Tin tức
on Sunday 23-07-2023 10:19pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Quỳnh Như- Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Lệch bội trong giao tử, phôi thai gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với y học sản khoa. Lệch bội là nguyên nhân chính gây ra các kết quả sản khoa bất lợi, chiếm 1/20 ca thai lưu và gần 50% các ca sẩy thai tự nhiên. Tỷ lệ lệch bội (thể khảm hay lệch bội hoàn toàn) phản ánh sự mất cân bằng trong quá trình phân ly nhiễm sắc thể trong giai đoạn phôi tiền làm tổ. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận tỷ lệ lệch bội có sự khác biệt giữa phôi giai đoạn ngày 3 và ngày 5, cao hơn đáng kể ở ngày 3. Lý giải cho vấn đề này, các tác giả cho rằng bên cạnh việc các phôi lệch bội hoàn toàn đã ngừng phát triển sớm, một số phôi có khả năng tự sửa sai và trở lại bình thường. Tuy nhiên cơ chế tự sửa sai này xảy ra như thế nào đến nay vẫn chưa được hiểu đúng nhưng có một số giả thuyết bao gồm việc phôi chủ động loại bỏ hoặc thay thế các nhiễm sắc thể đột biến, sự phát triển và ưu tiên các tế bào nguyên bội trong khối ICM, sự di chuyển tích cực của các tế bào lệch bội ra khỏi phôi thai. Dựa vào các giả thuyết trên, nhóm tác giả Griffin và cộng sự (2023) đã thực hiện kiểm tra giả thuyết có phải các bất thường nhiễm sắc thể được phát hiện vào ngày 3 đã được loại bỏ khỏi ICM và chỉ còn hiện diện trong TE, hoặc bị thoái hoá và đẩy vào dịch khoang phôi hay tống xuất ra khỏi phôi.
Nghiên cứu thực hiện trên 144 cặp vợ chồng với 964 phôi giai đoạn ngày 3 được sinh thiết và đánh giá NST bằng phương pháp NGS. Sau đó tất cả các phôi được nuôi cấy đến giai đoạn ngày 5 và đánh giá lại NST đối với các phôi phát hiện lệch bội trước đó. Kết quả sinh thiết ngày 3 cho thấy trong số 964 phôi có 463 phôi (48%) có bộ NST nguyên bội, trong đó 70% (324 phôi) phát triển được đến giai đoạn ngày 5 và 30% (139 phôi) ngưng phát triển. Trong khi đó, 501 phôi (52%) được phát hiện lệch bội có tới 65% phôi bị thoái hoá hoặc ngừng phát triển, chỉ có 35% (174 phôi) phát triển được đến giai đoạn phôi nang. Khả năng phát triển của phôi có sự khác biệt rất rõ ràng giữa các phôi nguyên bội và lệch bội (70% và 35%, P<0,0001).
Tất cả 174 phôi lệch bội ngày 3 lần lượt được sinh thiết ở ICM và TE, 47 phôi bổ sung sinh thiết các tế bào thoái hoá bên ngoài phôi (peripheral cells - PC), 40 phôi bổ sung sinh thiết dịch khoang phôi (blastocoel cavity - BC). Kết quả phân tích cho thấy có 99 phôi (57%) phôi nguyên bội ở ICM, 83 phôi (48%) phôi nguyên bội ở TE. Đáng chú ý chỉ có 10/47 (21%) phôi nguyên bội ở nhóm PC, 4/40 (10%) số phôi nguyên bội ở nhóm BC. Tỷ lệ lệch bội được phát hiện sau sinh thiết PC và BC lần lượt là 79% và 90% cao hơn đáng kể so với sinh thiết ICM và TE (p< 0,001).
Xem xét khả năng dự đoán tình trạng NST thông qua so sánh kết quả sinh thiết TE và ICM cho thấy giá trị tiên đoán dương khi sinh thiết TE là 86,7%, điều này cho thấy thực hành lâm sàng hiện tại có tính chính xác. Việc phát hiện nhiều thể lệch bội trong TE, PC và BC đã tăng độ tin cậy cho giả thuyết các phôi đang phát triển sẽ có xu hướng loại bỏ các tế bào dị bội hoặc sẽ đẩy các tế bào bất thường này đến các vị trí xung quanh nhằm đảm bảo ICM- nơi phát triển thành thai chỉ chứa các tế bào nguyên bội.
Như vậy, các phôi lệch bội giai đoạn phân chia (khảm) khi phát triển có thể sẽ biệt hoá ICM sao cho quần thể tế bào nguyên bội sẽ chiếm ưu thế. Việc chủ động sắp xếp các tế bào lệch bội thành các cấu trúc không liên quan đến sự phát triển của thai nhi đã đưa ra khía cạnh hiểu biết mới cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật đang phát triển hiện nay – niPGT và xét nghiệm tiền sản (NIPT). Dường như tỷ lệ bất thường sẽ cao hơn khi phân tích DNA tự do trong dịch khoang phôi, môi trường nuôi cấy hay kể cả trong nhau thai.
TLTK: Griffin DK, Brezina PR, Tobler K, Zhao Y, Silvestri G, Mccoy RC, Anchan R, Benner A, Cutting GR, Kearns WG. The human embryonic genome is karyotypically complex, with chromosomally abnormal cells preferentially located away from the developing fetus. Hum Reprod. 2023 Jan 5;38(1):180-188. doi: 10.1093/humrep/deac238. PMID: 36350568; PMCID: PMC10089293.
Lệch bội trong giao tử, phôi thai gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với y học sản khoa. Lệch bội là nguyên nhân chính gây ra các kết quả sản khoa bất lợi, chiếm 1/20 ca thai lưu và gần 50% các ca sẩy thai tự nhiên. Tỷ lệ lệch bội (thể khảm hay lệch bội hoàn toàn) phản ánh sự mất cân bằng trong quá trình phân ly nhiễm sắc thể trong giai đoạn phôi tiền làm tổ. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận tỷ lệ lệch bội có sự khác biệt giữa phôi giai đoạn ngày 3 và ngày 5, cao hơn đáng kể ở ngày 3. Lý giải cho vấn đề này, các tác giả cho rằng bên cạnh việc các phôi lệch bội hoàn toàn đã ngừng phát triển sớm, một số phôi có khả năng tự sửa sai và trở lại bình thường. Tuy nhiên cơ chế tự sửa sai này xảy ra như thế nào đến nay vẫn chưa được hiểu đúng nhưng có một số giả thuyết bao gồm việc phôi chủ động loại bỏ hoặc thay thế các nhiễm sắc thể đột biến, sự phát triển và ưu tiên các tế bào nguyên bội trong khối ICM, sự di chuyển tích cực của các tế bào lệch bội ra khỏi phôi thai. Dựa vào các giả thuyết trên, nhóm tác giả Griffin và cộng sự (2023) đã thực hiện kiểm tra giả thuyết có phải các bất thường nhiễm sắc thể được phát hiện vào ngày 3 đã được loại bỏ khỏi ICM và chỉ còn hiện diện trong TE, hoặc bị thoái hoá và đẩy vào dịch khoang phôi hay tống xuất ra khỏi phôi.
Nghiên cứu thực hiện trên 144 cặp vợ chồng với 964 phôi giai đoạn ngày 3 được sinh thiết và đánh giá NST bằng phương pháp NGS. Sau đó tất cả các phôi được nuôi cấy đến giai đoạn ngày 5 và đánh giá lại NST đối với các phôi phát hiện lệch bội trước đó. Kết quả sinh thiết ngày 3 cho thấy trong số 964 phôi có 463 phôi (48%) có bộ NST nguyên bội, trong đó 70% (324 phôi) phát triển được đến giai đoạn ngày 5 và 30% (139 phôi) ngưng phát triển. Trong khi đó, 501 phôi (52%) được phát hiện lệch bội có tới 65% phôi bị thoái hoá hoặc ngừng phát triển, chỉ có 35% (174 phôi) phát triển được đến giai đoạn phôi nang. Khả năng phát triển của phôi có sự khác biệt rất rõ ràng giữa các phôi nguyên bội và lệch bội (70% và 35%, P<0,0001).
Tất cả 174 phôi lệch bội ngày 3 lần lượt được sinh thiết ở ICM và TE, 47 phôi bổ sung sinh thiết các tế bào thoái hoá bên ngoài phôi (peripheral cells - PC), 40 phôi bổ sung sinh thiết dịch khoang phôi (blastocoel cavity - BC). Kết quả phân tích cho thấy có 99 phôi (57%) phôi nguyên bội ở ICM, 83 phôi (48%) phôi nguyên bội ở TE. Đáng chú ý chỉ có 10/47 (21%) phôi nguyên bội ở nhóm PC, 4/40 (10%) số phôi nguyên bội ở nhóm BC. Tỷ lệ lệch bội được phát hiện sau sinh thiết PC và BC lần lượt là 79% và 90% cao hơn đáng kể so với sinh thiết ICM và TE (p< 0,001).
Xem xét khả năng dự đoán tình trạng NST thông qua so sánh kết quả sinh thiết TE và ICM cho thấy giá trị tiên đoán dương khi sinh thiết TE là 86,7%, điều này cho thấy thực hành lâm sàng hiện tại có tính chính xác. Việc phát hiện nhiều thể lệch bội trong TE, PC và BC đã tăng độ tin cậy cho giả thuyết các phôi đang phát triển sẽ có xu hướng loại bỏ các tế bào dị bội hoặc sẽ đẩy các tế bào bất thường này đến các vị trí xung quanh nhằm đảm bảo ICM- nơi phát triển thành thai chỉ chứa các tế bào nguyên bội.
Như vậy, các phôi lệch bội giai đoạn phân chia (khảm) khi phát triển có thể sẽ biệt hoá ICM sao cho quần thể tế bào nguyên bội sẽ chiếm ưu thế. Việc chủ động sắp xếp các tế bào lệch bội thành các cấu trúc không liên quan đến sự phát triển của thai nhi đã đưa ra khía cạnh hiểu biết mới cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng đối với kỹ thuật đang phát triển hiện nay – niPGT và xét nghiệm tiền sản (NIPT). Dường như tỷ lệ bất thường sẽ cao hơn khi phân tích DNA tự do trong dịch khoang phôi, môi trường nuôi cấy hay kể cả trong nhau thai.
TLTK: Griffin DK, Brezina PR, Tobler K, Zhao Y, Silvestri G, Mccoy RC, Anchan R, Benner A, Cutting GR, Kearns WG. The human embryonic genome is karyotypically complex, with chromosomally abnormal cells preferentially located away from the developing fetus. Hum Reprod. 2023 Jan 5;38(1):180-188. doi: 10.1093/humrep/deac238. PMID: 36350568; PMCID: PMC10089293.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và tỷ lệ lệch bội của phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội nhiễm sắc thể (PGT-A) - Ngày đăng: 21-07-2023
Sinh thiết phôi lại có nên được cân nhắc là một chiến lược thường quy để tăng số lượng phôi có thể sử dụng để chuyển không? - Ngày đăng: 21-07-2023
Thừa cân, béo phì và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-07-2023
Một số đột biến gen liên quan đến thất bại thụ tinh sau IVF/ICSI - Ngày đăng: 21-07-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI tùy thuộc vào chất lượng noãn - Ngày đăng: 21-07-2023
Giảm dự trữ buồng trứng là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật và giảm tưới máu nhau thai - Ngày đăng: 12-07-2023
Tuổi của người cha trên 50 tuổi làm giảm kết quả thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Một phân tích hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 12-07-2023
Lợi ích của trehalose và gentiobiose đối với đông lạnh tinh trùng người - Ngày đăng: 12-07-2023
Sự ảnh hưởng của tuổi tác và thông số tinh dịch đến phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 12-07-2023
Cơ hội có thai tự nhiên ở những phụ nữ được điều trị vô sinh thành công: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-07-2023
Dự đoán adenomyosis trên mô học dựa vào hình ảnh MRI - Ngày đăng: 10-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK