Tin tức
on Monday 17-04-2023 8:50am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Trung Kiên – IVF Vạn Hạnh, Bệnh viện Vạn Hạnh.
Tuổi mẹ cao từ lâu đã được công nhận là tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thường gây bất lợi cho quá trình tìm con của các bậc phụ huynh, cả trong thai kỳ tự nhiên và trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mẹ lớn tuổi cũng đối mặt với nhiều biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, con sinh ra nhẹ cân, tử vong sau sinh hay phải sinh mổ (bị động).
Tuổi của người cha cao dường như cũng có liên quan đến thai lưu, dị tật bẩm sinh và đặc biệt là sứt môi và trisomy 21. Tuy nhiên, tác động của tuổi cha cao đối với khả năng sinh sản vẫn còn đang được tranh luận. Một phân tích tổng hợp cho thấy tuổi của người cha tỉ lệ nghịch với chất lượng tinh trùng. Một nghiên cứu khác báo cáo tỷ lệ sảy thai ngày càng tăng khi tuổi của người cha ngày càng cao. Trong khi đó, tác động của tuổi cha cao đối với kết quả IVF vẫn chưa rõ ràng. Vì tuổi của người mẹ rõ ràng là yếu tố gây nhiễu chính khi tìm kiếm kết quả lâm sàng trong các chu kỳ IVF tự thân, vì xu hướng tuổi vợ chồng thường gần nhau nên tuổi vợ cũng thường cao trong các chu kỳ có chồng lớn tuổi. Vậy nên mô hình hiến noãn dường như đặc biệt phù hợp để nghiên cứu xem liệu tuổi của người cha có hay không liên quan chặt chẽ với việc giảm tỷ lệ trẻ sinh sống trong IVF. Các nghiên cứu hiện có không đồng nhất về thiết kế, dẫn đến kết quả không nhất quán. Phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mối liên quan giữa tuổi của người cha và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản sử dụng noãn từ người hiến. Bên cạnh đó, quan hệ giữa tuổi của người cha với tỷ lệ thai lâm sàng và sẩy thai sớm cũng được đưa vào khảo sát để mở rộng góc nhìn toàn cảnh hơn.
Tài liệu trong nghiên cứu được tham khảo từ PubMed, Embase và Thư viện Cochrane, tập trung vào các nghiên cứu được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ ngày 30 tháng 6 năm 2021 trở về trước.
Tổng cộng 883 nghiên cứu liên quan được tìm thấy. Sau khi loại bỏ các nội dung trùng lặp và không phù hợp, 10 nghiên cứu đủ điều kiện với khoảng 10.527 chu kỳ với noãn hiến đã được đưa vào phân tích trong bài tổng quan này.
3.2. Tổng hợp kết quả
Phân tích cho thấy LBR có xu hướng giảm khi tuổi của người cha tăng lên (−0,0055; KTC 95% (−0,0093; −0,0016), p = 0,006), với hệ số không đồng nhất thấp (I2 = 25%). Tuy nhiên, nhóm tác giả không phát hiện ra một ngưỡng thay đổi cụ thể nào.
Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) có xu hướng giảm khi tuổi của người cha tăng lên (−0,0038; KTC 95% (−0,0080; −0,0003), I2=15%) nhưng đã không mang ý nghĩa thống kê (p=0,07). Tỷ lệ sẩy thai cũng được phân tích nhưng không rút ra được kết luận gì vì những nghiên cứu này có kết quả trái ngược nhau.
Về mối quan hệ giữa tuổi nam giới và thông số tinh dịch đồ. Trong một phân tích tổng hợp của Sagi-Dain L và cộng sự (2015), các tác giả nhận thấy rằng thể tích tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng có thể giảm khi tuổi nam giới tăng nhưng các đặc điểm khác của tinh trùng, như mật độ và hình thái lại không liên quan. Việc lựa chọn tinh trùng sử dụng ICSI trong phần lớn các chu kỳ cũng có thể là yếu tố gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng cũng đã được chứng minh có liên quan đến sự lão hóa ở nam giới trong một số nghiên cứu. Điều này có thể là do suy giảm biểu hiện của các hệ thống sửa chữa tổn thương DNA trong ống sinh tinh. Song song, sự thay đổi các thông số của tinh trùng khi tuổi nam giới tăng lên có thể là do sự mất cân bằng giữa các gốc oxy hóa tự do (ROS) và chất chống oxy hóa, dẫn đến stress oxy hóa.
Một số nghiên cứu gần đây đã báo cáo mối liên hệ tiêu cực giữa tuổi của người cha và sự phát triển phôi giai đoạn sớm in-vitro. Van Opstal J và cộng sự (2021) nhận thấy rằng cơ hội có được phôi 8 tế bào chất lượng cao nhất vào ngày thứ 3 thấp hơn đáng kể ở những người đàn ông lớn tuổi. Mặt khác, quan hệ giữa tuổi của người cha và tỷ lệ dị bội phôi vẫn đang được tranh luận.
Nguồn: Begon, Emmanuelle, et al. "Does paternal age affect the live birth rate in donor oocyte cycles? A systematic review and meta-analysis." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2023): 1-10.
- Giới thiệu
Tuổi mẹ cao từ lâu đã được công nhận là tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thường gây bất lợi cho quá trình tìm con của các bậc phụ huynh, cả trong thai kỳ tự nhiên và trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mẹ lớn tuổi cũng đối mặt với nhiều biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, con sinh ra nhẹ cân, tử vong sau sinh hay phải sinh mổ (bị động).
Tuổi của người cha cao dường như cũng có liên quan đến thai lưu, dị tật bẩm sinh và đặc biệt là sứt môi và trisomy 21. Tuy nhiên, tác động của tuổi cha cao đối với khả năng sinh sản vẫn còn đang được tranh luận. Một phân tích tổng hợp cho thấy tuổi của người cha tỉ lệ nghịch với chất lượng tinh trùng. Một nghiên cứu khác báo cáo tỷ lệ sảy thai ngày càng tăng khi tuổi của người cha ngày càng cao. Trong khi đó, tác động của tuổi cha cao đối với kết quả IVF vẫn chưa rõ ràng. Vì tuổi của người mẹ rõ ràng là yếu tố gây nhiễu chính khi tìm kiếm kết quả lâm sàng trong các chu kỳ IVF tự thân, vì xu hướng tuổi vợ chồng thường gần nhau nên tuổi vợ cũng thường cao trong các chu kỳ có chồng lớn tuổi. Vậy nên mô hình hiến noãn dường như đặc biệt phù hợp để nghiên cứu xem liệu tuổi của người cha có hay không liên quan chặt chẽ với việc giảm tỷ lệ trẻ sinh sống trong IVF. Các nghiên cứu hiện có không đồng nhất về thiết kế, dẫn đến kết quả không nhất quán. Phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mối liên quan giữa tuổi của người cha và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản sử dụng noãn từ người hiến. Bên cạnh đó, quan hệ giữa tuổi của người cha với tỷ lệ thai lâm sàng và sẩy thai sớm cũng được đưa vào khảo sát để mở rộng góc nhìn toàn cảnh hơn.
- Thiết kế nghiên cứu
Tài liệu trong nghiên cứu được tham khảo từ PubMed, Embase và Thư viện Cochrane, tập trung vào các nghiên cứu được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp từ ngày 30 tháng 6 năm 2021 trở về trước.
- Kết quả
Tổng cộng 883 nghiên cứu liên quan được tìm thấy. Sau khi loại bỏ các nội dung trùng lặp và không phù hợp, 10 nghiên cứu đủ điều kiện với khoảng 10.527 chu kỳ với noãn hiến đã được đưa vào phân tích trong bài tổng quan này.
3.2. Tổng hợp kết quả
Phân tích cho thấy LBR có xu hướng giảm khi tuổi của người cha tăng lên (−0,0055; KTC 95% (−0,0093; −0,0016), p = 0,006), với hệ số không đồng nhất thấp (I2 = 25%). Tuy nhiên, nhóm tác giả không phát hiện ra một ngưỡng thay đổi cụ thể nào.
Tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) có xu hướng giảm khi tuổi của người cha tăng lên (−0,0038; KTC 95% (−0,0080; −0,0003), I2=15%) nhưng đã không mang ý nghĩa thống kê (p=0,07). Tỷ lệ sẩy thai cũng được phân tích nhưng không rút ra được kết luận gì vì những nghiên cứu này có kết quả trái ngược nhau.
- Thảo luận
Về mối quan hệ giữa tuổi nam giới và thông số tinh dịch đồ. Trong một phân tích tổng hợp của Sagi-Dain L và cộng sự (2015), các tác giả nhận thấy rằng thể tích tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng có thể giảm khi tuổi nam giới tăng nhưng các đặc điểm khác của tinh trùng, như mật độ và hình thái lại không liên quan. Việc lựa chọn tinh trùng sử dụng ICSI trong phần lớn các chu kỳ cũng có thể là yếu tố gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Tình trạng phân mảnh DNA tinh trùng cũng đã được chứng minh có liên quan đến sự lão hóa ở nam giới trong một số nghiên cứu. Điều này có thể là do suy giảm biểu hiện của các hệ thống sửa chữa tổn thương DNA trong ống sinh tinh. Song song, sự thay đổi các thông số của tinh trùng khi tuổi nam giới tăng lên có thể là do sự mất cân bằng giữa các gốc oxy hóa tự do (ROS) và chất chống oxy hóa, dẫn đến stress oxy hóa.
Một số nghiên cứu gần đây đã báo cáo mối liên hệ tiêu cực giữa tuổi của người cha và sự phát triển phôi giai đoạn sớm in-vitro. Van Opstal J và cộng sự (2021) nhận thấy rằng cơ hội có được phôi 8 tế bào chất lượng cao nhất vào ngày thứ 3 thấp hơn đáng kể ở những người đàn ông lớn tuổi. Mặt khác, quan hệ giữa tuổi của người cha và tỷ lệ dị bội phôi vẫn đang được tranh luận.
- Kết luận
Nguồn: Begon, Emmanuelle, et al. "Does paternal age affect the live birth rate in donor oocyte cycles? A systematic review and meta-analysis." Journal of Assisted Reproduction and Genetics (2023): 1-10.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một phương pháp mới để xử lý phôi bị nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy - Ngày đăng: 14-04-2023
So sánh kết quả phát triển phôi sau khi kéo dài thời gian nuôi cấy phôi đến ngày 6: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 10-04-2023
Một nghiên cứu theo dõi 10 - 15 năm trên nhóm trữ lạnh noãn chủ động khi họ quyết định quay trở lại sử dụng - Ngày đăng: 05-04-2023
Hiệu quả sử dụng và hiệu quả chi phí của việc trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 05-04-2023
Chuyển ti thể vào noãn người giúp cải thiện chất lượng phôi và kết quả lâm sàng ở các trường hợp thất bại nhiều chu kỳ IVF liên tiếp - Ngày đăng: 03-04-2023
Chuyển ty thể từ tế bào gốc mỡ giúp cải thiện tiềm năng phát triển ở noãn đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2023
Ảnh hưởng của tuổi và BMI với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-03-2023
Từ vô tinh đến tinh trùng đầu to – sự khác biệt kiểu hình từ một đột biến gene ZMYND15 - Ngày đăng: 30-03-2023
Các yếu tố tiên lượng cho thành công của phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc với tiền sử tinh hoàn ẩn hai bên và nồng độ testosterone bình thường - Ngày đăng: 30-03-2023
Chất lượng phôi khi chuyển có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và dữ liệu nhau thai không? - Ngày đăng: 29-03-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK