Tin tức
on Thursday 18-05-2023 9:13am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Sau quá trình kích thích buồng trứng trong điều trị IVF, trung bình có khoảng 20% số lượng noãn thu nhận sau chọc hút được phát hiện là chưa trưởng thành và đang ở giai đoạn kỳ giữa I (MI) hoặc giai đoạn túi mầm. Đối với các noãn MI đã trải qua quá trình phá vỡ túi mầm in vivo, chúng có thể hoàn thành quá trình trưởng thành trong vòng vài giờ sau khi nuôi cấy in vitro để đạt đến giai đoạn kì giữa II (MII). Để đạt đến giai đoạn này, noãn bào sẽ trải qua quá trình trưởng thành của nhân và trưởng thành của tế bào chất. Cả hai quá trình trưởng thành trên đều quan trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau và cần thiết cho quá trình thụ tinh, phát triển thành công của phôi. Sự trưởng thành của nhân thường xảy ra đồng thời với sự trưởng thành tế bào chất và đòi hỏi sự tái tổ chức lại nhiều cấu trúc và bào quan trong tế bào, bao gồm màng ty thể, mạng lưới nội chất và khung xương tế bào. Khác với quá trình trưởng thành noãn in vivo, sự trưởng thành của noãn trong môi trường nuôi cấy có thể làm thay đổi các quá trình này và ảnh hưởng đến sự thụ tinh và phát triển phôi. Theo một số nghiên cứu, các tế bào noãn được thu nhận ở giai đoạn MI và trưởng thành đến giai đoạn MII khi được nuôi cấy bên ngoài cơ thể (''tế bào noãn MI-MII'') đã được chứng minh dẫn đến tỉ lệ thụ tinh thấp hơn, tỉ lệ đa nhân của phôi và tỉ lệ phát triển phôi bất thường cao hơn so với noãn trưởng thành in vivo được thu nhận ở giai đoạn MII. Tuy nhiên, các tài liệu y văn trên thế giới vẫn ghi nhận được nhiều trường hợp mang thai thành công sau khi chuyển phôi có nguồn gốc từ tế bào noãn MI-MII.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể lệch bội (PGT-A) sau khi sinh thiết tế bào lá nuôi (TE) là một quy trình được sử dụng rộng rãi để chọn lựa phôi nguyên bội cho chuyển phôi và đã cải thiện đáng kể tỉ lệ trẻ sinh sống và giảm tỉ lệ sẩy thai sớm ở những phụ nữ lớn tuổi với nguy cơ mang lệch bội ở noãn và phôi cao. Chọn phôi nguyên bội có nguồn gốc từ tế bào noãn MI-MII bằng cách sử dụng PGT-A có thể là một con đường tiềm năng để tăng số lượng phôi có sẵn và đạt được tỉ lệ sinh sống tích lũy cao hơn ở một bệnh nhân. Điều này có thể đặc biệt có lợi ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng hoặc ở những bệnh nhân có nhóm nang trứng không đồng bộ với một số lượng lớn noãn chưa trưởng thành sau khi chọc hút. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về khả năng phát triển của noãn MI-MII hoặc báo cáo về tỉ lệ mang thai sau khi chuyển đơn phôi nguyên bội có nguồn gốc từ noãn MI-MII. Với giả thuyết noãn MI-MII có khả năng phát triển thấp hơn và dẫn đến tỉ lệ sinh sống thấp hơn khi chuyển đơn phôi nguyên bội so với noãn MII. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về khả năng phát triển của các noãn MI-MII so với các noãn MII từ cùng một cá thể và cùng một chu kỳ kích thích buồng trứng, cũng như so sánh kết quả IVF giữa hai nhóm sau khi thực hiện chuyển đơn phôi nguyên bội.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm y tế với 800 bệnh nhân từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2020. Tổng cộng 1.124 chu kỳ ICSI với ít nhất 1 noãn MII thu được sau khi chọc hút và ít nhất 1 noãn ''MI-MII'' được trưởng thành trong môi trường nuôi cấy trước khi ICSI được đưa vào nghiên cứu. Các noãn MII và MI thu được đã được cấy riêng trong 2-4 giờ trong môi trường thụ tinh (SAGE; CooperSurgical Inc.). Trong trường hợp tỉ lệ noãn trưởng thành thu được sau chọc hút <50%, các noãn MI thu được cùng thời điểm sẽ được nuôi cấy trong tối đa 6 giờ trước khi đánh giá lại độ trưởng thành. Sau khi thực hiện ICSI, sự hình thành phôi nang được đánh giá mỗi ngày từ ngày 5 đến ngày 7. Sinh thiết TE được thực hiện trên phôi nang mở rộng với cấp độ trên 3CC. Các phôi nang sau đó được đông lạnh bằng bộ kit đông lạnh thủy tinh hóa Cryotec (Cryotech, Tokyo, Nhật Bản) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một phôi nang nguyên bội đã được chọn để chuyển phôi cho mỗi chu kỳ FET.
Tổng cộng có 7.865 noãn MII và 2.369 noãn MI-MII thu được từ cùng một bệnh nhân được so sánh về tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ hình thành phôi nang. Đối với những bệnh nhân thực hiện chuyển đơn phôi nang nguyên bội (n = 406), tỉ lệ thai lâm sàng, sẩy thai và tỉ lệ trẻ sinh sống được so sánh giữa 2 nhóm.
Kết quả nghiên cứu
Tỉ lệ thụ tinh ở noãn MII cao hơn đáng kể so với noãn MI-MII trưởng thành muộn (75,9% so với 56,1%). Tương tự, tỉ lệ hình thành phôi nang cao hơn ở phôi có nguồn gốc từ noãn MII so với phôi từ noãn MI-MII (53,8% so với 23,9%) và tỉ lệ phôi nguyên bội từ noãn MII cũng cao hơn đáng kể so với phôi từ noãn MI-MII (49,2% so với 34,7%). Tuy nhiên, tỉ lệ có thai, sẩy thai tự nhiên và tỉ lệ trẻ sinh sống sau mỗi lần chuyển phôi nang nguyên bội không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (nhóm MII so với nhóm MI-MII, 65,7% so với 74,1%, 6,4% so với 5,0% và 61,5% so với 70,0%, tương ứng).
Kết luận
So với noãn trưởng thành trong cơ thể và được thu nhận sau chọc hút dưới dạng noãn MII, các noãn được thu nhận dưới dạng MI và trưởng thành thành noãn MII bên ngoài cơ thể trước khi ICSI cho thấy khả năng phát triển thấp hơn, bao gồm khả năng thụ tinh, hình thành phôi nang và tỉ lệ tạo phôi nguyên bội thấp hơn. Tuy nhiên, các phôi nang nguyên bội từ hai nhóm đều đưa đến tỉ lệ trẻ sinh sống tương tự nhau, cho thấy rằng các noãn MI với sự trưởng thành muộn hơn vẫn có thể hữu ích mặc dù khả năng phát triển tổng thể thấp hơn so với các các noãn đã trải qua quá trình trưởng thành in vivo của chúng.
Tài liệu tham khảo
Moon, J. H., Zhao, Q., Zhang, J., Reddy, V., Han, J., Cheng, Y., ... & Yu, B. (2023). The developmental competence of human metaphase I oocytes with delayed maturation in vitro. Fertility and Sterility, 119(4), 690-696.
Giới thiệu chung
Sau quá trình kích thích buồng trứng trong điều trị IVF, trung bình có khoảng 20% số lượng noãn thu nhận sau chọc hút được phát hiện là chưa trưởng thành và đang ở giai đoạn kỳ giữa I (MI) hoặc giai đoạn túi mầm. Đối với các noãn MI đã trải qua quá trình phá vỡ túi mầm in vivo, chúng có thể hoàn thành quá trình trưởng thành trong vòng vài giờ sau khi nuôi cấy in vitro để đạt đến giai đoạn kì giữa II (MII). Để đạt đến giai đoạn này, noãn bào sẽ trải qua quá trình trưởng thành của nhân và trưởng thành của tế bào chất. Cả hai quá trình trưởng thành trên đều quan trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau và cần thiết cho quá trình thụ tinh, phát triển thành công của phôi. Sự trưởng thành của nhân thường xảy ra đồng thời với sự trưởng thành tế bào chất và đòi hỏi sự tái tổ chức lại nhiều cấu trúc và bào quan trong tế bào, bao gồm màng ty thể, mạng lưới nội chất và khung xương tế bào. Khác với quá trình trưởng thành noãn in vivo, sự trưởng thành của noãn trong môi trường nuôi cấy có thể làm thay đổi các quá trình này và ảnh hưởng đến sự thụ tinh và phát triển phôi. Theo một số nghiên cứu, các tế bào noãn được thu nhận ở giai đoạn MI và trưởng thành đến giai đoạn MII khi được nuôi cấy bên ngoài cơ thể (''tế bào noãn MI-MII'') đã được chứng minh dẫn đến tỉ lệ thụ tinh thấp hơn, tỉ lệ đa nhân của phôi và tỉ lệ phát triển phôi bất thường cao hơn so với noãn trưởng thành in vivo được thu nhận ở giai đoạn MII. Tuy nhiên, các tài liệu y văn trên thế giới vẫn ghi nhận được nhiều trường hợp mang thai thành công sau khi chuyển phôi có nguồn gốc từ tế bào noãn MI-MII.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thể lệch bội (PGT-A) sau khi sinh thiết tế bào lá nuôi (TE) là một quy trình được sử dụng rộng rãi để chọn lựa phôi nguyên bội cho chuyển phôi và đã cải thiện đáng kể tỉ lệ trẻ sinh sống và giảm tỉ lệ sẩy thai sớm ở những phụ nữ lớn tuổi với nguy cơ mang lệch bội ở noãn và phôi cao. Chọn phôi nguyên bội có nguồn gốc từ tế bào noãn MI-MII bằng cách sử dụng PGT-A có thể là một con đường tiềm năng để tăng số lượng phôi có sẵn và đạt được tỉ lệ sinh sống tích lũy cao hơn ở một bệnh nhân. Điều này có thể đặc biệt có lợi ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng hoặc ở những bệnh nhân có nhóm nang trứng không đồng bộ với một số lượng lớn noãn chưa trưởng thành sau khi chọc hút. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về khả năng phát triển của noãn MI-MII hoặc báo cáo về tỉ lệ mang thai sau khi chuyển đơn phôi nguyên bội có nguồn gốc từ noãn MI-MII. Với giả thuyết noãn MI-MII có khả năng phát triển thấp hơn và dẫn đến tỉ lệ sinh sống thấp hơn khi chuyển đơn phôi nguyên bội so với noãn MII. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về khả năng phát triển của các noãn MI-MII so với các noãn MII từ cùng một cá thể và cùng một chu kỳ kích thích buồng trứng, cũng như so sánh kết quả IVF giữa hai nhóm sau khi thực hiện chuyển đơn phôi nguyên bội.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm y tế với 800 bệnh nhân từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2020. Tổng cộng 1.124 chu kỳ ICSI với ít nhất 1 noãn MII thu được sau khi chọc hút và ít nhất 1 noãn ''MI-MII'' được trưởng thành trong môi trường nuôi cấy trước khi ICSI được đưa vào nghiên cứu. Các noãn MII và MI thu được đã được cấy riêng trong 2-4 giờ trong môi trường thụ tinh (SAGE; CooperSurgical Inc.). Trong trường hợp tỉ lệ noãn trưởng thành thu được sau chọc hút <50%, các noãn MI thu được cùng thời điểm sẽ được nuôi cấy trong tối đa 6 giờ trước khi đánh giá lại độ trưởng thành. Sau khi thực hiện ICSI, sự hình thành phôi nang được đánh giá mỗi ngày từ ngày 5 đến ngày 7. Sinh thiết TE được thực hiện trên phôi nang mở rộng với cấp độ trên 3CC. Các phôi nang sau đó được đông lạnh bằng bộ kit đông lạnh thủy tinh hóa Cryotec (Cryotech, Tokyo, Nhật Bản) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một phôi nang nguyên bội đã được chọn để chuyển phôi cho mỗi chu kỳ FET.
Tổng cộng có 7.865 noãn MII và 2.369 noãn MI-MII thu được từ cùng một bệnh nhân được so sánh về tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ hình thành phôi nang. Đối với những bệnh nhân thực hiện chuyển đơn phôi nang nguyên bội (n = 406), tỉ lệ thai lâm sàng, sẩy thai và tỉ lệ trẻ sinh sống được so sánh giữa 2 nhóm.
Kết quả nghiên cứu
Tỉ lệ thụ tinh ở noãn MII cao hơn đáng kể so với noãn MI-MII trưởng thành muộn (75,9% so với 56,1%). Tương tự, tỉ lệ hình thành phôi nang cao hơn ở phôi có nguồn gốc từ noãn MII so với phôi từ noãn MI-MII (53,8% so với 23,9%) và tỉ lệ phôi nguyên bội từ noãn MII cũng cao hơn đáng kể so với phôi từ noãn MI-MII (49,2% so với 34,7%). Tuy nhiên, tỉ lệ có thai, sẩy thai tự nhiên và tỉ lệ trẻ sinh sống sau mỗi lần chuyển phôi nang nguyên bội không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (nhóm MII so với nhóm MI-MII, 65,7% so với 74,1%, 6,4% so với 5,0% và 61,5% so với 70,0%, tương ứng).
Kết luận
So với noãn trưởng thành trong cơ thể và được thu nhận sau chọc hút dưới dạng noãn MII, các noãn được thu nhận dưới dạng MI và trưởng thành thành noãn MII bên ngoài cơ thể trước khi ICSI cho thấy khả năng phát triển thấp hơn, bao gồm khả năng thụ tinh, hình thành phôi nang và tỉ lệ tạo phôi nguyên bội thấp hơn. Tuy nhiên, các phôi nang nguyên bội từ hai nhóm đều đưa đến tỉ lệ trẻ sinh sống tương tự nhau, cho thấy rằng các noãn MI với sự trưởng thành muộn hơn vẫn có thể hữu ích mặc dù khả năng phát triển tổng thể thấp hơn so với các các noãn đã trải qua quá trình trưởng thành in vivo của chúng.
Tài liệu tham khảo
Moon, J. H., Zhao, Q., Zhang, J., Reddy, V., Han, J., Cheng, Y., ... & Yu, B. (2023). The developmental competence of human metaphase I oocytes with delayed maturation in vitro. Fertility and Sterility, 119(4), 690-696.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về chuyển thoi vô sắc để điều trị các trường hợp vô sinh nguyên phát thực hiện IVF thất bại nhiều lần - Ngày đăng: 18-05-2023
So sánh tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm xin noãn trong chu kỳ chuyển phôi tươi giữa nhóm sử dụng noãn tươi và noãn rã đông - Ngày đăng: 18-05-2023
Báo cáo một trường hợp trẻ sinh sống khoẻ mạnh từ phôi có kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là “hỗn loạn” - Ngày đăng: 18-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh liên quan vô sinh và vai trò của stress oxy hóa với phân mảnh dna tinh trùng - Ngày đăng: 16-05-2023
Micro-TESE so với TESE thông thường đối với nam giới bị vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 16-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh và vô sinh nam: khía cạnh lịch sử, giải phẫu và tiết niệu - Ngày đăng: 16-05-2023
Ảnh hưởng của kích thích buồng trứng đến tỷ lệ phôi lệch bội và tỷ lệ phôi khảm - Ngày đăng: 24-04-2023
Sử dụng tinh trùng từ bảo quản lạnh không ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống ở các chu kỳ có yếu tố nam bình thường - Phân tích trên 7969 chu kỳ với noãn hiến - Ngày đăng: 17-04-2023
Tuổi của người cha có phải là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống trong các chu kỳ xin noãn? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 17-04-2023
Một phương pháp mới để xử lý phôi bị nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy - Ngày đăng: 14-04-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK