Tin tức
on Wednesday 04-10-2023 1:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Hệ thống sinh sản nam giới là mục tiêu tiềm năng của SARS-CoV-2 do sự hiện diện của thụ thể ACE và TMPRS2. ACE2 được biểu hiện cao ở cả tế bào Sertoli, Leydig và tế bào sinh tinh, tương tự như vậy TMPRSS2A cũng được tìm thấy trong đường sinh dục nam. Các thụ thể testosterone và androgen, là những chất có chức năng điều chỉnh biểu hiện ACE2 và TMPRSS2, từ đó có thể đưa SARS-CoV-2 vào cơ quan sinh sản nam giới. Kể cả khi bị nhiễm trùng cục bộ ở tinh hoàn, COVID-19 vẫn có thể gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với khả năng sinh sản của nam giới. Sau báo cáo đầu tiên về sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong tinh dịch của bệnh nhân Covid-19, một số bài báo cho biết không phát hiện thấy SARS-CoV-2 trong tinh dịch. Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng nhiễm COVID-19 có thể làm suy giảm các thông số tinh dịch. Trong quá trình lây nhiễm hoặc trong một thời gian ngắn sau đó, người ta đã thấy sự giảm mật độ và khả năng di động của tinh trùng cũng như sự gia tăng phân mảnh DNA, ngay cả ở những bệnh nhân không có triệu chứng.
Cho đến nay vẫn chưa có đủ dữ liệu về khả năng sinh sản của nam giới sau khi mắc bệnh COVID-19 bằng cách đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị vô sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh các thông số tinh dịch của bệnh nhân nam vô sinh trước và sau khi nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời đánh giá khả năng sinh sản ở nhóm nghiên cứu trong các phương pháp điều trị vô sinh được thực hiện sau khi họ hồi phục.
Nghiên cứu thực hiện trên 20 nam giới, các thông số tinh dịch được so sánh trước và sau khi nhiễm SARS-CoV-2 từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Trong số 20 bệnh nhân có 4 người mắc chứng thiểu tinh trước khi mắc bệnh COVID-19, 2 người có mật độ tinh trùng thấp và 2 người có tinh trùng di động kém. Mỗi bệnh nhân được thu thập thông tin về độ tuổi, mức độ bệnh COVID-19, ngày nhiễm SARS-CoV-2.
Như một phân tích thứ cấp, nghiên cứu đã đánh giá khả năng sinh sản của nam giới trong một nhóm nhỏ gồm 8 người đàn ông đã thực hiện IUI, ICSI trước và sau khi nhiễm COVID-19. Khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá dựa trên kết quả phôi học và lâm sàng của các phương pháp điều trị vô sinh được thực hiện trước và sau khi nhiễm COVID-19. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích 40 trường hợp sử dụng các phương pháp điều trị vô sinh khác nhau (17 IUI, 12 IVF, 11 ICSI) được thực hiện bởi tất cả 20 cặp vợ chồng sau khi nhiễm COVID-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về các thông số tinh dịch.
Sáu bệnh nhân có mật độ tinh trùng kém trước khi nhiễm SARS-CoV-2 (mật độ trung bình 8,7 ± 4,2 triệu/ml). Trong số đó, chỉ có 1 người bị sốt khi mắc Covid-19 và mật độ tinh trùng giảm từ 11 xuống 3,5 triệu/ml sau khi nhiễm bệnh. Tất cả 5 bệnh nhân còn lại đều có mật độ tinh trùng bình thường sau khi mắc bệnh (mật độ trung bình: 30,0 triệu/ml).
Tám cặp vợ chồng đã thực hiện điều trị vô sinh trước đại dịch COVID-19 đã tiếp tục điều trị vô sinh sau khi người chồng khỏi bệnh COVID-19 và tổng cộng 13 phương pháp điều trị đã được thực hiện cụ thể là 4 IUI, 2 IVF, 4 ICSI bao gồm một chu kỳ từ noãn đông lạnh và 3 chu kỳ từ phôi nang đông lạnh. Khoảng thời gian từ khi nhiễm COVID-19 đến các lần điều trị vô sinh tiếp theo trung bình là 10,7 ± 7,5 tháng. Không có sự khác biệt về kết quả xét nghiệm, phôi học và lâm sàng của các phương pháp điều trị sinh sản được thực hiện trước và sau khi nam giới nhiễm COVID-19.
Hai mươi cặp vợ chồng đã thực hiện tổng cộng 40 phương pháp điều trị vô sinh (17 chu kỳ IUI và 12 IVF, 11 ICSI) sau khi người chồng hồi phục. Khoảng thời gian từ khi nhiễm Covid-19 đến khi điều trị vô sinh sau đó là trung bình 10,5 ± 5,2 tháng. Tỷ lệ thụ tinh bình thường (65%), phân cắt (99%) và phát triển phôi nang (40%). Tổng cộng có 5 trường hợp mang thai lâm sàng đơn thai và 1 trường hợp song sinh. Trong số 6 bệnh nhân thụ thai thành công sau khi hồi phục COVID-19, 3 bệnh nhân có tinh trùng bình thường, 2 bệnh nhân tinh trùng yếu và 1 bệnh nhân ít tinh trùng tại thời điểm chu kỳ.
Về kết quả mang thai, một trường hợp mang thai đôi tự nhiên giảm xuống còn đơn thai và tổng cộng 6 đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra từ chu kỳ hậu COVID. Không có trường hợp thai chết lưu cũng như không có dị tật nào được ghi nhận ở trẻ sơ sinh.
Nhìn chung, các phát hiện cho thấy nam giới trong độ tuổi sinh sản sau khi nhiễm COVID-19 nên được cảnh báo chất lượng tinh trùng có thể ở dưới mức tối ưu và nên hoãn điều trị trong ít nhất 3 tháng (thời gian sinh tinh). Dữ liệu của nghiên cứu đảm bảo rằng bệnh COVID-19 không có tác động tiêu cực đến chất lượng tinh dịch và khả năng sinh sản của nam giới khi mẫu tinh dịch được lấy từ ba tháng trở lên sau khi nhiễm bệnh.
Nguồn: Sara Stigliani, Claudia Massarotti, Francesca Bovis, Elena Maccarini, Paola Anserini, Paola Scaruffi (2023). “Semen parameters and male reproductive potential are not adversely affected after three or more months of recovery from COVID-19 disease”.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Hệ thống sinh sản nam giới là mục tiêu tiềm năng của SARS-CoV-2 do sự hiện diện của thụ thể ACE và TMPRS2. ACE2 được biểu hiện cao ở cả tế bào Sertoli, Leydig và tế bào sinh tinh, tương tự như vậy TMPRSS2A cũng được tìm thấy trong đường sinh dục nam. Các thụ thể testosterone và androgen, là những chất có chức năng điều chỉnh biểu hiện ACE2 và TMPRSS2, từ đó có thể đưa SARS-CoV-2 vào cơ quan sinh sản nam giới. Kể cả khi bị nhiễm trùng cục bộ ở tinh hoàn, COVID-19 vẫn có thể gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với khả năng sinh sản của nam giới. Sau báo cáo đầu tiên về sự hiện diện của SARS-CoV-2 trong tinh dịch của bệnh nhân Covid-19, một số bài báo cho biết không phát hiện thấy SARS-CoV-2 trong tinh dịch. Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng nhiễm COVID-19 có thể làm suy giảm các thông số tinh dịch. Trong quá trình lây nhiễm hoặc trong một thời gian ngắn sau đó, người ta đã thấy sự giảm mật độ và khả năng di động của tinh trùng cũng như sự gia tăng phân mảnh DNA, ngay cả ở những bệnh nhân không có triệu chứng.
Cho đến nay vẫn chưa có đủ dữ liệu về khả năng sinh sản của nam giới sau khi mắc bệnh COVID-19 bằng cách đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị vô sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh các thông số tinh dịch của bệnh nhân nam vô sinh trước và sau khi nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời đánh giá khả năng sinh sản ở nhóm nghiên cứu trong các phương pháp điều trị vô sinh được thực hiện sau khi họ hồi phục.
Nghiên cứu thực hiện trên 20 nam giới, các thông số tinh dịch được so sánh trước và sau khi nhiễm SARS-CoV-2 từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Trong số 20 bệnh nhân có 4 người mắc chứng thiểu tinh trước khi mắc bệnh COVID-19, 2 người có mật độ tinh trùng thấp và 2 người có tinh trùng di động kém. Mỗi bệnh nhân được thu thập thông tin về độ tuổi, mức độ bệnh COVID-19, ngày nhiễm SARS-CoV-2.
Như một phân tích thứ cấp, nghiên cứu đã đánh giá khả năng sinh sản của nam giới trong một nhóm nhỏ gồm 8 người đàn ông đã thực hiện IUI, ICSI trước và sau khi nhiễm COVID-19. Khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá dựa trên kết quả phôi học và lâm sàng của các phương pháp điều trị vô sinh được thực hiện trước và sau khi nhiễm COVID-19. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích 40 trường hợp sử dụng các phương pháp điều trị vô sinh khác nhau (17 IUI, 12 IVF, 11 ICSI) được thực hiện bởi tất cả 20 cặp vợ chồng sau khi nhiễm COVID-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về các thông số tinh dịch.
Sáu bệnh nhân có mật độ tinh trùng kém trước khi nhiễm SARS-CoV-2 (mật độ trung bình 8,7 ± 4,2 triệu/ml). Trong số đó, chỉ có 1 người bị sốt khi mắc Covid-19 và mật độ tinh trùng giảm từ 11 xuống 3,5 triệu/ml sau khi nhiễm bệnh. Tất cả 5 bệnh nhân còn lại đều có mật độ tinh trùng bình thường sau khi mắc bệnh (mật độ trung bình: 30,0 triệu/ml).
Tám cặp vợ chồng đã thực hiện điều trị vô sinh trước đại dịch COVID-19 đã tiếp tục điều trị vô sinh sau khi người chồng khỏi bệnh COVID-19 và tổng cộng 13 phương pháp điều trị đã được thực hiện cụ thể là 4 IUI, 2 IVF, 4 ICSI bao gồm một chu kỳ từ noãn đông lạnh và 3 chu kỳ từ phôi nang đông lạnh. Khoảng thời gian từ khi nhiễm COVID-19 đến các lần điều trị vô sinh tiếp theo trung bình là 10,7 ± 7,5 tháng. Không có sự khác biệt về kết quả xét nghiệm, phôi học và lâm sàng của các phương pháp điều trị sinh sản được thực hiện trước và sau khi nam giới nhiễm COVID-19.
Hai mươi cặp vợ chồng đã thực hiện tổng cộng 40 phương pháp điều trị vô sinh (17 chu kỳ IUI và 12 IVF, 11 ICSI) sau khi người chồng hồi phục. Khoảng thời gian từ khi nhiễm Covid-19 đến khi điều trị vô sinh sau đó là trung bình 10,5 ± 5,2 tháng. Tỷ lệ thụ tinh bình thường (65%), phân cắt (99%) và phát triển phôi nang (40%). Tổng cộng có 5 trường hợp mang thai lâm sàng đơn thai và 1 trường hợp song sinh. Trong số 6 bệnh nhân thụ thai thành công sau khi hồi phục COVID-19, 3 bệnh nhân có tinh trùng bình thường, 2 bệnh nhân tinh trùng yếu và 1 bệnh nhân ít tinh trùng tại thời điểm chu kỳ.
Về kết quả mang thai, một trường hợp mang thai đôi tự nhiên giảm xuống còn đơn thai và tổng cộng 6 đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra từ chu kỳ hậu COVID. Không có trường hợp thai chết lưu cũng như không có dị tật nào được ghi nhận ở trẻ sơ sinh.
Nhìn chung, các phát hiện cho thấy nam giới trong độ tuổi sinh sản sau khi nhiễm COVID-19 nên được cảnh báo chất lượng tinh trùng có thể ở dưới mức tối ưu và nên hoãn điều trị trong ít nhất 3 tháng (thời gian sinh tinh). Dữ liệu của nghiên cứu đảm bảo rằng bệnh COVID-19 không có tác động tiêu cực đến chất lượng tinh dịch và khả năng sinh sản của nam giới khi mẫu tinh dịch được lấy từ ba tháng trở lên sau khi nhiễm bệnh.
Nguồn: Sara Stigliani, Claudia Massarotti, Francesca Bovis, Elena Maccarini, Paola Anserini, Paola Scaruffi (2023). “Semen parameters and male reproductive potential are not adversely affected after three or more months of recovery from COVID-19 disease”.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sự thay đổi quy trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) lên sự phát triển noãn-phôi - Ngày đăng: 04-10-2023
Tầm quan trọng của nồng độ oxy trong nuôi cấy in vitro mô buồng trứng người - Ngày đăng: 04-10-2023
Ảnh hưởng của sáu phương pháp nhuộm đến kích thước tinh trùng người và đánh giá tác dụng nhuộm của chúng - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của các chiến lược chuyển phôi khác nhau sau thủ thuật rescue ICSI muộn– Một nghiên cứu đoàn hệ 10 năm trên các trường hợp thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 04-10-2023
Phôi nén giai đoạn phân chia – một yếu tố tiên lượng tốt cho kết cục IVF - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của bệnh nhân Cryptozoospermia thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật - Ngày đăng: 27-09-2023
Tác dụng kết hợp của thay đổi lối sống với liệu pháp chống oxy hóa lên sự phân mảnh DNA tinh trùng và stress oxy hóa ở nam giới vô sinh trong điều trị IVF: một nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 27-09-2023
Có nên thực hiện ICSI đối với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém ở chu kỳ IVF trước không? - Ngày đăng: 21-09-2023
Ảnh hưởng của noãn có chứa mạng lưới nội chất trơn (SER) đến kết quả hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 21-09-2023
Tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất hiện lưới nội chất trơn (SER) trong quần thể noãn thu nhận - Ngày đăng: 21-09-2023
Mối tương quan giữa Vitamin D và kẽm trong huyết thanh với chất lượng tinh dịch của nam giới - Ngày đăng: 18-09-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK