Tin tức
on Tuesday 31-10-2023 10:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Như Quỳnh – IVF Vạn Hạnh
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) là một phương pháp hiệu quả trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt đối với các trường hợp vô sinh do yếu tố nam. Tỉ lệ thụ tinh trung bình trong các chu kì ICSI là 70% và thất bại thụ tinh hoàn toàn chiếm khoảng 3% số chu kì điều trị. Suy giảm khả năng hoạt hoá noãn là nguyên nhân cơ bản gây thất bại thụ tinh. Hiện tại, có 3 phương pháp hỗ trợ hoạt hoá noãn là cơ học, điện và hoá học. Trong đó, hoạt hoá noãn nhân tạo sử dụng hoá chất là phương pháp thường được áp dụng nhất trong thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), sử dụng các chất kích thích Ca2+ như ionomycin, calcimycin, và strontium chloride (SrCl2). Quá trình này tạo ra một đợt tăng đột biến hoặc các đợt dao động của nồng độ Ca2+ trong tế bào chất. Trong phương pháp AOA cổ điển – chỉ sử dụng một chất kích thích Ca2+ – tỉ lệ thụ tinh tăng ở nhóm đối tượng có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự mang lại hiệu quả cho tất cả đối tượng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện một nghiên cứu trước-sau nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp AOA mới trên một trường hợp bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh nhiều lần mặc dù có áp dụng AOA cổ điển. Phương pháp AOA mới gồm hai chất kích thích tín hiệu canxi là SrCl2 (nồng độ 10 mmol/L) và ionomycin (nồng độ 10 mmol/L). Môi trường được chuẩn bị một ngày trước khi chọc hút noãn, giọt môi trường được phủ dầu, cân bằng ở nhiệt độ 37OC, 6% CO2, 5% O2.
Đối tượng nghiên cứu là cặp vợ chồng (vợ 32 tuổi, và chồng 33 tuổi) có 10 năm vô sinh nguyên phát và thất bại thụ tinh nhiều lần. Trước khi được áp dụng phương pháp AOA mới, bệnh nhân đã thất bại một chu kì bơm tinh trùng vào buồng tử cung và 3 chu kì IVF. Trong 3 chu kì IVF này, 40 noãn đã được chọc hút và tạo phôi bằng phương pháp IVF cổ điển, ICSI và ICSI kết hợp AOA cổ điển sử dụng SrCl2. Tuy nhiên, không noãn nào được ghi nhận là thụ tinh bình thường.
Trong chu kì đầu tiên thực hiện cùng nhóm nghiên cứu, bệnh nhân chọc hút được 16 noãn, trong đó có 13 noãn trưởng thành. Sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, những noãn trưởng thành này được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 tác nhân kích thích Ca2+. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: hoạt hoá với SrCl2 trong vòng 1 giờ ngay sau khi ICSI (n = 4 noãn)
- Nhóm 2: hoạt hoá với ionomycin trong vòng 10 phút sau 1 giờ kể từ khi ICSI (n = 5 noãn)
- Nhóm 3: hoạt hoá kết hợp SrCl2 và ionomycin, cụ thể 1 giờ sau khi ICSI, noãn được hoạt hoá bằng SrCl2 trong vòng 1 giờ, sau đó hoạt hoá bằng ionomycin trong vòng 10 phút (n = 4 noãn)
Vào ngày kiểm tra thụ tinh, ở nhóm hoạt hoá bằng SrCl2 không có noãn nào thụ tinh. Tuy nhiên, 1 trong 5 noãn hoạt hoá bằng ionomycin có thụ tinh nhưng đến ngày 3 phôi đã bị huỷ do chất lượng phôi kém, không thể sử dụng. Điều đáng chú ý là ở nhóm được hoạt hoá kết hợp SrCl2 và ionomycin, 2 trong 4 noãn đã thụ tinh, phát triển thành phôi chất lượng trung bình và trữ lại. Hai phôi này sau đó được rã để chuyển cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả thai không như mong muốn.
Ở chu kì điều trị sau đó, bệnh nhân chọc hút được 14 noãn trưởng thành. Lần này, sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, noãn được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: hoạt hoá bằng ionomycin (n = 7 noãn)
- Nhóm 2: hoạt hoá bằng SrCl2 kết hợp ionomycin (n = 7 noãn)
Vào ngày kiểm tra thụ tinh, 1 noãn ở nhóm 1 được thụ tinh và phát triển thành phôi ngày 3 với chất lượng trung bình. Ở nhóm 2, có 5 trong 7 noãn thụ tinh, đến ngày 3, ghi nhận có 5 phôi, trong đó có 2 phôi chất lượng tốt và 3 phôi chất lượng trung bình. Tất cả 5 phôi này được trữ lại ở giai đoạn ngày 3. Trong chu kì kinh nguyệt tiếp theo, bệnh nhân được chuyển 2 phôi chất lượng tốt. 13 ngày sau khi chuyển phôi, nồng độ hCG huyết thanh của bệnh nhân là 922,62 mIU/mL. 32 ngày sau chuyển phôi, túi thai có tim thai được ghi nhận. Xuyên suốt thai kì không ghi nhận bất kì biến chứng gì và em bé khoẻ mạnh đã chào đời.
SrCl2 được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế nguy cơ thất bại thụ tinh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, SrCl2 không thực sự hiệu quả trong nhiều chu kì điều trị. Mặc dù trên mô hình chuột, SrCl2 là phương pháp hỗ trợ hoạt hoá hiệu quả nhất, tuy nhiên ở người, hiệu quả của SrCl2 vẫn còn nhiều tranh cãi. SrCl2 cảm ứng đợt sóng Ca2+ kéo dài ở noãn chuột và hỗ trợ quá trình phát triển của phôi. Tuy nhiên ở người, SrCl2 lại gây đợt tăng nồng độ Ca2+ nhẹ và từ từ. Sự khác biệt giữa nồng độ adenosine triphosphate (ATP) có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng khác nhau giữa chúng. Vì vậy, số lượng tín hiệu Ca2+ mà SrCl2 tạo ra không đạt đến ngưỡng tối thiểu đủ để hoạt hoá noãn ở người.
Nhằm tối đa khả năng cảm ứng Ca2+ , nhóm tác giả đã giới thiệu chất kích thích Ca2+ khác là Ca2+ ionophore, có khả năng gắn kết với Ca2+ ngoại bào, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và hình thành một tín hiệu Ca2+ nội bào kéo dài. Ca2+ ionophore bao gồm ionomycin và calcimycin. Trong đó, ionomycin hiệu quả hơn calcimycin trong việc kích thích tăng Ca2+ với biên độ và diện tích lớn hơn đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp ionomycin và SrCl2 mang lại hiệu quả hơn so với khi chỉ dùng SrCl2.
Như vậy, nghiên cứu này đã cho thấy hiệu quả và tiềm năng ứng dụng của phương pháp hỗ trợ hoạt hoá noãn mới với kết hợp 2 chất kích thích Ca2+ là SrCl2 và ionomycin ở những trường hợp thất bại thụ tinh nhiều lần trong các chu kì điều trị trước đó.
Nguồn tham khảo: Gao Y, Yang D, Fang Y, Wang X, Li D. Live birth following an innovative artificial oocyte activation protocol using double calcium stimulators. Chinese Medical Journal. 2023 Sep 5;136(17):2101-3.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) là một phương pháp hiệu quả trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt đối với các trường hợp vô sinh do yếu tố nam. Tỉ lệ thụ tinh trung bình trong các chu kì ICSI là 70% và thất bại thụ tinh hoàn toàn chiếm khoảng 3% số chu kì điều trị. Suy giảm khả năng hoạt hoá noãn là nguyên nhân cơ bản gây thất bại thụ tinh. Hiện tại, có 3 phương pháp hỗ trợ hoạt hoá noãn là cơ học, điện và hoá học. Trong đó, hoạt hoá noãn nhân tạo sử dụng hoá chất là phương pháp thường được áp dụng nhất trong thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization – IVF), sử dụng các chất kích thích Ca2+ như ionomycin, calcimycin, và strontium chloride (SrCl2). Quá trình này tạo ra một đợt tăng đột biến hoặc các đợt dao động của nồng độ Ca2+ trong tế bào chất. Trong phương pháp AOA cổ điển – chỉ sử dụng một chất kích thích Ca2+ – tỉ lệ thụ tinh tăng ở nhóm đối tượng có tiền sử thất bại thụ tinh hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này không thực sự mang lại hiệu quả cho tất cả đối tượng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện một nghiên cứu trước-sau nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp AOA mới trên một trường hợp bệnh nhân có tiền sử thất bại thụ tinh nhiều lần mặc dù có áp dụng AOA cổ điển. Phương pháp AOA mới gồm hai chất kích thích tín hiệu canxi là SrCl2 (nồng độ 10 mmol/L) và ionomycin (nồng độ 10 mmol/L). Môi trường được chuẩn bị một ngày trước khi chọc hút noãn, giọt môi trường được phủ dầu, cân bằng ở nhiệt độ 37OC, 6% CO2, 5% O2.
Đối tượng nghiên cứu là cặp vợ chồng (vợ 32 tuổi, và chồng 33 tuổi) có 10 năm vô sinh nguyên phát và thất bại thụ tinh nhiều lần. Trước khi được áp dụng phương pháp AOA mới, bệnh nhân đã thất bại một chu kì bơm tinh trùng vào buồng tử cung và 3 chu kì IVF. Trong 3 chu kì IVF này, 40 noãn đã được chọc hút và tạo phôi bằng phương pháp IVF cổ điển, ICSI và ICSI kết hợp AOA cổ điển sử dụng SrCl2. Tuy nhiên, không noãn nào được ghi nhận là thụ tinh bình thường.
Trong chu kì đầu tiên thực hiện cùng nhóm nghiên cứu, bệnh nhân chọc hút được 16 noãn, trong đó có 13 noãn trưởng thành. Sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, những noãn trưởng thành này được chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 tác nhân kích thích Ca2+. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: hoạt hoá với SrCl2 trong vòng 1 giờ ngay sau khi ICSI (n = 4 noãn)
- Nhóm 2: hoạt hoá với ionomycin trong vòng 10 phút sau 1 giờ kể từ khi ICSI (n = 5 noãn)
- Nhóm 3: hoạt hoá kết hợp SrCl2 và ionomycin, cụ thể 1 giờ sau khi ICSI, noãn được hoạt hoá bằng SrCl2 trong vòng 1 giờ, sau đó hoạt hoá bằng ionomycin trong vòng 10 phút (n = 4 noãn)
Vào ngày kiểm tra thụ tinh, ở nhóm hoạt hoá bằng SrCl2 không có noãn nào thụ tinh. Tuy nhiên, 1 trong 5 noãn hoạt hoá bằng ionomycin có thụ tinh nhưng đến ngày 3 phôi đã bị huỷ do chất lượng phôi kém, không thể sử dụng. Điều đáng chú ý là ở nhóm được hoạt hoá kết hợp SrCl2 và ionomycin, 2 trong 4 noãn đã thụ tinh, phát triển thành phôi chất lượng trung bình và trữ lại. Hai phôi này sau đó được rã để chuyển cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả thai không như mong muốn.
Ở chu kì điều trị sau đó, bệnh nhân chọc hút được 14 noãn trưởng thành. Lần này, sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, noãn được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: hoạt hoá bằng ionomycin (n = 7 noãn)
- Nhóm 2: hoạt hoá bằng SrCl2 kết hợp ionomycin (n = 7 noãn)
Vào ngày kiểm tra thụ tinh, 1 noãn ở nhóm 1 được thụ tinh và phát triển thành phôi ngày 3 với chất lượng trung bình. Ở nhóm 2, có 5 trong 7 noãn thụ tinh, đến ngày 3, ghi nhận có 5 phôi, trong đó có 2 phôi chất lượng tốt và 3 phôi chất lượng trung bình. Tất cả 5 phôi này được trữ lại ở giai đoạn ngày 3. Trong chu kì kinh nguyệt tiếp theo, bệnh nhân được chuyển 2 phôi chất lượng tốt. 13 ngày sau khi chuyển phôi, nồng độ hCG huyết thanh của bệnh nhân là 922,62 mIU/mL. 32 ngày sau chuyển phôi, túi thai có tim thai được ghi nhận. Xuyên suốt thai kì không ghi nhận bất kì biến chứng gì và em bé khoẻ mạnh đã chào đời.
SrCl2 được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế nguy cơ thất bại thụ tinh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, SrCl2 không thực sự hiệu quả trong nhiều chu kì điều trị. Mặc dù trên mô hình chuột, SrCl2 là phương pháp hỗ trợ hoạt hoá hiệu quả nhất, tuy nhiên ở người, hiệu quả của SrCl2 vẫn còn nhiều tranh cãi. SrCl2 cảm ứng đợt sóng Ca2+ kéo dài ở noãn chuột và hỗ trợ quá trình phát triển của phôi. Tuy nhiên ở người, SrCl2 lại gây đợt tăng nồng độ Ca2+ nhẹ và từ từ. Sự khác biệt giữa nồng độ adenosine triphosphate (ATP) có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng khác nhau giữa chúng. Vì vậy, số lượng tín hiệu Ca2+ mà SrCl2 tạo ra không đạt đến ngưỡng tối thiểu đủ để hoạt hoá noãn ở người.
Nhằm tối đa khả năng cảm ứng Ca2+ , nhóm tác giả đã giới thiệu chất kích thích Ca2+ khác là Ca2+ ionophore, có khả năng gắn kết với Ca2+ ngoại bào, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và hình thành một tín hiệu Ca2+ nội bào kéo dài. Ca2+ ionophore bao gồm ionomycin và calcimycin. Trong đó, ionomycin hiệu quả hơn calcimycin trong việc kích thích tăng Ca2+ với biên độ và diện tích lớn hơn đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp ionomycin và SrCl2 mang lại hiệu quả hơn so với khi chỉ dùng SrCl2.
Như vậy, nghiên cứu này đã cho thấy hiệu quả và tiềm năng ứng dụng của phương pháp hỗ trợ hoạt hoá noãn mới với kết hợp 2 chất kích thích Ca2+ là SrCl2 và ionomycin ở những trường hợp thất bại thụ tinh nhiều lần trong các chu kì điều trị trước đó.
Nguồn tham khảo: Gao Y, Yang D, Fang Y, Wang X, Li D. Live birth following an innovative artificial oocyte activation protocol using double calcium stimulators. Chinese Medical Journal. 2023 Sep 5;136(17):2101-3.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn không giúp cải thiện kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có số lượng noãn chọc hút ít: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 31-10-2023
Tổng quan sự khác nhau của hệ protein trong tinh trùng ở những bệnh nhân bị suy giảm tinh trùng - Ngày đăng: 30-10-2023
Adenomyosis có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và điều trị nội tiết có cải thiện tỷ lệ có thai không? - Ngày đăng: 28-10-2023
Xu hướng kích thích buồng trứng phác đồ random start: không còn bị gò bó bởi ngày 2-3 vòng kinh - Ngày đăng: 25-10-2023
Ảnh hưởng của canxi ionophore (A23187) đối với sự phát triển của phôi và sự an toàn của nó trong các chu kỳ PGT - Ngày đăng: 24-10-2023
Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể đến kết quả IVF ở các nhóm tuổi - Ngày đăng: 24-10-2023
Nồng độ oxy hoá DNA, Protein, Lipid và dấu ấn sinh học về chu trình chết tế bào ở nhóm nam giới tinh dịch nhớt: Một nghiên cứu cắt ngang - Ngày đăng: 14-10-2023
Tác động khác nhau của các phương pháp chuẩn bị tinh trùng đến kết quả của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 14-10-2023
Trường hợp SDF < 15% giúp tiên lượng kết quả thai và trẻ sinh sống ở phụ nữ dưới 40 tuổi - Ngày đăng: 12-10-2023
Kết cục của phôi thụ tinh bất thường - Ngày đăng: 04-10-2023
Liệu mùa khí tượng tại thời điểm lấy noãn có ảnh hưởng đến kết cục sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 04-10-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK