Tin tức
on Sunday 23-07-2023 10:27pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như- Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Để hỗ trợ những bệnh nhân thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc có kết quả thụ tinh kém sau IVF cổ điển (C-IVF), rescue ICSI (r-ICSI) đôi khi được thực hiện trên các tế bào noãn không thụ tinh. Ban đầu, khi ICSI lần đầu tiên được áp dụng vào đầu những năm 1990 như một kế hoạch dự phòng cho các chu kỳ C-IVF thất bại nó được thực hiện vào ngày D1 và thực hiện chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia. Nhìn chung, cách tiếp cận này hiệu quả không cao, có thể là do sự chậm lại trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung. Cách tiếp cận thứ hai là đánh giá sự thụ tinh các tế bào noãn sau khoảng vài giờ IVF và nếu không quan sát thấy thể cực thứ hai thì thực hiện r.ICSI. Các tiếp cận mới này đã mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ thực hiện r.ICSI trên tế bào noãn đã thụ tinh.
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá lại hiệu quả của việc r.ICSI vào ngày D1 sau khi C-IVF thất bại. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tỷ lệ thụ tinh r-ICSI, tỷ lệ tạo thành phôi nang và tỷ lệ sinh sống ở những bệnh nhân đã thực hiện r-ICSI. Bên cạnh đó , tác giả còn so sánh tỷ lệ thành công của chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông lạnh sau r.ICSI.
Nghiên cứu được thực hiện dưới dạng hồi cứu trên 16.608 trường hợp kéo dài từ 2010 đến 2021. C-IVF được thực hiện trên những bệnh nhân có tổng số >4 triệu tinh trùng di động sau lọc rửa . r.ICSI được thực hiện trên những bệnh nhân có >4 tế bào noãn không có dấu hiệu thụ tinh sau 18 giờ C-IVF, sử dụng mẫu tinh trùng từ ngày hôm trước. Đánh giá tỷ lệ thụ tinh sau r-ICSI và tỷ lệ thai sau khi chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh.
r-ICSI được thực hiện trên 377 bệnh nhân (2,3% số chu kỳ chọc hút) có tuổi trung bình của nữ và nam lần lượt là 35,9 ± 4,5 và 38,1 ± 9,1 tuổi. Tổng cộng có 5459 tế bào noãn ban đầu thu nhận. Trong số các tế bào noãn có thực hiện r-ICSI, 2389 (49,5%) thụ tinh bình thường và 205 (54,4%) bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Tỷ lệ trẻ sinh sống đạt 23/186 (12,3%) đối với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia và 5/19 (26,3%) đối với chuyển phôi tươi giai đoạn phôi nang.
Có 137 ca thực hiện chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang với tỷ lệ sinh sống là 64/137 (46,7%). Trong số 377 chu kỳ r-ICSI, 25 trường hợp thất bại thụ tinh, như vậy tỷ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn là 25/16.608 (0,15%).
Như vậy, r-ICSI giúp “giải cứu” thành công các trường hợp c-IVF với kết quả thụ tinh quá kém. Nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ sinh sống ở những bệnh nhân chuyển phôi nang đông lạnh cao hơn đáng kể cho thấy rằng việc tái đồng bộ hoá phôi và nội mạc tử cung có thể giúp cải thiện tỷ lệ thành công.
TLTK: Sara Batha and others, Day after rescue ICSI: eliminating total fertilization failure after conventional IVF with high live birth rates following cryopreserved blastocyst transfer, Human Reproduction, Volume 38, Issue 7, July 2023, Pages 1277–1283
Để hỗ trợ những bệnh nhân thất bại thụ tinh hoàn toàn hoặc có kết quả thụ tinh kém sau IVF cổ điển (C-IVF), rescue ICSI (r-ICSI) đôi khi được thực hiện trên các tế bào noãn không thụ tinh. Ban đầu, khi ICSI lần đầu tiên được áp dụng vào đầu những năm 1990 như một kế hoạch dự phòng cho các chu kỳ C-IVF thất bại nó được thực hiện vào ngày D1 và thực hiện chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia. Nhìn chung, cách tiếp cận này hiệu quả không cao, có thể là do sự chậm lại trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung. Cách tiếp cận thứ hai là đánh giá sự thụ tinh các tế bào noãn sau khoảng vài giờ IVF và nếu không quan sát thấy thể cực thứ hai thì thực hiện r.ICSI. Các tiếp cận mới này đã mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ thực hiện r.ICSI trên tế bào noãn đã thụ tinh.
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá lại hiệu quả của việc r.ICSI vào ngày D1 sau khi C-IVF thất bại. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tỷ lệ thụ tinh r-ICSI, tỷ lệ tạo thành phôi nang và tỷ lệ sinh sống ở những bệnh nhân đã thực hiện r-ICSI. Bên cạnh đó , tác giả còn so sánh tỷ lệ thành công của chuyển phôi tươi so với chuyển phôi đông lạnh sau r.ICSI.
Nghiên cứu được thực hiện dưới dạng hồi cứu trên 16.608 trường hợp kéo dài từ 2010 đến 2021. C-IVF được thực hiện trên những bệnh nhân có tổng số >4 triệu tinh trùng di động sau lọc rửa . r.ICSI được thực hiện trên những bệnh nhân có >4 tế bào noãn không có dấu hiệu thụ tinh sau 18 giờ C-IVF, sử dụng mẫu tinh trùng từ ngày hôm trước. Đánh giá tỷ lệ thụ tinh sau r-ICSI và tỷ lệ thai sau khi chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh.
r-ICSI được thực hiện trên 377 bệnh nhân (2,3% số chu kỳ chọc hút) có tuổi trung bình của nữ và nam lần lượt là 35,9 ± 4,5 và 38,1 ± 9,1 tuổi. Tổng cộng có 5459 tế bào noãn ban đầu thu nhận. Trong số các tế bào noãn có thực hiện r-ICSI, 2389 (49,5%) thụ tinh bình thường và 205 (54,4%) bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Tỷ lệ trẻ sinh sống đạt 23/186 (12,3%) đối với chuyển phôi tươi giai đoạn phân chia và 5/19 (26,3%) đối với chuyển phôi tươi giai đoạn phôi nang.
Có 137 ca thực hiện chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang với tỷ lệ sinh sống là 64/137 (46,7%). Trong số 377 chu kỳ r-ICSI, 25 trường hợp thất bại thụ tinh, như vậy tỷ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn là 25/16.608 (0,15%).
Như vậy, r-ICSI giúp “giải cứu” thành công các trường hợp c-IVF với kết quả thụ tinh quá kém. Nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ sinh sống ở những bệnh nhân chuyển phôi nang đông lạnh cao hơn đáng kể cho thấy rằng việc tái đồng bộ hoá phôi và nội mạc tử cung có thể giúp cải thiện tỷ lệ thành công.
TLTK: Sara Batha and others, Day after rescue ICSI: eliminating total fertilization failure after conventional IVF with high live birth rates following cryopreserved blastocyst transfer, Human Reproduction, Volume 38, Issue 7, July 2023, Pages 1277–1283
Các tin khác cùng chuyên mục:
Không tìm thấy DNA trong dịch khoang phôi liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn ở cả các ca có/không thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2023
Sự phức tạp của bộ gen phôi người – Các tế bào bất thường nhiễm sắc thể sẽ bị loại khỏi sự phát triển phôi thai - Ngày đăng: 23-07-2023
Nghiên cứu mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và tỷ lệ lệch bội của phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội nhiễm sắc thể (PGT-A) - Ngày đăng: 21-07-2023
Sinh thiết phôi lại có nên được cân nhắc là một chiến lược thường quy để tăng số lượng phôi có thể sử dụng để chuyển không? - Ngày đăng: 21-07-2023
Thừa cân, béo phì và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-07-2023
Một số đột biến gen liên quan đến thất bại thụ tinh sau IVF/ICSI - Ngày đăng: 21-07-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI tùy thuộc vào chất lượng noãn - Ngày đăng: 21-07-2023
Giảm dự trữ buồng trứng là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật và giảm tưới máu nhau thai - Ngày đăng: 12-07-2023
Tuổi của người cha trên 50 tuổi làm giảm kết quả thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Một phân tích hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 12-07-2023
Lợi ích của trehalose và gentiobiose đối với đông lạnh tinh trùng người - Ngày đăng: 12-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK