Tin tức
on Wednesday 04-10-2023 12:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Trung Kiên – IVF Vạn Hạnh, Bệnh viện Vạn Hạnh.
Giới thiệu
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật được áp dụng thường quy trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm hiện nay. Tuy nhiên kỹ thuật này không được khuyến khích sử dụng ở những bệnh nhân vô sinh không do yếu tố vô sinh nam hoặc không rõ nguyên nhân. Sau ICSI, một trong những kết quả không may có thể xảy ra là thất bại thụ tinh hoàn toàn (total fertilisation failure – TFF). Đó là tình trạng tất cả noãn bào trưởng thành không thể thụ tinh trong chu kỳ thị tinh ống nghiệm. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến TFF như tình trạng thiếu hụt PLCz ở tinh trùng, thất bại trong việc xâm nhập hay giải phóng vật chất di truyền từ tinh trùng vào bào tương noãn, hay các khiếm khuyết di truyền từ chính noãn và tinh trùng,… Dù tần suất thất bại thụ tinh hoàn toàn hiện diện ở mức 5,4 – 10,6%, tình trạng này vẫn để lại hệ quả xấu về tâm lý, chi phí điều trị và ở nhiều khía cạnh khác cho bệnh nhân. “Rescue ICSI” (r-ICSI) là một chiến lược tiềm năng có thể cứu vãn kết quả sau TFF. Ở r-ICSI, noãn trưởng thành sau 1 ngày nuôi cấy sẽ được thụ tinh lần thứ 2 với tinh trùng trong trường hợp không xuất hiện dấu hiệu thụ tinh trước đó. Tuy nhiên phương án này chưa được sử dụng rộng rãi bởi tỷ lệ thành công thấp, có thể do noãn bị giảm chất lượng hay đến từ sự phát triển của nội mạc không đồng bộ với sự phát triển của phôi sau r-ICSI kết hợp chuyển phôi tươi (ET). Mặt khác, một số nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả khả quan khi kết hợp r-ICSI và chuyển phôi đông lạnh (FET). Dù vậy, những nghiên cứu quy mô lớn đánh giá hiệu quả lâm sàng của r-ICSI còn khan hiếm. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện một đánh giá sự hiệu quả của r-ICSI trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản TFF.
Phương Pháp
Nghiên cứu được thực hiện từ 2009 đến 2019 tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện III – ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc. Tổng cộng 2.270 bệnh nhân gặp phải TFF trong 149.054 chu kỳ hỗ trợ sinh sản và được áp dụng quy trình r-ICSI sau đó. Bệnh nhân nhận được chia nhóm để áp dụng các chiến lược chuyển phôi khác nhau sau r-ICSI, kết quả chính được phân tích gồm tỷ lệ sinh sống (live birth rate – LBR), tỷ lệ sinh sống tích lũy (cumulative live birth rate – CLBR).
Kết quả chính
Sau khi thực hiện một chu kỳ hỗ trợ sinh sản thường quy, tỉ lệ xuất hiện TFF là 7,4% (6006/81.221 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm). Tổng cộng có 2.270 bệnh nhân điều trị áp dụng chiến lược r-ICSI được thực hiện ở những phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi được điều trị từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2019. Trong đó, 40,8% (926/2270) bệnh nhân lựa chọn ET, 16,1% (365/2270) chọn trữ phôi toàn bộ và FET. Đáng chú ý, 43,1% trường hợp còn lại (979/2270) không thu được phôi đủ điều kiện để chuyển sau khi nuôi cấy. Về các kết quả lâm sàng, tỉ lệ thụ tinh sau r-ICSI ở nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ lần lượt là 50% và 54%. Tỉ lệ dương tính β-hCG sau chuyển phôi ở nhóm FET là 54,79% (200/365) cao hơn nhóm ET là 10,91% (101/926). Điều tương tự cũng xảy ở tỉ lệ làm tổ (IR) cao hơn (42,49 so với 3,86%) và tỉ lệ sảy thai (MR) thấp hơn (19,65 so với 27,87%). Tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) và tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở các chu kỳ FET cũng cao hơn ET khi lần lượt là 37,53% so với 4,64% và 52,60% so với 4,64%.
Thảo luận
Trong nghiên cứu này, một cỡ mẫu lớn đã được sử dụng gồm 2270 chu kỳ TFF được khảo sát từ 149.054 chu kỳ hỗ trợ sinh sản nhằm cố gắng cung cấp bằng chứng mới hỗ trợ việc sử dụng quy trình r-ICSI. Kết quả của nhóm nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng r-ICSI là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân không may gặp phải TFF sau một chu kỳ thường quy. So với ET, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng FET là một chiến lược lý tưởng, mang lại kết quả lâm sàng cao hơn sau r-ICSI. Đáng chú ý, tuổi mẹ, cũng như số lượng noãn được sử dụng cho r-ICSI quyết định sự thành công của nuôi cấy phôi nang ở mức độ lớn và do đó cần được xem xét khi đưa ra quyết định lâm sàng. TFF sau IVF thường khó xác định nguyên nhân chính xác, khiến các bác sĩ không thể đoán trước được.
Kết luận
Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ ra tính an toàn và khả thi của r-ICSI ở những bệnh nhân không may gặp TFF. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng gợi ý rằng chiến lược tối ưu nhất đối với r-ICSI là FET, vì CLBR đã được cải thiện ngay cả khi tỉ lệ thành công thấp, cũng có thể cả thất bại trong việc nuôi cấy phôi nang. Mặc dù tỷ lệ thành công chung của r-ICSI chưa cao, nhưng các nghiên cứu cho thấy đây vẫn có thể là một hướng đi tiềm năng cho các bệnh nhân TFF.
Nguồn: Zhu X, Tian T, Jiesisibieke D, et al. Clinical outcome of different embryo transfer strategies after late rescue ICSI procedure: a 10-year total fertilisation failure cohort study. BMC Pregnancy Childbirth. 2023;23(1):549. Published 2023 Jul 31. doi:10.1186/s12884-023-05859-0
Giới thiệu
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật được áp dụng thường quy trong các chu kỳ thụ tinh ống nghiệm hiện nay. Tuy nhiên kỹ thuật này không được khuyến khích sử dụng ở những bệnh nhân vô sinh không do yếu tố vô sinh nam hoặc không rõ nguyên nhân. Sau ICSI, một trong những kết quả không may có thể xảy ra là thất bại thụ tinh hoàn toàn (total fertilisation failure – TFF). Đó là tình trạng tất cả noãn bào trưởng thành không thể thụ tinh trong chu kỳ thị tinh ống nghiệm. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến TFF như tình trạng thiếu hụt PLCz ở tinh trùng, thất bại trong việc xâm nhập hay giải phóng vật chất di truyền từ tinh trùng vào bào tương noãn, hay các khiếm khuyết di truyền từ chính noãn và tinh trùng,… Dù tần suất thất bại thụ tinh hoàn toàn hiện diện ở mức 5,4 – 10,6%, tình trạng này vẫn để lại hệ quả xấu về tâm lý, chi phí điều trị và ở nhiều khía cạnh khác cho bệnh nhân. “Rescue ICSI” (r-ICSI) là một chiến lược tiềm năng có thể cứu vãn kết quả sau TFF. Ở r-ICSI, noãn trưởng thành sau 1 ngày nuôi cấy sẽ được thụ tinh lần thứ 2 với tinh trùng trong trường hợp không xuất hiện dấu hiệu thụ tinh trước đó. Tuy nhiên phương án này chưa được sử dụng rộng rãi bởi tỷ lệ thành công thấp, có thể do noãn bị giảm chất lượng hay đến từ sự phát triển của nội mạc không đồng bộ với sự phát triển của phôi sau r-ICSI kết hợp chuyển phôi tươi (ET). Mặt khác, một số nghiên cứu trước đây cho thấy kết quả khả quan khi kết hợp r-ICSI và chuyển phôi đông lạnh (FET). Dù vậy, những nghiên cứu quy mô lớn đánh giá hiệu quả lâm sàng của r-ICSI còn khan hiếm. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện một đánh giá sự hiệu quả của r-ICSI trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản TFF.
Phương Pháp
Nghiên cứu được thực hiện từ 2009 đến 2019 tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện III – ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc. Tổng cộng 2.270 bệnh nhân gặp phải TFF trong 149.054 chu kỳ hỗ trợ sinh sản và được áp dụng quy trình r-ICSI sau đó. Bệnh nhân nhận được chia nhóm để áp dụng các chiến lược chuyển phôi khác nhau sau r-ICSI, kết quả chính được phân tích gồm tỷ lệ sinh sống (live birth rate – LBR), tỷ lệ sinh sống tích lũy (cumulative live birth rate – CLBR).
Kết quả chính
Sau khi thực hiện một chu kỳ hỗ trợ sinh sản thường quy, tỉ lệ xuất hiện TFF là 7,4% (6006/81.221 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm). Tổng cộng có 2.270 bệnh nhân điều trị áp dụng chiến lược r-ICSI được thực hiện ở những phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi được điều trị từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2019. Trong đó, 40,8% (926/2270) bệnh nhân lựa chọn ET, 16,1% (365/2270) chọn trữ phôi toàn bộ và FET. Đáng chú ý, 43,1% trường hợp còn lại (979/2270) không thu được phôi đủ điều kiện để chuyển sau khi nuôi cấy. Về các kết quả lâm sàng, tỉ lệ thụ tinh sau r-ICSI ở nhóm chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ lần lượt là 50% và 54%. Tỉ lệ dương tính β-hCG sau chuyển phôi ở nhóm FET là 54,79% (200/365) cao hơn nhóm ET là 10,91% (101/926). Điều tương tự cũng xảy ở tỉ lệ làm tổ (IR) cao hơn (42,49 so với 3,86%) và tỉ lệ sảy thai (MR) thấp hơn (19,65 so với 27,87%). Tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) và tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở các chu kỳ FET cũng cao hơn ET khi lần lượt là 37,53% so với 4,64% và 52,60% so với 4,64%.
Thảo luận
Trong nghiên cứu này, một cỡ mẫu lớn đã được sử dụng gồm 2270 chu kỳ TFF được khảo sát từ 149.054 chu kỳ hỗ trợ sinh sản nhằm cố gắng cung cấp bằng chứng mới hỗ trợ việc sử dụng quy trình r-ICSI. Kết quả của nhóm nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng r-ICSI là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân không may gặp phải TFF sau một chu kỳ thường quy. So với ET, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng FET là một chiến lược lý tưởng, mang lại kết quả lâm sàng cao hơn sau r-ICSI. Đáng chú ý, tuổi mẹ, cũng như số lượng noãn được sử dụng cho r-ICSI quyết định sự thành công của nuôi cấy phôi nang ở mức độ lớn và do đó cần được xem xét khi đưa ra quyết định lâm sàng. TFF sau IVF thường khó xác định nguyên nhân chính xác, khiến các bác sĩ không thể đoán trước được.
Kết luận
Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ ra tính an toàn và khả thi của r-ICSI ở những bệnh nhân không may gặp TFF. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng gợi ý rằng chiến lược tối ưu nhất đối với r-ICSI là FET, vì CLBR đã được cải thiện ngay cả khi tỉ lệ thành công thấp, cũng có thể cả thất bại trong việc nuôi cấy phôi nang. Mặc dù tỷ lệ thành công chung của r-ICSI chưa cao, nhưng các nghiên cứu cho thấy đây vẫn có thể là một hướng đi tiềm năng cho các bệnh nhân TFF.
Nguồn: Zhu X, Tian T, Jiesisibieke D, et al. Clinical outcome of different embryo transfer strategies after late rescue ICSI procedure: a 10-year total fertilisation failure cohort study. BMC Pregnancy Childbirth. 2023;23(1):549. Published 2023 Jul 31. doi:10.1186/s12884-023-05859-0
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phôi nén giai đoạn phân chia – một yếu tố tiên lượng tốt cho kết cục IVF - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của bệnh nhân Cryptozoospermia thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật - Ngày đăng: 27-09-2023
Tác dụng kết hợp của thay đổi lối sống với liệu pháp chống oxy hóa lên sự phân mảnh DNA tinh trùng và stress oxy hóa ở nam giới vô sinh trong điều trị IVF: một nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 27-09-2023
Có nên thực hiện ICSI đối với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém ở chu kỳ IVF trước không? - Ngày đăng: 21-09-2023
Ảnh hưởng của noãn có chứa mạng lưới nội chất trơn (SER) đến kết quả hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 21-09-2023
Tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất hiện lưới nội chất trơn (SER) trong quần thể noãn thu nhận - Ngày đăng: 21-09-2023
Mối tương quan giữa Vitamin D và kẽm trong huyết thanh với chất lượng tinh dịch của nam giới - Ngày đăng: 18-09-2023
Ảnh hưởng của các nguồn tinh trùng khác nhau đến kết quả lâm sàng của chu kỳ trưởng thành tế bào trứng in vitro kết hợp với tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 18-09-2023
Sự sụp khoang phôi tự phát ở phôi nang người có liên quan đến chất lượng hình thái kém hơn cũng như tỷ lệ thoái hóa và lệch bội cao hơn: một phân tích toàn diện được tiêu chuẩn hóa thông qua trí tuệ nhân tạo - Ngày đăng: 18-09-2023
Ảnh hưởng của số lượng noãn sau chọc hút đến kết quả điều trị IVF - Ngày đăng: 18-09-2023
Sự sụp khoang phôi tự phát - một dấu hiệu tiên lượng cho phôi nang: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 18-09-2023
Hình thái ICM là dấu chỉ sinh học tốt hơn trong việc tiên lượng khả năng sống của phôi nang - Ngày đăng: 07-09-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK