Tin tức
on Wednesday 12-07-2023 8:41am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Ngày nay với xu thế phát triển xã hội, việc trì hoãn làm cha mẹ trên khắp thế giới đang trở nên phổ biến hơn đối với cả nam và nữ giới. Một nghiên cứu tại Anh (2016) cho thấy có khoảng 15% trẻ sinh ra có bố trên 40 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi của người cha ngày càng tăng có liên quan đến kết quả thai kỳ bất lợi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một nghiên cứu hồi cứu gần đây với hơn 40 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ cho thấy người cha ≥ 45 tuổi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở người mẹ, trẻ sinh non và co giật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tuổi cha cao có liên quan đến tỷ lệ sảy thai cao hơn và kết quả sản khoa kém. Một nghiên cứu khác đánh giá tác động của việc tăng tuổi nam giới đối với các chỉ số tinh dịch đồ đã chỉ ra rằng tuổi nam giới càng cao dẫn đến sự suy giảm trên tất cả các thông số như: giảm tổng số lượng tinh trùng khi trên 34 tuổi; giảm chỉ số tinh trùng có hình dạng bình thường trong khi trên 40 tuổi; và giảm khả năng di động khi hơn 43 tuổi. Sự phân mảnh DNA của tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) cũng đã được chứng minh là tăng lên đáng kể với sự gia tăng tuổi của nam giới. Một nghiên cứu của Bỉ trên hơn 1000 phôi cho thấy tuổi cha cao có liên quan đến sự phát triển phôi kém hơn vào ngày 3. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh phụ nữ trên 40 tuổi có cơ hội thành công với ART thấp hơn đáng kể, do nhiều nguyên nhân như: bất thường nhiễm sắc thể, tăng tỷ lệ phôi lệch bội và giảm dự trữ buồng trứng. Ngược lại, có rất ít bằng chứng về tác động của tuổi cha đối với kết quả điều trị ART. Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện phân tích hồi cứu trên các các chu kỳ IVF/ICSI có nam giới ≥ 50 tuổi để đánh giá tác động của tuổi nam giới tăng cao đối với kết quả điều trị ART.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích trên tất cả các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát thực hiện các chu kỳ IVF/ICSI, trong đó người nam thực hiện lấy mẫu tinh trùng tươi, tạo phôi và chuyển phôi tươi. Tất cả chu kỳ IVF/ICSI có sử dụng noãn /tinh trùng của người hiến tặng, tinh trùng đông lạnh, các chu kỳ trữ đông phôi và các chu kỳ có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A/PGT-M) đều bị loại. Kết cục chính là tỷ lệ sinh sống, các kết cục phụ là tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sảy thai.
Kết quả: Tổng cộng có 4833 chu kỳ, trong đó có 4271 nam giới đáp ứng tiêu chuẩn nhận. 2171 chu kỳ thực hiện IVF và 2659 chu kỳ thực hiện ICSI, nam giới được chia theo 5 nhóm tuổi: 1435 (≤ 35 tuổi); 1733 (36 – 40 tuổi); 1078 (41 – 45 tuổi); 393 (46 – 50 tuổi) và 200 ( ≥ 51 tuổi). Tỷ lệ nam giới trên 51 tuổi đáp ứng các tiêu chí phân tích tinh dịch theo tiêu chuẩn WHO 2010 thấp hơn đáng kể (56/133, [42,1%, KTC 95% 34,1–50,6]) so với nam giới dưới 51 tuổi (2530/4138 [61,1%, KTC 95 % 60,0–62,6]) ( p = 0,001). Tỷ lệ chu kỳ có nhiều phôi nang vào ngày 5 nhiều hơn đáng kể khi nam giới dưới 35 tuổi (72,3%) so với các nhóm nam giới lớn tuổi hơn. Tỷ lệ sinh sống cũng giảm khi tuổi người cha ngày càng tăng trên 50 tuổi (OR 0,674, KTC 95% 0,482–0,943) (p = 0,021).Tuy nhiên tuổi của người cha trên 50 tuổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai (OR 0,678, KTC 95% 0,369–1,250) ( p = 0,214).
Tóm lại, tuổi của nam giới gia tăng làm giảm tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ thai lâm sàng nhưng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu chứng minh về cơ chế tác động cao tuổi ở nam giới và liệu có thể ứng dụng các kỹ thuật lựa chọn tinh trùng nâng cao để có thể tăng tỷ lệ thành công trong điều trị ART không.
Nguồn: Morris, G., Mavrelos, D., Odia, R., Viñals Gonzalez, X., Cawood, S., Yasmin, E., ... & Seshadri, S. (2021). Paternal age over 50 years decreases assisted reproductive technology (ART) success: A single UK center retrospective analysis. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, 100(10), 1858-1867.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Ngày nay với xu thế phát triển xã hội, việc trì hoãn làm cha mẹ trên khắp thế giới đang trở nên phổ biến hơn đối với cả nam và nữ giới. Một nghiên cứu tại Anh (2016) cho thấy có khoảng 15% trẻ sinh ra có bố trên 40 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi của người cha ngày càng tăng có liên quan đến kết quả thai kỳ bất lợi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một nghiên cứu hồi cứu gần đây với hơn 40 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ cho thấy người cha ≥ 45 tuổi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở người mẹ, trẻ sinh non và co giật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tuổi cha cao có liên quan đến tỷ lệ sảy thai cao hơn và kết quả sản khoa kém. Một nghiên cứu khác đánh giá tác động của việc tăng tuổi nam giới đối với các chỉ số tinh dịch đồ đã chỉ ra rằng tuổi nam giới càng cao dẫn đến sự suy giảm trên tất cả các thông số như: giảm tổng số lượng tinh trùng khi trên 34 tuổi; giảm chỉ số tinh trùng có hình dạng bình thường trong khi trên 40 tuổi; và giảm khả năng di động khi hơn 43 tuổi. Sự phân mảnh DNA của tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) cũng đã được chứng minh là tăng lên đáng kể với sự gia tăng tuổi của nam giới. Một nghiên cứu của Bỉ trên hơn 1000 phôi cho thấy tuổi cha cao có liên quan đến sự phát triển phôi kém hơn vào ngày 3. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh phụ nữ trên 40 tuổi có cơ hội thành công với ART thấp hơn đáng kể, do nhiều nguyên nhân như: bất thường nhiễm sắc thể, tăng tỷ lệ phôi lệch bội và giảm dự trữ buồng trứng. Ngược lại, có rất ít bằng chứng về tác động của tuổi cha đối với kết quả điều trị ART. Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện phân tích hồi cứu trên các các chu kỳ IVF/ICSI có nam giới ≥ 50 tuổi để đánh giá tác động của tuổi nam giới tăng cao đối với kết quả điều trị ART.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích trên tất cả các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát thực hiện các chu kỳ IVF/ICSI, trong đó người nam thực hiện lấy mẫu tinh trùng tươi, tạo phôi và chuyển phôi tươi. Tất cả chu kỳ IVF/ICSI có sử dụng noãn /tinh trùng của người hiến tặng, tinh trùng đông lạnh, các chu kỳ trữ đông phôi và các chu kỳ có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-A/PGT-M) đều bị loại. Kết cục chính là tỷ lệ sinh sống, các kết cục phụ là tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sảy thai.
Kết quả: Tổng cộng có 4833 chu kỳ, trong đó có 4271 nam giới đáp ứng tiêu chuẩn nhận. 2171 chu kỳ thực hiện IVF và 2659 chu kỳ thực hiện ICSI, nam giới được chia theo 5 nhóm tuổi: 1435 (≤ 35 tuổi); 1733 (36 – 40 tuổi); 1078 (41 – 45 tuổi); 393 (46 – 50 tuổi) và 200 ( ≥ 51 tuổi). Tỷ lệ nam giới trên 51 tuổi đáp ứng các tiêu chí phân tích tinh dịch theo tiêu chuẩn WHO 2010 thấp hơn đáng kể (56/133, [42,1%, KTC 95% 34,1–50,6]) so với nam giới dưới 51 tuổi (2530/4138 [61,1%, KTC 95 % 60,0–62,6]) ( p = 0,001). Tỷ lệ chu kỳ có nhiều phôi nang vào ngày 5 nhiều hơn đáng kể khi nam giới dưới 35 tuổi (72,3%) so với các nhóm nam giới lớn tuổi hơn. Tỷ lệ sinh sống cũng giảm khi tuổi người cha ngày càng tăng trên 50 tuổi (OR 0,674, KTC 95% 0,482–0,943) (p = 0,021).Tuy nhiên tuổi của người cha trên 50 tuổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai (OR 0,678, KTC 95% 0,369–1,250) ( p = 0,214).
Tóm lại, tuổi của nam giới gia tăng làm giảm tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ thai lâm sàng nhưng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu chứng minh về cơ chế tác động cao tuổi ở nam giới và liệu có thể ứng dụng các kỹ thuật lựa chọn tinh trùng nâng cao để có thể tăng tỷ lệ thành công trong điều trị ART không.
Nguồn: Morris, G., Mavrelos, D., Odia, R., Viñals Gonzalez, X., Cawood, S., Yasmin, E., ... & Seshadri, S. (2021). Paternal age over 50 years decreases assisted reproductive technology (ART) success: A single UK center retrospective analysis. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, 100(10), 1858-1867.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lợi ích của trehalose và gentiobiose đối với đông lạnh tinh trùng người - Ngày đăng: 12-07-2023
Sự ảnh hưởng của tuổi tác và thông số tinh dịch đến phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 12-07-2023
Cơ hội có thai tự nhiên ở những phụ nữ được điều trị vô sinh thành công: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-07-2023
Dự đoán adenomyosis trên mô học dựa vào hình ảnh MRI - Ngày đăng: 10-07-2023
Nồng độ progesterone huyết thanh thấp liên quan với tỷ lệ thai diễn tiến và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2023
Ảnh hưởng của sự phát triển nang noãn và phóng noãn ngoài dự đoán ở các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh – đơn phôi được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng sử dụng phác đồ chu kỳ nhân tạo - Ngày đăng: 10-07-2023
Tối ưu hóa độ thẩm thấu của môi trường nuôi cấy trong quá trình điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-07-2023
Đánh giá các yếu tố lâm sàng giúp dự đoán song sinh cùng trứng sau khi chuyển đơn phôi đông lạnh - Ngày đăng: 07-07-2023
Điều trị vô sinh và nguy cơ sinh thai nhỏ so với tuổi thai: một nghiên cứu cắt ngang trên dân số ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 07-07-2023
Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tình trạng béo phì của cha mẹ: nghiên cứu hồi cứu trên 1.778 trẻ sinh đủ tháng sau khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-07-2023
Nguy cơ sinh non sau sảy thai liên tiếp: tổng quan hệ thống và phân tích cộng gộp - Ngày đăng: 07-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK