Tin tức
on Thursday 07-09-2023 10:54am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến – Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Sự xuất hiện của các sản phẩm này giúp đa dạng lựa chọn cho phụ nữ, tuy nhiên lại gây khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng khi ước lượng lượng máu kinh để đánh giá nguy cơ cường kinh hoặc xuất huyết tử cung bất thường. Công cụ lâm sàng hiện được sử dụng nhiều nhất để đánh giá lượng máu mất ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt là Bảng đánh giá mất máu bằng hình ảnh (PBAC). PBAC dựa trên độ bão hòa của băng vệ sinh và tampon; tuy nhiên, các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt mới hơn vẫn chưa được tích hợp vào PBAC. Một cuộc khảo sát ở Pháp cho thấy dù đa số phụ nữ có thói quen sử dụng băng vệ sinh dùng một lần (81%) và/hoặc tampon (45,6%), một phần trong số đó (15,5%) có thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế như cốc nguyệt san, đĩa nguyệt san, quần lót nguyệt san hoặc băng vệ sinh vải sử dụng nhiều lần. Điều này đặt ra câu hỏi về việc đánh giá khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại, từ đó giúp các bác sĩ có thể ước lượng lượng máu kinh đã mất trong một chu kỳ kinh nguyệt một cách chính xác hơn.
Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu ở Khoa Y, Đại học Khoa học và Sức khoẻ Oregon, Hoa Kỳ, đứng đầu là tác giả Emma DeLougher đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm trên 21 sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện có trên thị trường Mỹ. Nhóm nghiên cứu sử dụng túi máu (đã quá hạn truyền máu, nhóm máu O+) để mô phỏng máu kinh trong thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 21 sản phẩm thử nghiệm, đĩa nguyệt san Ziggy (LELO Inc, Mỹ) có thể chứa nhiều máu kinh nhất, lên tới 80mL. Túi chườm lạnh tầng sinh môn và quần lót nguyệt san chứa được ít nhất, khoảng tối thiểu 1mL. Trung bình, đĩa nguyệt san có khả năng chứa máu lớn nhất, trung bình 61mL (±24mL). Quần lót nguyệt san có khả năng chứa máu thấp nhất, trung bình 2mL (±1mL). Các kết quả chi tiết cho từng sản phẩm được trình bày ở Bảng 1. Thể tích máu kinh trung bình mà mỗi sản phẩm có thể chứa được trình bày trong Hình 1.
Hình 1: Thể tích máu kinh trung bình mà các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt có thể chứa
Nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỏi bệnh nhân về loại sản phẩm họ sử dụng để đánh giá chính xác lượng máu kinh nguyệt. Việc hiểu rõ hơn về khả năng chứa máu của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại sẽ giúp bác sĩ lượng giá tốt hơn lượng máu kinh đã mất, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng cường kinh và điều trị thích hợp.
Nguồn: DeLoughery, E., Colwill, A. C., Edelman, A., & Samuelson Bannow, B. (2023). Red blood cell capacity of modern menstrual products: considerations for assessing heavy menstrual bleeding. BMJ sexual & reproductive health, bmjsrh-2023-201895. Advance online publication. https://doi.org/10.1136/bmjsrh-2023-201895
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Sự xuất hiện của các sản phẩm này giúp đa dạng lựa chọn cho phụ nữ, tuy nhiên lại gây khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng khi ước lượng lượng máu kinh để đánh giá nguy cơ cường kinh hoặc xuất huyết tử cung bất thường. Công cụ lâm sàng hiện được sử dụng nhiều nhất để đánh giá lượng máu mất ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt là Bảng đánh giá mất máu bằng hình ảnh (PBAC). PBAC dựa trên độ bão hòa của băng vệ sinh và tampon; tuy nhiên, các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt mới hơn vẫn chưa được tích hợp vào PBAC. Một cuộc khảo sát ở Pháp cho thấy dù đa số phụ nữ có thói quen sử dụng băng vệ sinh dùng một lần (81%) và/hoặc tampon (45,6%), một phần trong số đó (15,5%) có thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế như cốc nguyệt san, đĩa nguyệt san, quần lót nguyệt san hoặc băng vệ sinh vải sử dụng nhiều lần. Điều này đặt ra câu hỏi về việc đánh giá khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại, từ đó giúp các bác sĩ có thể ước lượng lượng máu kinh đã mất trong một chu kỳ kinh nguyệt một cách chính xác hơn.
Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu ở Khoa Y, Đại học Khoa học và Sức khoẻ Oregon, Hoa Kỳ, đứng đầu là tác giả Emma DeLougher đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm trên 21 sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện có trên thị trường Mỹ. Nhóm nghiên cứu sử dụng túi máu (đã quá hạn truyền máu, nhóm máu O+) để mô phỏng máu kinh trong thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 21 sản phẩm thử nghiệm, đĩa nguyệt san Ziggy (LELO Inc, Mỹ) có thể chứa nhiều máu kinh nhất, lên tới 80mL. Túi chườm lạnh tầng sinh môn và quần lót nguyệt san chứa được ít nhất, khoảng tối thiểu 1mL. Trung bình, đĩa nguyệt san có khả năng chứa máu lớn nhất, trung bình 61mL (±24mL). Quần lót nguyệt san có khả năng chứa máu thấp nhất, trung bình 2mL (±1mL). Các kết quả chi tiết cho từng sản phẩm được trình bày ở Bảng 1. Thể tích máu kinh trung bình mà mỗi sản phẩm có thể chứa được trình bày trong Hình 1.
Hình 1: Thể tích máu kinh trung bình mà các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt có thể chứa
Nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỏi bệnh nhân về loại sản phẩm họ sử dụng để đánh giá chính xác lượng máu kinh nguyệt. Việc hiểu rõ hơn về khả năng chứa máu của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại sẽ giúp bác sĩ lượng giá tốt hơn lượng máu kinh đã mất, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng cường kinh và điều trị thích hợp.
Nguồn: DeLoughery, E., Colwill, A. C., Edelman, A., & Samuelson Bannow, B. (2023). Red blood cell capacity of modern menstrual products: considerations for assessing heavy menstrual bleeding. BMJ sexual & reproductive health, bmjsrh-2023-201895. Advance online publication. https://doi.org/10.1136/bmjsrh-2023-201895
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố liên quan đến dự trữ buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ tuổi vô sinh: Một nghiên cứu đoàn hệ tại bệnh viện - Ngày đăng: 07-09-2023
Điều trị gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE trong vô tinh không tắc nghẽn: một nghiên cứu đoàn hệ từ một trung tâm - Ngày đăng: 18-08-2023
Tỷ lệ sinh sống của trữ noãn tích luỹ ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Kết quả của trữ noãn xã hội: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Tác động của Duloxetine đối với khả năng sinh sản của nam giới: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 16-08-2023
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội Ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2023
Khởi phát trưởng thành noãn với hCG, GnRHa hay dual trigger? Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng đo bằng SCD ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái, tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi nang trong điều trị ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK