Tin tức
on Friday 07-07-2023 1:09pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD Tân Bình, Bệnh viện Mỹ Đức
Sinh non (Preterm birth - PTB) là một vấn đề được quan tâm đặc biệt, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm có khoảng 15 triệu sinh non, chiếm khoảng 10% tổng số trẻ mới sinh. Sinh non chiếm hơn 75% tỉ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh trên toàn thế giới. Hơn nữa, những trẻ sơ sinh sống sót có tỷ lệ mắc các bệnh tật bẩm sinh cao hơn, bao gồm các bệnh về tim mạch, hô hấp, viêm ruột, nhiễm trùng huyết cũng như các khuyết tật về thần kinh và phát triển, so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy việc phòng ngừa sinh non đang là mục tiêu quan trọng của chăm sóc sản khoa hiện nay.
Theo Ủy ban thực hành của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, sảy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss – RPL) được định nghĩa là sảy thai tự nhiên hai hoặc nhiều lần liên tiếp trước 20 tuần tuổi, thường không rõ nguyên nhân. Ước tính 15%–25% tất cả các trường hợp mang thai đều bị sảy thai và hiện tượng sảy thai liên tiếp xảy ra ở 5% tổng số phụ nữ.
Việc phòng ngừa sinh non là nhận định và sàng lọc được những yếu tố nguy cơ để phân loại nhóm sản phụ có nguy cơ sinh non cao cần can thiệp. Các tài liệu trước đây về chủ đề sảy thai liên tiếp có kết quả mâu thuẫn về mối liên hệ giữa sảy thai liên tiếp và nguy cơ sinh non trong lần mang thai tiếp theo.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của sảy thai liên tiếp (RPL) đối với nguy cơ sinh non (PTB) trong các lần mang thai tiếp theo thông qua đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp để đánh giá nguy cơ sinh non ở nhóm sảy thai liên tiếp.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cộng gộp thực hiện qua tìm kiếm các nghiên cứu thông qua các nền tảng PubMed, Embase, Google Scholar và Cochrane, mang lại 2.305 kết quả. Có 133 bài báo toàn văn đạt tiêu chuẩn nhận loại, trong đó có 18 bài đáp ứng các tiêu chí quan trọng để đưa vào tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của nhóm tác giả. Các nghiên cứu được xuất bản từ năm 1992 đến 2021, từ 12 quốc gia trên khắp 4 châu lục. Tổng cộng có 3.007.988 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu này, trong đó 58.766 phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp và 2.949.222 phụ nữ không có tiền sử sảy thai liên tiếp. Tuổi trung bình của những phụ nữ trong nhóm sảy thai liên tiếp dao động từ 26,3 - 35,2 tuổi; tuổi trung bình những phụ nữ trong nhóm không sảy thai liên tiếp dao động từ 23,9 - 35 tuổi.
Kết quả
Kết quả tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của 18 bài báo chứng minh rằng phụ nữ có tiền sử RPL có nguy cơ mắc PTB tăng đáng kể trong lần mang thai tiếp theo so với những người không có tiền sử RPL. Mối liên quan này nhất quán trong các phân tích phân nhóm phụ nữ bị sảy thai 2 lần, ≥2 và ≥3 lần. Có bằng chứng về sự thay đổi ảnh hưởng bởi số lần sảy thai: tỷ lệ sinh non gần như cao gấp 1,3; 1,6 và 1,8 lần ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai lần lượt là 2, ≥2 và ≥3 lần, khi so sánh với những phụ nữ không có tiền sử sảy thai liên tiếp. Tỷ lệ PTB trung bình trong các nhóm RPL dao động từ 7,2% đến 11,9%, trong khi tỷ lệ PTB trung bình ở nhóm không RPL là 5,8%.
Như vậy, kết quả cho thấy rằng những phụ nữ sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân có tỷ lệ sinh non trong lần mang thai tiếp theo cao gấp 2 lần so với những phụ nữ không mắc sảy thai liên tiếp.
Quản lý RPL và Phòng ngừa PTB
Các nghiên cứu liên kết di truyền đã phát hiện ra rằng tính đa hình trong các gen của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu liên quan đến sự hình thành mạch và co mạch có thể tương quan với cả RPL và PTB. Cơ chế bệnh sinh của chúng cũng có thể xuất phát từ biến thể di truyền trong việc kiểm soát nội mạc tử cung làm tổ hoặc sự thích nghi của người mẹ với thai kỳ.
Có rất ít phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng để quản lý sảy thai liên tiếp, khiến nó trở thành một chẩn đoán gây khó khăn cho bệnh nhân cũng như các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Các liệu pháp hiện tại chủ yếu nhằm mục đích giải quyết các nguyên nhân cơ bản được chỉ định trước của RPL, như hội chứng kháng thể kháng phospholipid hoặc bệnh nội tiết. Vai trò của việc bổ sung progesterone ở phụ nữ có tiền sử RPL ngày càng được chú ý. Một đánh giá của Cochrane năm 2019 cho thấy số ca sảy thai ở phụ nữ được bổ sung progesterone giảm so với nhóm chứng mở đường cho việc ngăn ngừa sảy thai thông qua hỗ trợ progesterone. Progesterone cũng có vai trò ngăn ngừa sinh non. Nó có ảnh hưởng đến cơ tử cung, màng ối và cổ tử cung, và việc rút progesterone dường như là một cơ chế chính để làm chín muồi cổ tử cung.
Trong thập kỷ qua, việc tiêm 17-alpha-hydroxyprogesterone caproate hàng tuần cũng đã được đề xuất để giảm nguy cơ PTB ở những phụ nữ có tiền sử PTB trước đó. Ngoài ra, giả sử rằng bệnh mạch máu nhau thai có thể là một cơ chế tiềm ẩn trong RPL và PTB, aspirin trước sinh có thể được xem xét cho nhóm sảy thai liên tiếp hoặc có nguy cơ sinh non này. Vào năm 2020, thử nghiệm ASPIRIN cho thấy rằng liệu pháp aspirin liều thấp được bắt đầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ giúp giảm tỷ lệ sinh non.
Kết luận
Thông quan tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về mối quan hệ giữa sảy thai liên tiếp và sinh non, cho thấy sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ PTB ở những phụ nữ có tiền sử RPL. Do đó, những phụ nữ có tiền sử RPL được khuyến khích nên được theo dõi chuyên sâu và tư vấn thêm các nguy cơ sinh non. Vẫn cần thêm các nghiên cứu quan sát trong tương lai để làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa RPL và PTB.
Nguồn: Wu, C. Q., Nichols, K., Carwana, M., Cormier, N., & Maratta, C. (2022). Preterm birth after recurrent pregnancy loss: a systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility, 117(4), 811-819.
Sinh non (Preterm birth - PTB) là một vấn đề được quan tâm đặc biệt, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm có khoảng 15 triệu sinh non, chiếm khoảng 10% tổng số trẻ mới sinh. Sinh non chiếm hơn 75% tỉ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh trên toàn thế giới. Hơn nữa, những trẻ sơ sinh sống sót có tỷ lệ mắc các bệnh tật bẩm sinh cao hơn, bao gồm các bệnh về tim mạch, hô hấp, viêm ruột, nhiễm trùng huyết cũng như các khuyết tật về thần kinh và phát triển, so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy việc phòng ngừa sinh non đang là mục tiêu quan trọng của chăm sóc sản khoa hiện nay.
Theo Ủy ban thực hành của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, sảy thai liên tiếp (recurrent pregnancy loss – RPL) được định nghĩa là sảy thai tự nhiên hai hoặc nhiều lần liên tiếp trước 20 tuần tuổi, thường không rõ nguyên nhân. Ước tính 15%–25% tất cả các trường hợp mang thai đều bị sảy thai và hiện tượng sảy thai liên tiếp xảy ra ở 5% tổng số phụ nữ.
Việc phòng ngừa sinh non là nhận định và sàng lọc được những yếu tố nguy cơ để phân loại nhóm sản phụ có nguy cơ sinh non cao cần can thiệp. Các tài liệu trước đây về chủ đề sảy thai liên tiếp có kết quả mâu thuẫn về mối liên hệ giữa sảy thai liên tiếp và nguy cơ sinh non trong lần mang thai tiếp theo.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của sảy thai liên tiếp (RPL) đối với nguy cơ sinh non (PTB) trong các lần mang thai tiếp theo thông qua đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp để đánh giá nguy cơ sinh non ở nhóm sảy thai liên tiếp.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cộng gộp thực hiện qua tìm kiếm các nghiên cứu thông qua các nền tảng PubMed, Embase, Google Scholar và Cochrane, mang lại 2.305 kết quả. Có 133 bài báo toàn văn đạt tiêu chuẩn nhận loại, trong đó có 18 bài đáp ứng các tiêu chí quan trọng để đưa vào tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của nhóm tác giả. Các nghiên cứu được xuất bản từ năm 1992 đến 2021, từ 12 quốc gia trên khắp 4 châu lục. Tổng cộng có 3.007.988 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu này, trong đó 58.766 phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp và 2.949.222 phụ nữ không có tiền sử sảy thai liên tiếp. Tuổi trung bình của những phụ nữ trong nhóm sảy thai liên tiếp dao động từ 26,3 - 35,2 tuổi; tuổi trung bình những phụ nữ trong nhóm không sảy thai liên tiếp dao động từ 23,9 - 35 tuổi.
Kết quả
Kết quả tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp của 18 bài báo chứng minh rằng phụ nữ có tiền sử RPL có nguy cơ mắc PTB tăng đáng kể trong lần mang thai tiếp theo so với những người không có tiền sử RPL. Mối liên quan này nhất quán trong các phân tích phân nhóm phụ nữ bị sảy thai 2 lần, ≥2 và ≥3 lần. Có bằng chứng về sự thay đổi ảnh hưởng bởi số lần sảy thai: tỷ lệ sinh non gần như cao gấp 1,3; 1,6 và 1,8 lần ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai lần lượt là 2, ≥2 và ≥3 lần, khi so sánh với những phụ nữ không có tiền sử sảy thai liên tiếp. Tỷ lệ PTB trung bình trong các nhóm RPL dao động từ 7,2% đến 11,9%, trong khi tỷ lệ PTB trung bình ở nhóm không RPL là 5,8%.
Như vậy, kết quả cho thấy rằng những phụ nữ sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân có tỷ lệ sinh non trong lần mang thai tiếp theo cao gấp 2 lần so với những phụ nữ không mắc sảy thai liên tiếp.
Quản lý RPL và Phòng ngừa PTB
Các nghiên cứu liên kết di truyền đã phát hiện ra rằng tính đa hình trong các gen của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu liên quan đến sự hình thành mạch và co mạch có thể tương quan với cả RPL và PTB. Cơ chế bệnh sinh của chúng cũng có thể xuất phát từ biến thể di truyền trong việc kiểm soát nội mạc tử cung làm tổ hoặc sự thích nghi của người mẹ với thai kỳ.
Có rất ít phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng để quản lý sảy thai liên tiếp, khiến nó trở thành một chẩn đoán gây khó khăn cho bệnh nhân cũng như các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Các liệu pháp hiện tại chủ yếu nhằm mục đích giải quyết các nguyên nhân cơ bản được chỉ định trước của RPL, như hội chứng kháng thể kháng phospholipid hoặc bệnh nội tiết. Vai trò của việc bổ sung progesterone ở phụ nữ có tiền sử RPL ngày càng được chú ý. Một đánh giá của Cochrane năm 2019 cho thấy số ca sảy thai ở phụ nữ được bổ sung progesterone giảm so với nhóm chứng mở đường cho việc ngăn ngừa sảy thai thông qua hỗ trợ progesterone. Progesterone cũng có vai trò ngăn ngừa sinh non. Nó có ảnh hưởng đến cơ tử cung, màng ối và cổ tử cung, và việc rút progesterone dường như là một cơ chế chính để làm chín muồi cổ tử cung.
Trong thập kỷ qua, việc tiêm 17-alpha-hydroxyprogesterone caproate hàng tuần cũng đã được đề xuất để giảm nguy cơ PTB ở những phụ nữ có tiền sử PTB trước đó. Ngoài ra, giả sử rằng bệnh mạch máu nhau thai có thể là một cơ chế tiềm ẩn trong RPL và PTB, aspirin trước sinh có thể được xem xét cho nhóm sảy thai liên tiếp hoặc có nguy cơ sinh non này. Vào năm 2020, thử nghiệm ASPIRIN cho thấy rằng liệu pháp aspirin liều thấp được bắt đầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ giúp giảm tỷ lệ sinh non.
Kết luận
Thông quan tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về mối quan hệ giữa sảy thai liên tiếp và sinh non, cho thấy sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ PTB ở những phụ nữ có tiền sử RPL. Do đó, những phụ nữ có tiền sử RPL được khuyến khích nên được theo dõi chuyên sâu và tư vấn thêm các nguy cơ sinh non. Vẫn cần thêm các nghiên cứu quan sát trong tương lai để làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa RPL và PTB.
Nguồn: Wu, C. Q., Nichols, K., Carwana, M., Cormier, N., & Maratta, C. (2022). Preterm birth after recurrent pregnancy loss: a systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility, 117(4), 811-819.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những tiến bộ trong nghiên cứu các yếu tố di truyền và can thiệp lâm sàng đối với trường hợp thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 07-07-2023
Kết cục lâm sàng của phôi nang đông lạnh từ hợp tử 0PN hoặc 1PN trong chu kì IVF và ICSI - Ngày đăng: 07-07-2023
So sánh các kết quả lâm sàng giữa hai thời điểm sinh thiết phôi nang (trước hay sau đông lạnh) của các chu kỳ chuyển phôi trữ kết hợp PGT-A. - Ngày đăng: 07-07-2023
Ảnh hưởng của tăng bạch cầu bất thường trong tinh dịch lên kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-07-2023
Ảnh hưởng của sự phát triển và rụng trứng ngoài dự kiến trong các chu kỳ nhân tạo: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 07-07-2023
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) so với thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (cIVF) ở những bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam - Ngày đăng: 26-06-2023
Lạc nội mạc tử cung và Adenomyosis có cùng sinh lý bệnh - Ngày đăng: 26-06-2023
Có nên trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh ở chu kỳ ngay sau khi chọc hút trứng hay không? - Ngày đăng: 22-06-2023
Xác suất tìm thấy tinh tử tròn ở nam giới vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 21-06-2023
Cách cải thiện kết cục lâm sàng của kỹ thuật tiêm tinh tử tròn vào bào tương noãn (ROSI): hiệu chỉnh các bất thường thượng di truyền - Ngày đăng: 21-06-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK