Tin tức
on Tuesday 08-08-2023 8:21am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Vô sinh là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 15% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới với khoảng 50% nguyên nhân từ phía nam giới. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đánh giá tiêu chuẩn về khả năng sinh sản bao gồm các thông số tinh dịch thông thường như thể tích xuất tinh, độ pH, mật độ, độ di động, tỉ lệ sống chết và hình dạng. Tuy nhiên, những thông số này không phải lúc nào cũng dự đoán khả năng sinh sản của nam giới, vì trong 15% trường hợp nam giới vô sinh vẫn có thể có các thông số tinh dịch bình thường
Do đó, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) cung cấp một thông số khác để phân tích các yếu tố nam giới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong những năm gần đây, SDF đã được xác định là một yếu tố dự báo khả năng sinh sản với độ tin cậy cao vì tính toàn vẹn DNA của tinh trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tạo phôi, làm tổ và kết quả mang thai. SDF xảy ra ở quá trình sinh tinh muộn do khiếm khuyết trong hệ thống sửa chữa DNA có thể gây ra bởi các cơ chế bệnh lý khác nhau bao gồm quá trình chết theo chương trình, tăng stress oxy hóa hay rối loạn trong quá trình thay thế histone bằng protamine ở nhân tinh trùng. Do đó, mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân mảnh DNA tinh trùng đối với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Nghiên cứu thực hiện trên 392 bệnh nhân trải qua chu kỳ ICSI, sử dụng tinh trùng đã xuất tinh và đã thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) trong vòng một tuần trước ICSI. Trong khi các cặp vợ chồng có (a) yếu tố nam nghiêm trọng (ít tinh trùng nặng, azoospermia), (b) bất thường di truyền nam, (c) vô sinh do yếu tố nữ (yếu tố ống dẫn trứng, bất thường tử cung, PCO), (d) tiền sử viêm tinh hoàn quai bị, (e) tiền sử hóa trị hoặc xạ trị và (f) tiền sử khối u tinh hoàn đã bị loại trừ.
Dựa trên các giá trị phân mảnh DNA của tinh trùng, các bệnh nhân được phân chia thành 3 nhóm là SDF <20%, SDF 20%–30% và SDF >30%. Theo tình trạng nữ, bệnh nhân được phân biệt nhóm tiên lượng tốt ( n = 259) với tuổi nữ <35 và nồng độ AMH ≥7,1 pmol/L; và nhóm tiên lượng kém ( n = 133) với nữ tuổi ≥35 và nồng độ AMH ≤7,1 pmol/L.
Nghiên cứu nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của SDF đối với kết quả sinh sản bằng ICSI: tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sảy thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy SDF >30%, phân nhóm phụ nữ ở nhóm tiên lượng tốt có tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống cao hơn so với phụ nữ tiên lượng kém, trong khi tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sảy thai không ghi nhận sự khác biệt. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy các mức SDF khác nhau không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của ICSI trong toàn bộ mẫu. Bệnh nhân có SDF thấp cho thấy kết quả tốt hơn so với SDF cao hơn; tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể.
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng được phát hiện có mối tương quan đáng kể với các thông số tinh dịch làm nổi bật tầm quan trọng của nó như một xét nghiệm chẩn đoán trong quá trình đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân có giá trị SDF cao hơn có kết quả sinh sản thấp hơn, nhưng kết quả không đạt được ý nghĩa thống kê. Trường hợp nữ lớn tuổi, dự trữ buồng trứng thấp, nếu người chồng có DNA tinh trùng phân mảnh cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả ICSI về thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống. Do đó, trong những trường hợp này, cần can thiệp nhiều hơn thông qua các phương pháp chọn lọc tinh trùng hoặc tiêm tinh trùng chọn lọc hình thái vào bào tương (IMSI), tiêm tinh trùng vào bào tương sinh lý (PICSI) hoặc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để làm ICSI.
Nguồn: Kareim Khalafalla, Ahmad Majzoub, Haitham Elbardisi, Ashni Bhathella, Arth Chaudhari, Ashok Agarwal, Ralf Henkel, Thoraya AlMarzooki, hasan burjaq, Mohamed Arafa (2021). The effect of sperm DNA fragmentation on intracytoplasmic sperm injection outcome
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Vô sinh là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 15% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới với khoảng 50% nguyên nhân từ phía nam giới. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đánh giá tiêu chuẩn về khả năng sinh sản bao gồm các thông số tinh dịch thông thường như thể tích xuất tinh, độ pH, mật độ, độ di động, tỉ lệ sống chết và hình dạng. Tuy nhiên, những thông số này không phải lúc nào cũng dự đoán khả năng sinh sản của nam giới, vì trong 15% trường hợp nam giới vô sinh vẫn có thể có các thông số tinh dịch bình thường
Do đó, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) cung cấp một thông số khác để phân tích các yếu tố nam giới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong những năm gần đây, SDF đã được xác định là một yếu tố dự báo khả năng sinh sản với độ tin cậy cao vì tính toàn vẹn DNA của tinh trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, tạo phôi, làm tổ và kết quả mang thai. SDF xảy ra ở quá trình sinh tinh muộn do khiếm khuyết trong hệ thống sửa chữa DNA có thể gây ra bởi các cơ chế bệnh lý khác nhau bao gồm quá trình chết theo chương trình, tăng stress oxy hóa hay rối loạn trong quá trình thay thế histone bằng protamine ở nhân tinh trùng. Do đó, mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân mảnh DNA tinh trùng đối với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
Nghiên cứu thực hiện trên 392 bệnh nhân trải qua chu kỳ ICSI, sử dụng tinh trùng đã xuất tinh và đã thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) trong vòng một tuần trước ICSI. Trong khi các cặp vợ chồng có (a) yếu tố nam nghiêm trọng (ít tinh trùng nặng, azoospermia), (b) bất thường di truyền nam, (c) vô sinh do yếu tố nữ (yếu tố ống dẫn trứng, bất thường tử cung, PCO), (d) tiền sử viêm tinh hoàn quai bị, (e) tiền sử hóa trị hoặc xạ trị và (f) tiền sử khối u tinh hoàn đã bị loại trừ.
Dựa trên các giá trị phân mảnh DNA của tinh trùng, các bệnh nhân được phân chia thành 3 nhóm là SDF <20%, SDF 20%–30% và SDF >30%. Theo tình trạng nữ, bệnh nhân được phân biệt nhóm tiên lượng tốt ( n = 259) với tuổi nữ <35 và nồng độ AMH ≥7,1 pmol/L; và nhóm tiên lượng kém ( n = 133) với nữ tuổi ≥35 và nồng độ AMH ≤7,1 pmol/L.
Nghiên cứu nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của SDF đối với kết quả sinh sản bằng ICSI: tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sảy thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy SDF >30%, phân nhóm phụ nữ ở nhóm tiên lượng tốt có tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống cao hơn so với phụ nữ tiên lượng kém, trong khi tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sảy thai không ghi nhận sự khác biệt. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy các mức SDF khác nhau không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của ICSI trong toàn bộ mẫu. Bệnh nhân có SDF thấp cho thấy kết quả tốt hơn so với SDF cao hơn; tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể.
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng được phát hiện có mối tương quan đáng kể với các thông số tinh dịch làm nổi bật tầm quan trọng của nó như một xét nghiệm chẩn đoán trong quá trình đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Trong nghiên cứu này, những bệnh nhân có giá trị SDF cao hơn có kết quả sinh sản thấp hơn, nhưng kết quả không đạt được ý nghĩa thống kê. Trường hợp nữ lớn tuổi, dự trữ buồng trứng thấp, nếu người chồng có DNA tinh trùng phân mảnh cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả ICSI về thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống. Do đó, trong những trường hợp này, cần can thiệp nhiều hơn thông qua các phương pháp chọn lọc tinh trùng hoặc tiêm tinh trùng chọn lọc hình thái vào bào tương (IMSI), tiêm tinh trùng vào bào tương sinh lý (PICSI) hoặc sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn để làm ICSI.
Nguồn: Kareim Khalafalla, Ahmad Majzoub, Haitham Elbardisi, Ashni Bhathella, Arth Chaudhari, Ashok Agarwal, Ralf Henkel, Thoraya AlMarzooki, hasan burjaq, Mohamed Arafa (2021). The effect of sperm DNA fragmentation on intracytoplasmic sperm injection outcome
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng đo bằng SCD ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái, tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi nang trong điều trị ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự thiếu hụt ACROSIN và thất bại thụ tinh hoàn toàn ở người - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy chuyển tiếp và môi trường nuôi cấy đơn bước trong các chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Ảnh hưởng của các chất rối loạn nội tiết (EDC) đến chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh tỷ lệ mang thai giữa hai khoảng thời gian (15 phút và 30 phút) nằm bất động sau khi thực hiện IUI: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 07-08-2023
Mối tương quan giữa nồng độ FSH trong huyết thanh và tỷ lệ thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn trong vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 07-08-2023
Những thay đổi trong phiên mã trong quá trình trưởng thành noãn in vitro ở người - Ngày đăng: 03-08-2023
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK