Tin tức
on Wednesday 24-05-2023 8:44am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), buồng trứng được kích thích bằng gonadotropin để thúc đẩy sự phát triển của nhiều nang noãn, với mục tiêu thu được nhiều tế bào noãn chất lượng cao. Thu nhận được nhiều noãn về mặt lý thuyết sẽ cải thiện cơ hội có trẻ sinh sống bằng cách tăng số lượng phôi có sẵn để chuyển. Tuy nhiên, việc kích thích buồng trứng khiến bệnh nhân phát triển một số lượng lớn nang noãn sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Mặc dù các tác động tiêu cực của OHSS đối với bệnh nhân đã được nghiên cứu rõ ràng nhưng vẫn chưa có tài liệu y văn nào làm rõ tác động của việc thu nhận số lượng lớn noãn đối với chất lượng noãn.
Một trong những câu hỏi của IVF trong những năm qua là: “chọc hút được nhiều noãn liệu có tốt hơn không?’’ Nhiều nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa số lượng noãn thu được trong quá trình kích thích buồng trứng và kết quả trẻ sinh sống. Các nghiên cứu này thường tập trung vào tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) khi chuyển phôi tươi hoặc LBR tích lũy - tính từ kết quả có trẻ sinh sống từ khi chuyển phôi tươi và tất cả các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh sau đó (FET). Khi xem xét LBR chuyển phôi tươi, có ý kiến cho rằng đạt được kết quả tối ưu khi thu được từ 6 đến 15 noãn, với 15 noãn thu được sẽ dẫn đến kết quả ổn định hoặc giảm vừa phải LBR. Khi xem xét LBR tích lũy, các nghiên cứu thường báo cáo một xu hướng tích cực trong đó nhiều noãn hơn dẫn đến LBR tích lũy cao hơn, không có bất lợi rõ ràng nào đối với việc thu được nhiều noãn.
Mặc dù một số nghiên cứu gợi ý rằng “càng nhiều noãn càng tốt” khi xem xét khả năng sinh trẻ khỏe mạnh từ tất cả các noãn thu được, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn từ một bộ dữ liệu lớn đại diện cho một quần thể đa dạng. Hơn nữa, các kỹ thuật IVF đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua như việc nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang, đông lạnh phôi hiệu quả hơn, trữ lạnh tất cả các chu kỳ và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT). Do đó, cần phải tiếp tục đánh giá mối quan hệ giữa noãn thu được và kết quả trẻ sinh sống, lý tưởng nhất là trên một tập dữ liệu lớn phản ánh các thực tiễn hiện tại của IVF. Do đó, nhóm tác giả bắt đầu tiến hành nghiên cứu chủ đề này bằng cách sử dụng dữ liệu mới nhất (từ 2014 đến 2019) từ cơ sở dữ liệu của Hệ thống báo cáo kết quả của Hiệp hội các phòng khám ART (SART CORS). Để phản ánh sự thay đổi hướng tới các chu kỳ đông lạnh hơn, SART CORS hiện định nghĩa chuyển phôi ''sơ cấp'' là chu kỳ chuyển phôi đầu tiên sau khi thu nhận noãn (dù là phôi tươi hay đông lạnh) và chuyển phôi ''thứ cấp'' như bất kỳ chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông nào tiếp theo sau đó. Theo đó, số liệu LBR phù hợp nhất với bệnh nhân hiện tại là LBR sơ cấp, để nắm bắt cơ hội thành công trong lần chuyển đầu tiên và LBR tích lũy, để nắm bắt cơ hội thành công nếu họ tiếp tục điều trị sau lần chuyển lần đầu. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định xem liệu số lượng noãn thu được cao trong quá trình kích thích buồng trứng có làm tăng cơ hội có trẻ sinh sống hay không. Để đạt được mục tiêu này, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng noãn thu nhận sau chọc hút với số lượng noãn đã thụ tinh (2PN), phôi nang, LBR sơ cấp và LBR tích lũy bằng cách sử dụng bộ dữ liệu quốc gia về các chu kỳ chọc hút noãn và các chu kỳ FET được liên kết từ SART CORS. Ngoài ra, nghiên cứu trên đã phân tầng LBR chuyển phôi sơ cấp theo chuyển phôi tươi, chuyển phôi trữ có và không có PGT.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu hồi cứu để điều tra mối liên quan giữa số lượng noãn thu được với số lượng noãn được thụ tinh, phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi sơ cấp và tích lũy. Nghiên cứu trên sử dụng các chu kỳ chọc hút IVF tự thân và các chu kỳ FET được liên kết từ các phòng khám IVF ở Hoa Kỳ từ năm 2014 đến 2019. Tổng cộng có 402.411 chu kỳ chọc hút đã được đưa vào nghiên cứu với 296.409 bệnh nhân. Đối với các chu kỳ chọc hút và chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang (n = 173.066), tổng số phôi nang được tính bằng tổng số phôi được chuyển và đông lạnh.
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Số lượng noãn thu được cao hơn sẽ cải thiện LBR tích lũy mà không ảnh hưởng đến LBR sơ cấp. Những kết quả này đã được xác nhận sau khi kiểm soát yếu tố tuổi tác, AMH, BMI và chẩn đoán vô sinh. Điều này gợi ý rằng các chiến lược kích thích buồng trứng nên nhằm mục đích tối đa hóa số lượng noãn thu được một cách an toàn. Các nghiên cứu trong tương lai nên được thực hiện để tìm biện pháp tối ưu nhằm cân bằng giữa rủi ro của OHSS với mục tiêu nâng cao LBR tích lũy.
Tài liệu tham khảo
Fanton, M., Cho, J. H., Baker, V. L., & Loewke, K. (2023). A higher number of oocytes retrieved is associated with an increase in 2PNs, blastocysts, and cumulative live birth rates. Fertility and Sterility.
Giới thiệu chung
Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), buồng trứng được kích thích bằng gonadotropin để thúc đẩy sự phát triển của nhiều nang noãn, với mục tiêu thu được nhiều tế bào noãn chất lượng cao. Thu nhận được nhiều noãn về mặt lý thuyết sẽ cải thiện cơ hội có trẻ sinh sống bằng cách tăng số lượng phôi có sẵn để chuyển. Tuy nhiên, việc kích thích buồng trứng khiến bệnh nhân phát triển một số lượng lớn nang noãn sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS). Mặc dù các tác động tiêu cực của OHSS đối với bệnh nhân đã được nghiên cứu rõ ràng nhưng vẫn chưa có tài liệu y văn nào làm rõ tác động của việc thu nhận số lượng lớn noãn đối với chất lượng noãn.
Một trong những câu hỏi của IVF trong những năm qua là: “chọc hút được nhiều noãn liệu có tốt hơn không?’’ Nhiều nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa số lượng noãn thu được trong quá trình kích thích buồng trứng và kết quả trẻ sinh sống. Các nghiên cứu này thường tập trung vào tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR) khi chuyển phôi tươi hoặc LBR tích lũy - tính từ kết quả có trẻ sinh sống từ khi chuyển phôi tươi và tất cả các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh sau đó (FET). Khi xem xét LBR chuyển phôi tươi, có ý kiến cho rằng đạt được kết quả tối ưu khi thu được từ 6 đến 15 noãn, với 15 noãn thu được sẽ dẫn đến kết quả ổn định hoặc giảm vừa phải LBR. Khi xem xét LBR tích lũy, các nghiên cứu thường báo cáo một xu hướng tích cực trong đó nhiều noãn hơn dẫn đến LBR tích lũy cao hơn, không có bất lợi rõ ràng nào đối với việc thu được nhiều noãn.
Mặc dù một số nghiên cứu gợi ý rằng “càng nhiều noãn càng tốt” khi xem xét khả năng sinh trẻ khỏe mạnh từ tất cả các noãn thu được, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn từ một bộ dữ liệu lớn đại diện cho một quần thể đa dạng. Hơn nữa, các kỹ thuật IVF đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua như việc nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang, đông lạnh phôi hiệu quả hơn, trữ lạnh tất cả các chu kỳ và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT). Do đó, cần phải tiếp tục đánh giá mối quan hệ giữa noãn thu được và kết quả trẻ sinh sống, lý tưởng nhất là trên một tập dữ liệu lớn phản ánh các thực tiễn hiện tại của IVF. Do đó, nhóm tác giả bắt đầu tiến hành nghiên cứu chủ đề này bằng cách sử dụng dữ liệu mới nhất (từ 2014 đến 2019) từ cơ sở dữ liệu của Hệ thống báo cáo kết quả của Hiệp hội các phòng khám ART (SART CORS). Để phản ánh sự thay đổi hướng tới các chu kỳ đông lạnh hơn, SART CORS hiện định nghĩa chuyển phôi ''sơ cấp'' là chu kỳ chuyển phôi đầu tiên sau khi thu nhận noãn (dù là phôi tươi hay đông lạnh) và chuyển phôi ''thứ cấp'' như bất kỳ chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông nào tiếp theo sau đó. Theo đó, số liệu LBR phù hợp nhất với bệnh nhân hiện tại là LBR sơ cấp, để nắm bắt cơ hội thành công trong lần chuyển đầu tiên và LBR tích lũy, để nắm bắt cơ hội thành công nếu họ tiếp tục điều trị sau lần chuyển lần đầu. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định xem liệu số lượng noãn thu được cao trong quá trình kích thích buồng trứng có làm tăng cơ hội có trẻ sinh sống hay không. Để đạt được mục tiêu này, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng noãn thu nhận sau chọc hút với số lượng noãn đã thụ tinh (2PN), phôi nang, LBR sơ cấp và LBR tích lũy bằng cách sử dụng bộ dữ liệu quốc gia về các chu kỳ chọc hút noãn và các chu kỳ FET được liên kết từ SART CORS. Ngoài ra, nghiên cứu trên đã phân tầng LBR chuyển phôi sơ cấp theo chuyển phôi tươi, chuyển phôi trữ có và không có PGT.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu hồi cứu để điều tra mối liên quan giữa số lượng noãn thu được với số lượng noãn được thụ tinh, phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi sơ cấp và tích lũy. Nghiên cứu trên sử dụng các chu kỳ chọc hút IVF tự thân và các chu kỳ FET được liên kết từ các phòng khám IVF ở Hoa Kỳ từ năm 2014 đến 2019. Tổng cộng có 402.411 chu kỳ chọc hút đã được đưa vào nghiên cứu với 296.409 bệnh nhân. Đối với các chu kỳ chọc hút và chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang (n = 173.066), tổng số phôi nang được tính bằng tổng số phôi được chuyển và đông lạnh.
Kết quả nghiên cứu
- Có mối tương quan tuyến tính chặc chẽ giữa số lượng noãn thu được sau chọc hút với số lượng noãn được thụ tinh và số lượng phôi nang.
- LBR tích lũy tăng đáng kể với số lượng noãn thu được khoảng 16–20, tại thời điểm đó, LBR tiếp tục tăng nhưng với hiệu suất giảm dần. Xu hướng tăng của LBR tích lũy đã được quan sát thấy khi phân tầng bệnh nhân theo độ tuổi và nồng độ AMH, sau khi kiểm soát các biến gây nhiễu bằng hồi quy logistic đa biến.
- LBR sơ cấp cũng tăng theo số lượng noãn khi chúng khoảng 16–20 noãn, tại thời điểm đó tỉ lệ này ổn định và không có dấu hiệu giảm.
Kết luận
Số lượng noãn thu được cao hơn sẽ cải thiện LBR tích lũy mà không ảnh hưởng đến LBR sơ cấp. Những kết quả này đã được xác nhận sau khi kiểm soát yếu tố tuổi tác, AMH, BMI và chẩn đoán vô sinh. Điều này gợi ý rằng các chiến lược kích thích buồng trứng nên nhằm mục đích tối đa hóa số lượng noãn thu được một cách an toàn. Các nghiên cứu trong tương lai nên được thực hiện để tìm biện pháp tối ưu nhằm cân bằng giữa rủi ro của OHSS với mục tiêu nâng cao LBR tích lũy.
Tài liệu tham khảo
Fanton, M., Cho, J. H., Baker, V. L., & Loewke, K. (2023). A higher number of oocytes retrieved is associated with an increase in 2PNs, blastocysts, and cumulative live birth rates. Fertility and Sterility.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của nhiễm HPV đối với tình trạng vô sinh của nam giới: một nghiên cứu hồi cứu quan sát - Ngày đăng: 24-05-2023
Đánh giá ảnh hưởng của HPV đến động học phát triển phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-05-2023
HPV trong tinh dịch và nguy cơ sẩy thai liên tiếp vô căn: thông tin chi tiết từ một nghiên cứu bệnh chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 24-05-2023
Ảnh hưởng của u xơ tử cung ≤6 cm không gây biến dạng buồng tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm: Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-05-2023
Dự đoán trẻ sinh sống từ chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có nguồn gốc từ 1PN: mối tương quan giữa chất lượng phôi tổng thể, ICM, TE và độ nở rộng khoang phôi - Ngày đăng: 18-05-2023
Tiềm năng phát triển của noãn mi trưởng thành muộn sau chọc hút - Ngày đăng: 18-05-2023
Nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về chuyển thoi vô sắc để điều trị các trường hợp vô sinh nguyên phát thực hiện IVF thất bại nhiều lần - Ngày đăng: 18-05-2023
So sánh tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm xin noãn trong chu kỳ chuyển phôi tươi giữa nhóm sử dụng noãn tươi và noãn rã đông - Ngày đăng: 18-05-2023
Báo cáo một trường hợp trẻ sinh sống khoẻ mạnh từ phôi có kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là “hỗn loạn” - Ngày đăng: 18-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh liên quan vô sinh và vai trò của stress oxy hóa với phân mảnh dna tinh trùng - Ngày đăng: 16-05-2023
Micro-TESE so với TESE thông thường đối với nam giới bị vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 16-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh và vô sinh nam: khía cạnh lịch sử, giải phẫu và tiết niệu - Ngày đăng: 16-05-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK