Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 03-08-2023 9:11am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD

Thất bại thụ tinh hoàn toàn (total fertilization failure - TFF) là không có bất kì thụ tinh bình thường của tất cả noãn trưởng thành trong một chu kỳ IVF. Thụ tinh bình thường xảy ra khi có một noãn được thụ tinh tống xuất thể cực II và hình thành 2 tiền nhân (pronuclei - PN); thất bại thụ tinh được xác định khi 1 hoặc cả 2 sự kiện này không diễn ra. Hiện tượng này không phổ biến và xảy ra ở 5-10% các chu kỳ IVF với dữ liệu gần đây cho thấy TFF có ở 5% của chu kỳ IVF và 3-4% của chu kỳ ICSI. Trong nhiều công bố, TFF được gắn với khái niệm thất bại hoạt hóa noãn (oocyte activation deficiency – OAD) có liên quan đến đột biến gene PLCZ1 và ACTL9 ở nam giới hoặc đột biến gene TLE6, WEE2, NLRP5, CD20, TUBB8 và PATL2 ở nữ giới. Trong báo cáo này là trường hợp một phụ nữ 25 tuổi có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cùng với người chồng 35 tuổi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh GI và tăng phân mảnh DNA từng thất bại thụ tinh gần như hoàn toàn sau ICSI 42 noãn đã trải qua 2 chu kỳ IVF trước đó. Nguyên nhân vô sinh là đột biến gene WEE2 (cần thiết cho sự trưởng thành của noãn bình thường và thụ tinh). Vì gánh nặng kinh tế và tâm lý của bệnh nhân vô sinh và điều trị không thành công nên các tác giả của bài đã tổng hợp dữ liệu gần đây của trường hợp này cũng như đưa ra các hướng dẫn lâm sàng trong việc quản lý và điều trị cho các trường hợp tương tự.
 
Bệnh sử của người vợ (G0P0) là u mỡ (lipomatosis), PCOS, viêm nội mạc tử cung (điều trị bằng doxycycline), polyp tử cung (đã nội soi cắt bỏ). Bệnh sử của người chồng là giãn tĩnh mạch thừng tinh GI (đã phẫu thuật), hình dạng tinh trùng 5%, DFI=25%, chỉ số stress oxy hóa 11,4 (mức bình thường <3,8). Cặp vợ chồng đã qua 7 chu kỳ Letrozole (1 IUI trước khi làm IVF). Họ đã hoàn thành 2 chu kỳ IVF/ICSI với phác đồ antagonist. Trong đó, chu kỳ đầu chọc 26 cụm noãn, 25 noãn trưởng thành thực hiện ICSI nhưng chỉ có 1 hợp tử 3PN và dừng phát triển ở giai đoạn 6 phôi bào. Sau đó, chu kỳ II có ICSI 17 noãn trưởng thành rồi tiến hành hoạt hóa noãn nhân tạo (AOA) vẫn không có dấu hiệu thụ tinh. Mặc dù hầu hết noãn đều có tống xuất thể cực II sau ICSI trong cả 2 chu kỳ. Bệnh nhân được tư vấn di truyền và đề nghị phân tích WEE2 và TLE6 cho vợ cũng như PLCZ1 cho chồng. Đột biến WEE2 có liên quan đến noãn không thể trưởng thành (oocyte maturation defects – OOMDs) trong khi TLE6 thì lại gây phôi chết tiền làm tổ; tương tự, đột biến PLCZ1 có liên quan đến OAD. Cụ thể trong trường hợp này thì đột biến WEE2 và TLE6 làm cho noãn vẫn tống xuất thể cực II bình thường nhưng không hình thành 2PN; ngược lại, đột biến PLCZ1 là không có cả thể cực II và 2PN. Ngoài ra, khi xét nghiệm nhiễm sắc thể (NST) cho người chồng thì 46XY (26/30 tế bào); 3 tế bào khác có sự lệch bội và 1 tế bào còn lại có đảo đoạn NST 14 (46,XY,inv(14)(q11.2q32.3). Người vợ không được chỉ định phân tích NST do đánh giá di truyền ban đầu, gia đình không có vô sinh, không sẩy thai liên tiếp hay thiểu năng hay chậm phát triển.
 
Một biến thể gây bệnh đồng hợp tử được xác định là c.224_227del (p.Glu75Valfs*6) sau khi phân tích trình tự WEE2. Biến thể này dẫn đến việc xóa 4 cặp base trong exon 1 của gene WEE2, gây ra hiện tượng dịch khung và tạo ra mã kết thúc sớm (premature stop codon), cuối cùng là mã hóa protein WEE2 bị cắt cụt. Trái lại, khi phân tích trình tự TLE6 và PLCZ1 đều cho kết quả âm tính, không có biến thể. Sau khi tư vấn chuyên sâu, cặp đôi đã hoàn thành một chu kỳ IVF sử dụng noãn hiến tặng với tỉ lệ thụ tinh bình thường (89%), chuyển đơn phôi và đang mang thai ở tuần thứ 10.
 
Protein WEE2 thuộc họ kinase liên quan đến sự trưởng thành của noãn, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển noãn trước tuổi dậy thì và cho phép noãn đi vào chu kỳ tế bào trong quá trình thụ tinh. Sự mất protein WEE2 gây ra vô sinh nguyên phát (OOMD5). Đối với bệnh nhân điều trị hiếm muộn, OOMD5 liên quan đến biểu hiện của WEE2 như là sự tống xuất thể cực II sau ICSI nhưng bị gián đoạn trong giảm phân II sau khi thất bại trong thụ tinh và hình thành hợp tử (không có 2PN).
 
Shinar và cộng sự (2014) đã chứng minh rằng tỉ lệ chung của TFF trong tất cả các đối tượng bệnh nhân là 4,3%;  trong đó, bệnh nhân dưới 40 tuổi có ít nhất 5 noãn MII cho tỉ lệ TFF là 0,7%. Bên cạnh đó, theo Zhang và cộng sự (2019), trong 40% cặp vợ chồng bị TFF được thống kê ở 25 cặp thì có 10 cặp bị đột biến WEE2. Mặc dù khả năng thụ tinh bình thường và trẻ sinh sống sau TFF vẫn có; cụ thể là tỉ lệ sinh là 36% ở mỗi bệnh nhân, 23% ở mỗi phôi chuyển và 18% ở mỗi chu kỳ nhưng dữ liệu về kết quả lâm sàng và lựa chọn điều trị cho thất bại thụ tinh có liên quan đến đột biến WEE2 vẫn còn hạn chế. Sang và cộng sự (2021) từng báo cáo về phương pháp phục hồi thụ tinh bình thường bằng cách tiêm WEE2 có bổ sung DNA vào noãn của bệnh nhân bị vô sinh do đột biến WEE2 và đã nuôi cấy thành công lên giai đoạn phôi nang. Đây là một nghiên cứu đầy hứa hẹn nhưng cỡ mẫu noãn ít và thử nghiệm lâm sàng chưa hoàn thiện.
 
Tóm lại, sau 2 lần TFF trong chu kỳ IVF-ICSI, các cặp vợ chồng nên cân nhắc chu kỳ khác sử dụng ½ tinh trùng chồng và ½ tinh trùng hiến tặng nếu thất bại thụ tinh do tinh trùng. Mặt khác, nếu TFF liên quan đến OOMD thì việc sử dụng noãn hiến tặng sẽ tăng cơ hội thành công hơn.
 
Nguồn: Zhang X.J, Hu C.G và Wu L. Total fertilization failure with in-vitro fertilization-intracytoplasmic sperm injection related to WEE2 mutation highlights emerging importance of genetic causes of in vitro fertilization failure. Fertil Steril Rep. 2022 Dec.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 15 . 5 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK