Tin tức
on Tuesday 06-06-2023 9:33am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Như Quỳnh - IVF Vạn Hạnh
Chuyển đơn phôi là một phương pháp tiếp cận trực tiếp và hiệu quả trong việc hạn chế nguy cơ gây ra các biến chứng cho mẹ và bé so với khi chuyển đa phôi trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Gần đây, chuyển đơn phôi giai đoạn phôi nang mang lại kết quả thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao hơn rõ rệt so với khi chuyển đơn phôi giai đoạn phôi phân chia. Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp bệnh nhân nào cũng phù hợp với chiến lược chuyển đơn phôi, do vậy cần cân nhắc thận trọng số lượng phôi chuyển. Khi bệnh nhân có các phôi nang với tốc độ phát triển cũng như chất lượng phôi khác nhau thì việc lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ để chuyển chính là một thử thách khó khăn cho bác sĩ lẫn chuyên viên phôi học.
Tốc độ phát triển phôi nang được xem là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả thai IVF. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kết quả thai khi chuyển phôi nang ngày 5 tốt hơn rõ rệt so với phôi nang ngày 6 trong các chu kì chuyển phôi trữ. Đồng thời, một vài nghiên cứu phân tích tổng hợp cũng cho thấy việc chuyển phôi nang ngày 5 có nhiều điểm vượt trội hơn so với chuyển phôi nang ngày 6. Bên cạnh đó, hình thái phôi cũng là một đặc điểm cần lưu tâm khi đánh giá chất lượng phôi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi phôi nang phát triển đến cùng giai đoạn thì kết quả thai ở phôi nang chất lượng tốt sẽ cao hơn so với phôi nang chất lượng kém. Tốc độ phát triển phôi nang và hình thái phôi có liên quan đến kết quả thai IVF, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan đến việc lựa chọn phôi chuyển giữa phôi ngày 5 chất lượng kém và phôi ngày 6 chất lượng tốt.
Quyết định chuyển phôi nang cần xem xét đến độ tuổi bệnh nhân vì tỉ lệ trẻ sinh giảm dần theo độ tuổi. Trong thực hành lâm sàng, chuyển 2 phôi được thực hiện nhằm cải thiện kết quả thai ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên điều này sẽ đi kèm với nhiều nguy cơ nếu bệnh nhân mang đa thai. Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả cho thấy chuyển đơn phôi nang, bao gồm cả những phôi nang chất lượng kém, có thể được đề xuất cho nhóm bệnh nhân > 35 tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về kết quả chuyển phôi ngày 6 dựa trên các đánh giá hình thái và độ tuổi bệnh nhân. Đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, chuyển đơn phôi ngày 6 chất lượng tốt có thể được đề xuất do vẫn duy trì được tỉ lệ thai ở mức chấp nhận được.
Nghiên cứu hồi cứu này so sánh kết quả thai giữa việc chuyển đơn phôi nang ngày 5 chất lượng kém và phôi nang ngày 6 chất lượng tốt đối với bệnh nhân ở độ tuổi 35, và liệu rằng việc chuyển đơn phôi ngày 6 chất lượng tốt có nên được đề xuất cho tất cả đối tượng bệnh nhân thực hiện IVF. Từ đó sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin tham khảo trong việc lựa chọn phôi chuyển nhằm đảm bảo tỉ lệ trẻ sinh cũng như tỉ lệ đa thai ở mức hợp lí.
Đối tượng và phân nhóm nghiên cứu
Đối tượng tham gia vào nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau: i) tuổi từ 20 - 39 tuổi, ii) lần đầu tiên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, iii) số chu kì chuyển phôi không quá 2 chu kì, iv) độ dày nội mạc tử cung vào ngày tiêm P4 từ 7 mm trở lên. Các tiêu chí loại khỏi nghiên cứu bao gồm: i) phôi nang phát triển từ noãn đông lạnh hoặc noãn hiến, ii) các chu kì tạo phôi có thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, iii) lạc nội mạc tử cung giai đoạn III - IV, iv) bất thường tử cung rõ nguyên nhân, v) bệnh nhân bị ứ dịch vòi trứng hoặc bị các bệnh toàn thân chưa được điều trị trước khi tiến hành chuyển phôi trữ.
Các chu kì chuyển phôi trữ thoả các tiêu chí nhận được chia thành các nhóm nghiên cứu: nhóm A (n = 723) được chuyển một phôi nang ngày 5 chất lượng kém, nhóm B (n = 900) được chuyển một phôi nang ngày 6 chất lượng tốt.
Kết quả
Có tổng cộng 1.623 chu kì chuyển phôi trữ được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2020 được chia thành 2 nhóm dựa trên chất lượng phôi và tuổi phôi. Những bệnh nhân trong cùng độ tuổi không có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể, thời gian vô sinh, loại vô sinh, phương pháp thụ tinh, phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung và độ dày nội mạc khi chuyển phôi. Ở những phụ nữ nhỏ hơn 35 tuổi, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng (42,41% và 44,80%), tỉ lệ trẻ sinh (31,13% và 35,48%) và tỉ lệ sẩy thai sớm (21,63% và 17,6%) giữa 2 nhóm A và B. Ở nhóm phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, nhóm B không có xu hướng gì đặc biệt ngoại trừ tỉ lệ trẻ sinh thấp hơn nhóm A (21,28% và 29,09%). Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai sớm không có khác biệt giữa 2 nhóm (33,33% và 31,58%). Nhóm nghiên cứu cũng phân tích một số kết quả lâm sàng khác ở những bệnh nhân lớn tuổi. Ở nhóm từ 35 đến 37 tuổi, những bệnh nhân được chuyển 1 phôi nang ngày 6 chất lượng tốt có tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn so với những bệnh nhân chuyển 1 phôi nang ngày 5 chất lượng kém (21,82% và 30,36%). Xu hướng này cũng được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân từ 38 – 39 tuổi (20,0% và 26,42%).
So sánh kết quả sơ sinh giữa 2 nhóm được phân tầng theo độ tuổi 35 tuổi, kết quả được ghi nhận như sau: khi bệnh nhân ở cùng nhóm tuổi, không có sự khác biệt đáng kể về tuổi thai, cân nặng khi sinh, chiều cao khi sinh và tỉ lệ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân giữa 2 nhóm A và B.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy mặc dù có chất lượng kém hơn nhưng phôi nang ngày 5 vẫn được ưu tiên lựa chọn để chuyển so với phôi nang ngày 6 có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, các kết quả thai khi chuyển phôi nang ngày 6 chất lượng tốt vẫn đang ở mức chấp nhận được.
Nguồn: He Y, Tang Y, Liu H, Liu J, Mao Y. No advantage of single day 6 good-quality blastocyst transfer versus single day 5 poor-quality blastocyst transfer in frozen-thawed cycles stratified by age: a retrospective study. BMC Pregnancy and Childbirth. 2023 Jan 30;23(1):79.
Chuyển đơn phôi là một phương pháp tiếp cận trực tiếp và hiệu quả trong việc hạn chế nguy cơ gây ra các biến chứng cho mẹ và bé so với khi chuyển đa phôi trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Gần đây, chuyển đơn phôi giai đoạn phôi nang mang lại kết quả thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao hơn rõ rệt so với khi chuyển đơn phôi giai đoạn phôi phân chia. Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp bệnh nhân nào cũng phù hợp với chiến lược chuyển đơn phôi, do vậy cần cân nhắc thận trọng số lượng phôi chuyển. Khi bệnh nhân có các phôi nang với tốc độ phát triển cũng như chất lượng phôi khác nhau thì việc lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ để chuyển chính là một thử thách khó khăn cho bác sĩ lẫn chuyên viên phôi học.
Tốc độ phát triển phôi nang được xem là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả thai IVF. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kết quả thai khi chuyển phôi nang ngày 5 tốt hơn rõ rệt so với phôi nang ngày 6 trong các chu kì chuyển phôi trữ. Đồng thời, một vài nghiên cứu phân tích tổng hợp cũng cho thấy việc chuyển phôi nang ngày 5 có nhiều điểm vượt trội hơn so với chuyển phôi nang ngày 6. Bên cạnh đó, hình thái phôi cũng là một đặc điểm cần lưu tâm khi đánh giá chất lượng phôi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi phôi nang phát triển đến cùng giai đoạn thì kết quả thai ở phôi nang chất lượng tốt sẽ cao hơn so với phôi nang chất lượng kém. Tốc độ phát triển phôi nang và hình thái phôi có liên quan đến kết quả thai IVF, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan đến việc lựa chọn phôi chuyển giữa phôi ngày 5 chất lượng kém và phôi ngày 6 chất lượng tốt.
Quyết định chuyển phôi nang cần xem xét đến độ tuổi bệnh nhân vì tỉ lệ trẻ sinh giảm dần theo độ tuổi. Trong thực hành lâm sàng, chuyển 2 phôi được thực hiện nhằm cải thiện kết quả thai ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên điều này sẽ đi kèm với nhiều nguy cơ nếu bệnh nhân mang đa thai. Nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả cho thấy chuyển đơn phôi nang, bao gồm cả những phôi nang chất lượng kém, có thể được đề xuất cho nhóm bệnh nhân > 35 tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về kết quả chuyển phôi ngày 6 dựa trên các đánh giá hình thái và độ tuổi bệnh nhân. Đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, chuyển đơn phôi ngày 6 chất lượng tốt có thể được đề xuất do vẫn duy trì được tỉ lệ thai ở mức chấp nhận được.
Nghiên cứu hồi cứu này so sánh kết quả thai giữa việc chuyển đơn phôi nang ngày 5 chất lượng kém và phôi nang ngày 6 chất lượng tốt đối với bệnh nhân ở độ tuổi 35, và liệu rằng việc chuyển đơn phôi ngày 6 chất lượng tốt có nên được đề xuất cho tất cả đối tượng bệnh nhân thực hiện IVF. Từ đó sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin tham khảo trong việc lựa chọn phôi chuyển nhằm đảm bảo tỉ lệ trẻ sinh cũng như tỉ lệ đa thai ở mức hợp lí.
Đối tượng và phân nhóm nghiên cứu
Đối tượng tham gia vào nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau: i) tuổi từ 20 - 39 tuổi, ii) lần đầu tiên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, iii) số chu kì chuyển phôi không quá 2 chu kì, iv) độ dày nội mạc tử cung vào ngày tiêm P4 từ 7 mm trở lên. Các tiêu chí loại khỏi nghiên cứu bao gồm: i) phôi nang phát triển từ noãn đông lạnh hoặc noãn hiến, ii) các chu kì tạo phôi có thực hiện chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, iii) lạc nội mạc tử cung giai đoạn III - IV, iv) bất thường tử cung rõ nguyên nhân, v) bệnh nhân bị ứ dịch vòi trứng hoặc bị các bệnh toàn thân chưa được điều trị trước khi tiến hành chuyển phôi trữ.
Các chu kì chuyển phôi trữ thoả các tiêu chí nhận được chia thành các nhóm nghiên cứu: nhóm A (n = 723) được chuyển một phôi nang ngày 5 chất lượng kém, nhóm B (n = 900) được chuyển một phôi nang ngày 6 chất lượng tốt.
Kết quả
Có tổng cộng 1.623 chu kì chuyển phôi trữ được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2020 được chia thành 2 nhóm dựa trên chất lượng phôi và tuổi phôi. Những bệnh nhân trong cùng độ tuổi không có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể, thời gian vô sinh, loại vô sinh, phương pháp thụ tinh, phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung và độ dày nội mạc khi chuyển phôi. Ở những phụ nữ nhỏ hơn 35 tuổi, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lâm sàng (42,41% và 44,80%), tỉ lệ trẻ sinh (31,13% và 35,48%) và tỉ lệ sẩy thai sớm (21,63% và 17,6%) giữa 2 nhóm A và B. Ở nhóm phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, nhóm B không có xu hướng gì đặc biệt ngoại trừ tỉ lệ trẻ sinh thấp hơn nhóm A (21,28% và 29,09%). Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai sớm không có khác biệt giữa 2 nhóm (33,33% và 31,58%). Nhóm nghiên cứu cũng phân tích một số kết quả lâm sàng khác ở những bệnh nhân lớn tuổi. Ở nhóm từ 35 đến 37 tuổi, những bệnh nhân được chuyển 1 phôi nang ngày 6 chất lượng tốt có tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn so với những bệnh nhân chuyển 1 phôi nang ngày 5 chất lượng kém (21,82% và 30,36%). Xu hướng này cũng được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân từ 38 – 39 tuổi (20,0% và 26,42%).
So sánh kết quả sơ sinh giữa 2 nhóm được phân tầng theo độ tuổi 35 tuổi, kết quả được ghi nhận như sau: khi bệnh nhân ở cùng nhóm tuổi, không có sự khác biệt đáng kể về tuổi thai, cân nặng khi sinh, chiều cao khi sinh và tỉ lệ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân hoặc rất nhẹ cân giữa 2 nhóm A và B.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy mặc dù có chất lượng kém hơn nhưng phôi nang ngày 5 vẫn được ưu tiên lựa chọn để chuyển so với phôi nang ngày 6 có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, các kết quả thai khi chuyển phôi nang ngày 6 chất lượng tốt vẫn đang ở mức chấp nhận được.
Nguồn: He Y, Tang Y, Liu H, Liu J, Mao Y. No advantage of single day 6 good-quality blastocyst transfer versus single day 5 poor-quality blastocyst transfer in frozen-thawed cycles stratified by age: a retrospective study. BMC Pregnancy and Childbirth. 2023 Jan 30;23(1):79.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp về lý do chuyển phôi nang nguyên bội vẫn thất bại làm tổ. - Ngày đăng: 06-06-2023
Chuyển phôi dưới sự hỗ trợ của siêu âm đầu dò âm đạo cải thiện tỷ lệ mang thai ở bệnh nhân béo phì trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 06-06-2023
Nghiên cứu khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng trên động vật thí nghiệm sử dụng các chất bảo quản đông lạnh khác nhau - Ngày đăng: 02-06-2023
Những bất thường của quá trình methyl hóa DNA trong tinh trùng bệnh nhân nam ở những trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-06-2023
Bệnh nhân trẻ tuổi thất bại làm tổ có cần thiết thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ? - Ngày đăng: 31-05-2023
Số lượng noãn thu được nhiều hơn sau chọc hút có liên quan đến sự gia tăng số lượng noãn được thụ tinh, số lượng phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy - Ngày đăng: 24-05-2023
Tác động của nhiễm HPV đối với tình trạng vô sinh của nam giới: một nghiên cứu hồi cứu quan sát - Ngày đăng: 24-05-2023
Đánh giá ảnh hưởng của HPV đến động học phát triển phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-05-2023
HPV trong tinh dịch và nguy cơ sẩy thai liên tiếp vô căn: thông tin chi tiết từ một nghiên cứu bệnh chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 24-05-2023
Ảnh hưởng của u xơ tử cung ≤6 cm không gây biến dạng buồng tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm: Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-05-2023
Dự đoán trẻ sinh sống từ chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có nguồn gốc từ 1PN: mối tương quan giữa chất lượng phôi tổng thể, ICM, TE và độ nở rộng khoang phôi - Ngày đăng: 18-05-2023
Tiềm năng phát triển của noãn mi trưởng thành muộn sau chọc hút - Ngày đăng: 18-05-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK