Tin tức
on Monday 18-09-2023 8:48am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên- IVFVH
Giới thiệu
Hỗ trợ sinh sản bằng kích thích buồng trứng có kiểm soát là bước quan trọng dẫn đến thành công trong chu kỳ điều trị hiếm muộn (IVF). Số lượng noãn nhiều sẽ làm tăng cơ hội tạo ra phôi có chất lượng tốt từ đó làm tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, chưa có sự đồng nhất về sự ảnh hưởng của số lượng noãn thu được đối với kết quả IVF. Mục đích của nghiên cứu này là làm sáng tỏ mối liên hệ giữa số lượng noãn đến kết quả trong chu kỳ điều trị IVF.
Vật liệu và phương pháp
Đối tượng
Bao gồm 1987 phụ nữ tuổi từ 24 đến 40, vô sinh nguyên phát, thứ phát và đã trải qua chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 1 năm 2020. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm 1: ≤5 noãn, nhóm 2: 6–15 noãn, nhóm 3 ≥15 noãn.
Bệnh nhân trải qua quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát bằng phác đồ GnRH antagonist. Liều FSH dựa trên tuổi của người phụ nữ, nồng độ hormone AMH, tiền sử trước đó và được điều chỉnh theo các thông số thông thường về sự phát triển của nang noãn, được xác định bằng cách sử dụng estradiol huyết thanh (E2) theo dõi nồng độ và siêu âm. Đánh giá tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ làm tổ, và mối quan hệ giữa số lượng noãn thu được và tốc độ phát triên của chúng.
Noãn được thu nhận từ dịch nang, rửa và nuôi cấy. 2–3 giờ sau khi chọc hút, khối cumulus được tách ra khỏi noãn. Mức độ trưởng thành của noãn được phân loại là metaphase II (MII) (trưởng thành), metaphase I và túi mầm (chưa trưởng thành). Các mẫu tinh trùng sẽ được lọc rửa sạch bằng phương pháp ly tâm gradient thang nồng độ. Tất cả các noãn MII đều trải qua ICSI.
- Tỷ lệ thụ tinh được tính bằng số lượng 2PN vào ngày 1 chia cho tổng số noãn MII.
- Tỷ lệ phôi 8 tế bào ở ngày 3 được tính bằng số phôi đạt 8 tế bào chia cho tổng số phôi.
- Tỷ lệ tạo khoang phôi được tính bằng số lượng phôi nang thu được vào ngày thứ 5 chia cho tổng số phôi nuôi.
Kết quả
Ảnh hưởng giữa số lượng noãn thu được và tỷ lệ noãn trưởng thành.
Dữ liệu của nghiên cứu trên cho thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ trưởng thành và số lượng noãn thu được (r=-0,95; P=4,79x106).
- Tỷ lệ noãn trưởng thành cao nhất (78,2%) được quan sát thấy ở nhóm 1 (≤5 noãn bào)
- Tỷ lệ noãn trưởng thành thấp nhất được quan sát thấy ở nhóm 3 (≥16 noãn bào).
Ảnh hưởng giữa số noãn thu được và chất lượng phôi.
Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thụ tinh và số lượng noãn thu được (r = -0,99; P= 1,03x106).
- Tỷ lệ thụ tinh giảm đáng kể từ nhóm 1 đến nhóm 3.
- Về tỷ lệ phôi 8 tế bào vào ngày thứ 3, không có mối tương quan nhưng có sự khác biệt đáng kể (P = 1147 × 10-13) giữa các nhóm. Nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm 2 (6–15 noãn), tiếp theo là nhóm 3 (≥ 16 noãn) và cuối cùng là nhóm 1 (≤ 5 noãn).
Một mối tương quan thuận (r = 1; P = 0,03) đã được tìm thấy giữa tốc độ phát triển phôi và số lượng noãn thu được.
Ảnh hưởng của số noãn lấy được đến tỷ lệ làm tổ.
Mối liên quan giữa số noãn thu được và tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi tươi ngày 3
- Tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi tươi là 24,9% và 42,3% tương ứng ở nhóm 1(≤ 5 noãn) và 2 (6–15 noãn).
Thảo luận
Trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thụ tinh và noãn trưởng thành sau chọc hút cao nhất ở nhóm 1 (≤ 5 noãn), nhưng tỷ lệ phôi 8 tế bào vào ngày thứ 3 lại cao nhất ở nhóm 2 (6–15 noãn). Điều này có thể được giải thích là do chất lượng phôi giảm do việc xóa miRNA. Theo Gross và cộng sự (2017), vai trò của miRNA của mẹ trong sự phát triển phôi vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra phôi có chất lượng tốt.
Ở nhóm 3 (≥16 noãn), tỷ lệ phôi 8 tế bào ở phôi ngày 3 tuy không cao nhất nhưng vẫn cao hơn so với nhóm 1. Điều này có thể giải thích là do số lượng noãn nhiều hơn nên dễ phát triển thành phôi 8 tế bào.
Kết luận:
Tóm lại, số lượng noãn thu được có thể tác động nhiều đến số lượng phôi tốt phát triển và đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ điều trị IVF. Ngoài ra, nhóm tế bào noãn từ 6 đến 15 có thể mang lại cơ hội cao nhất cho kết quả IVF về chất lượng phôi và chuyển phôi tươi với nguy cơ quá kích buồng trứng thấp hơn.
M.Jamil, H.Debbarh, A. Kabit et al, Impact of the number of retrieved oocytes on IVF outcomes: oocyte maturation, fertilization, embryo quality and implantation rate (2023)
Giới thiệu
Hỗ trợ sinh sản bằng kích thích buồng trứng có kiểm soát là bước quan trọng dẫn đến thành công trong chu kỳ điều trị hiếm muộn (IVF). Số lượng noãn nhiều sẽ làm tăng cơ hội tạo ra phôi có chất lượng tốt từ đó làm tăng khả năng có thai. Tuy nhiên, chưa có sự đồng nhất về sự ảnh hưởng của số lượng noãn thu được đối với kết quả IVF. Mục đích của nghiên cứu này là làm sáng tỏ mối liên hệ giữa số lượng noãn đến kết quả trong chu kỳ điều trị IVF.
Vật liệu và phương pháp
Đối tượng
Bao gồm 1987 phụ nữ tuổi từ 24 đến 40, vô sinh nguyên phát, thứ phát và đã trải qua chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 1 năm 2020. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm 1: ≤5 noãn, nhóm 2: 6–15 noãn, nhóm 3 ≥15 noãn.
Bệnh nhân trải qua quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát bằng phác đồ GnRH antagonist. Liều FSH dựa trên tuổi của người phụ nữ, nồng độ hormone AMH, tiền sử trước đó và được điều chỉnh theo các thông số thông thường về sự phát triển của nang noãn, được xác định bằng cách sử dụng estradiol huyết thanh (E2) theo dõi nồng độ và siêu âm. Đánh giá tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ làm tổ, và mối quan hệ giữa số lượng noãn thu được và tốc độ phát triên của chúng.
Noãn được thu nhận từ dịch nang, rửa và nuôi cấy. 2–3 giờ sau khi chọc hút, khối cumulus được tách ra khỏi noãn. Mức độ trưởng thành của noãn được phân loại là metaphase II (MII) (trưởng thành), metaphase I và túi mầm (chưa trưởng thành). Các mẫu tinh trùng sẽ được lọc rửa sạch bằng phương pháp ly tâm gradient thang nồng độ. Tất cả các noãn MII đều trải qua ICSI.
- Tỷ lệ thụ tinh được tính bằng số lượng 2PN vào ngày 1 chia cho tổng số noãn MII.
- Tỷ lệ phôi 8 tế bào ở ngày 3 được tính bằng số phôi đạt 8 tế bào chia cho tổng số phôi.
- Tỷ lệ tạo khoang phôi được tính bằng số lượng phôi nang thu được vào ngày thứ 5 chia cho tổng số phôi nuôi.
Kết quả
Ảnh hưởng giữa số lượng noãn thu được và tỷ lệ noãn trưởng thành.
Dữ liệu của nghiên cứu trên cho thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ trưởng thành và số lượng noãn thu được (r=-0,95; P=4,79x106).
- Tỷ lệ noãn trưởng thành cao nhất (78,2%) được quan sát thấy ở nhóm 1 (≤5 noãn bào)
- Tỷ lệ noãn trưởng thành thấp nhất được quan sát thấy ở nhóm 3 (≥16 noãn bào).
Ảnh hưởng giữa số noãn thu được và chất lượng phôi.
Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thụ tinh và số lượng noãn thu được (r = -0,99; P= 1,03x106).
- Tỷ lệ thụ tinh giảm đáng kể từ nhóm 1 đến nhóm 3.
- Về tỷ lệ phôi 8 tế bào vào ngày thứ 3, không có mối tương quan nhưng có sự khác biệt đáng kể (P = 1147 × 10-13) giữa các nhóm. Nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm 2 (6–15 noãn), tiếp theo là nhóm 3 (≥ 16 noãn) và cuối cùng là nhóm 1 (≤ 5 noãn).
Một mối tương quan thuận (r = 1; P = 0,03) đã được tìm thấy giữa tốc độ phát triển phôi và số lượng noãn thu được.
Ảnh hưởng của số noãn lấy được đến tỷ lệ làm tổ.
Mối liên quan giữa số noãn thu được và tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi tươi ngày 3
- Tỷ lệ làm tổ sau chuyển phôi tươi là 24,9% và 42,3% tương ứng ở nhóm 1(≤ 5 noãn) và 2 (6–15 noãn).
Thảo luận
Trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thụ tinh và noãn trưởng thành sau chọc hút cao nhất ở nhóm 1 (≤ 5 noãn), nhưng tỷ lệ phôi 8 tế bào vào ngày thứ 3 lại cao nhất ở nhóm 2 (6–15 noãn). Điều này có thể được giải thích là do chất lượng phôi giảm do việc xóa miRNA. Theo Gross và cộng sự (2017), vai trò của miRNA của mẹ trong sự phát triển phôi vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra phôi có chất lượng tốt.
Ở nhóm 3 (≥16 noãn), tỷ lệ phôi 8 tế bào ở phôi ngày 3 tuy không cao nhất nhưng vẫn cao hơn so với nhóm 1. Điều này có thể giải thích là do số lượng noãn nhiều hơn nên dễ phát triển thành phôi 8 tế bào.
Kết luận:
Tóm lại, số lượng noãn thu được có thể tác động nhiều đến số lượng phôi tốt phát triển và đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ điều trị IVF. Ngoài ra, nhóm tế bào noãn từ 6 đến 15 có thể mang lại cơ hội cao nhất cho kết quả IVF về chất lượng phôi và chuyển phôi tươi với nguy cơ quá kích buồng trứng thấp hơn.
M.Jamil, H.Debbarh, A. Kabit et al, Impact of the number of retrieved oocytes on IVF outcomes: oocyte maturation, fertilization, embryo quality and implantation rate (2023)
Từ khóa: chọc hút noãn, chất lượng phôi.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự sụp khoang phôi tự phát - một dấu hiệu tiên lượng cho phôi nang: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 18-09-2023
Hình thái ICM là dấu chỉ sinh học tốt hơn trong việc tiên lượng khả năng sống của phôi nang - Ngày đăng: 07-09-2023
So sánh kết quả lâm sàng ở những phôi nang ngày 5 chất lượng kém và ngày 6 chất lượng tốt ở các chu kỳ chuyển đơn phôi nang - Ngày đăng: 07-09-2023
Đánh giá khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại - Ngày đăng: 07-09-2023
Các yếu tố liên quan đến dự trữ buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ tuổi vô sinh: Một nghiên cứu đoàn hệ tại bệnh viện - Ngày đăng: 07-09-2023
Điều trị gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE trong vô tinh không tắc nghẽn: một nghiên cứu đoàn hệ từ một trung tâm - Ngày đăng: 18-08-2023
Tỷ lệ sinh sống của trữ noãn tích luỹ ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Kết quả của trữ noãn xã hội: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Tác động của Duloxetine đối với khả năng sinh sản của nam giới: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 16-08-2023
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK