnh nhân đang điều trị IVF nên được thông báo rằng phôi nang cấp độ thấp dẫn đến tỷ lệ sinh sống thấp hơn nhưng hợp lý mà không làm tăng nguy cơ xảy ra kết cục chu sinh bất lợi. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào tiêu chí về phôi không nên chuyển.
Nguồn: Zou, H., Kemper, J. M., Hammond, E. R., Xu, F., Liu, G., Xue, L., ... & Wang, R. (2023). Blastocyst quality and reproductive and perinatal outcomes: a multinational multicentre observational study. Human Reproduction, dead212.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng phôi bị ảnh hưởng với mục đích làm tham chiêú trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho bệnh Thalassemia - Ngày đăng: 04-11-2023
Mối liên hệ giữa mùa thực hiện chọc hút noãn và kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-10-2023
Đánh giá ảnh hưởng lâu dài của tiêm vaccine COVID-19 đến nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 31-10-2023
Nghiên cứu đánh giá các tiêu chí trữ mô buồng trứng để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ và trẻ gái bị ung thư - Ngày đăng: 31-10-2023
Trường hợp trẻ sinh sau khi được hỗ trợ hoạt hoá noãn nhân tạo sử dụng hai tác nhân kích thích tín hiệu canxi - Ngày đăng: 31-10-2023
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn không giúp cải thiện kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có số lượng noãn chọc hút ít: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 31-10-2023
Tổng quan sự khác nhau của hệ protein trong tinh trùng ở những bệnh nhân bị suy giảm tinh trùng - Ngày đăng: 30-10-2023
Adenomyosis có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và điều trị nội tiết có cải thiện tỷ lệ có thai không? - Ngày đăng: 28-10-2023
Xu hướng kích thích buồng trứng phác đồ random start: không còn bị gò bó bởi ngày 2-3 vòng kinh - Ngày đăng: 25-10-2023
Ảnh hưởng của canxi ionophore (A23187) đối với sự phát triển của phôi và sự an toàn của nó trong các chu kỳ PGT - Ngày đăng: 24-10-2023
Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể đến kết quả IVF ở các nhóm tuổi - Ngày đăng: 24-10-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK