Tin tức
on Monday 10-04-2023 10:28am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Quá trình phát triển của phôi tuân theo một mốc thời gian cụ thể với các đặc điểm hình thái tương ứng với từng giai đoạn. Hầu hết các phôi đạt đến giai đoạn phôi nang sau 5 ngày thụ tinh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của phôi là khác nhau nên một số phôi sẽ không tạo thành phôi nang hoặc bắt đầu tạo phôi nang nhưng không đạt đến giai đoạn phôi nang đầy đủ. Sau đó, phôi nang sẽ đến tử cung từ ngày thứ 5 đến thứ 6 sau thụ tinh và phôi sẽ thoát màng để bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 đến thứ 7.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, phôi trong môi trường nuôi cấy có thể khác nhau về tốc độ phát triển, đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5, 6 hoặc 7. Theo thống kê cho thấy khoảng 30% phôi phát triển chậm, với một số phôi không bao giờ đạt đến giai đoạn phôi nang. Các nguyên nhân phổ biến như mẹ lớn tuổi và lệch bội. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chuyển phôi tươi phát triển chậm cho tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn so với phôi nang nở rộng hoàn toàn ngày 5. Với các phôi chậm phát triển được nuôi tiếp ngày 6 cho thấy có liên quan tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống thấp hơn. Có tương đối ít nghiên cứu về tiềm năng phát triển của phôi chưa đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5. Đồng thời, vẫn chưa rõ liệu kết quả lâm sàng thấp của phôi ngày 6 là do phôi bị dị bội với quá trình tạo phôi bị trì hoãn hay do thiếu cửa sổ làm tổ. Có tương đối ít nghiên cứu xem xét tiềm năng phát triển của phôi chậm ngày 5 đạt đến ngày 6.
Tại Trung tâm Sinh sản Ottawa, trước tháng 6 năm 2020 phôi chỉ được bảo quản lạnh khi đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5, các phôi giai đoạn sớm (giai đoạn 1 và 2), đầy đủ (giai đoạn 3) và nở rộng (giai đoạn 4 và 5) chất lượng tốt sẽ được bảo quản lạnh, các phôi còn lại sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy các phôi chậm ngày 5 phát triển đến ngày 6 có khả năng cải thiện tỷ lệ phôi nang, thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống. Do đó, Clara và cộng sự thay đổi chiến lược bảo quản lạnh bao gồm những phôi nang đầy đủ và nở rộng (Full and expanded blastocysts – FEBs) chất lượng tốt vào cả ngày 5 và ngày 6. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xem sự thay đổi trong chính sách bảo quản lạnh có ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi đủ điều kiện trữ lạnh hay không.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Các chu kỳ chuyển phôi IVF/ICSI từ trứng tự thân có ít nhất một phôi ngày 5. Nghiên cứu loại trừ noãn từ người hiến tặng, noãn đông lạnh, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ và mang thai hộ. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 bao gồm các chu kỳ IVF được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 khi chưa thay đổi chính sách bảo quản lạnh, do đó bao gồm phôi nang ngày 5 sớm, đầy đủ và nở rộng có chất lượng tốt. Nhóm 2 bao gồm các chu kỳ IVF từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020. Nhóm 2 có phôi nang FEB chất lượng tốt (giai đoạn>=3) được đông lạnh vào ngày 5 và ngày 6. So sánh kết quả phát triển phôi các chu kỳ IVF trước và sau khi chính sách trữ lạnh phôi thay đổi. Kết quả chính là tỷ lệ tương đối của phôi đủ điều kiện để thủy tinh hóa và kết quả phụ là xác định các yếu tố phôi thai, mẹ và chu kỳ có thể dự đoán cho quá trình thủy tinh hóa vào ngày thứ 6.
Kết quả: Tổng cộng có 3,438 phôi khả dụng ngày 5 (phôi dâu và phôi nang) qua 679 chu kỳ IVF. Các đặc điểm ban đầu của bệnh nhân như tuổi trung bình, khả năng sinh sản, số lần sinh, các chỉ số dự trữ buồng trứng, BMI và nguyên nhân vô sinh là tương đương nhau giữa hai nhóm nghiên cứu. Các đặc điểm chu kỳ như phác đồ IVF, tổng liều FSH, số phức hợp cumulus - noãn thu được, số noãn MII, số noãn thụ tinh và phương pháp thụ tinh không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Số lượng phôi ngày 5 khả dụng của hai nhóm là 1.667 (nhóm 1) và 1.771 (nhóm 2). Tỷ lệ phôi nang đủ điều kiện bảo quản lạnh là tương đương nhau trước và sau khi thay đổi chính sách (nhóm 1 là 44,4% và nhóm 2 là 46,9%). Tuy nhiên, số lượng phôi đông lạnh trung bình cao hơn đáng kể ở nhóm 2 (2,2 so với 1,7 phôi, p = 0,007).
Trong số 999 phôi không được bảo quản lạnh vào ngày thứ 5, gồm các phôi phát triển chậm và số còn lại là FEB chất lượng kém hơn. Trong các phôi phát triển chậm có 45,6% tiến triển lên FEB vào ngày 6 và chỉ 8% có chất lượng tốt có thể bảo quản lạnh. Phân tích cho thấy tuổi có liên quan đáng kể với cơ hội phát triển thành FEB chất lượng tốt. Phôi của phụ nữ dưới 35 tuổi có 8,8% và phụ nữ lớn hơn hoặc bằng 43 tuổi chỉ có 2,6% cơ hội phát triển thành FEB chất lượng tốt vào ngày thứ 6. Tương tự, kết quả các phôi nang sớm ngày 5 có 9,5 – 11,9% cơ hội trở thành FEB chất lượng tốt vào ngày hôm sau, trong khi phôi dâu chỉ có 0,6 – 1,1%. Bên cạnh đó, nguồn gốc tinh trùng cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của FEB chất lượng tốt, với tinh trùng phẫu thuật (mào tinh hoặc tinh hoàn) là 14,8% và tinh trùng từ xuất tinh là 7,5%.
Kết luận: Sự thay đổi chính sách bảo quản lạnh phôi bao gồm các phôi nang ngày 6 đầy đủ và nở rộng chất lượng tốt trong khi tránh thủy tinh hóa các phôi nang sớm vào ngày 5 mang lại tỷ lệ phôi đủ điều kiện là tương đương nhau. Khả năng phát triển thành FEB chất lượng tốt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi mẹ, giai đoạn phát triển của phôi và nguồn gốc tinh trùng. Kết quả nghiên cứu bổ sung tài liệu cho bác sĩ, chuyên viên phôi và bệnh nhân đưa ra các quyết định liên quan đến phôi phát triển chậm. Khả năng làm tổ của những phôi ngày 6 này cũng nên được nghiên cứu sâu hơn.
Nguồn: Wu, C. Q., Campbell, M., Shmorgun, D và cộng sự (2023). Comparative Embryo Development Outcomes following Extending Embryo Culture to Day 6: A Retrospective Cohort Study. International journal of fertility & sterility, 17(1), 40–46.
Quá trình phát triển của phôi tuân theo một mốc thời gian cụ thể với các đặc điểm hình thái tương ứng với từng giai đoạn. Hầu hết các phôi đạt đến giai đoạn phôi nang sau 5 ngày thụ tinh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của phôi là khác nhau nên một số phôi sẽ không tạo thành phôi nang hoặc bắt đầu tạo phôi nang nhưng không đạt đến giai đoạn phôi nang đầy đủ. Sau đó, phôi nang sẽ đến tử cung từ ngày thứ 5 đến thứ 6 sau thụ tinh và phôi sẽ thoát màng để bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 đến thứ 7.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, phôi trong môi trường nuôi cấy có thể khác nhau về tốc độ phát triển, đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5, 6 hoặc 7. Theo thống kê cho thấy khoảng 30% phôi phát triển chậm, với một số phôi không bao giờ đạt đến giai đoạn phôi nang. Các nguyên nhân phổ biến như mẹ lớn tuổi và lệch bội. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chuyển phôi tươi phát triển chậm cho tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn so với phôi nang nở rộng hoàn toàn ngày 5. Với các phôi chậm phát triển được nuôi tiếp ngày 6 cho thấy có liên quan tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống thấp hơn. Có tương đối ít nghiên cứu về tiềm năng phát triển của phôi chưa đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5. Đồng thời, vẫn chưa rõ liệu kết quả lâm sàng thấp của phôi ngày 6 là do phôi bị dị bội với quá trình tạo phôi bị trì hoãn hay do thiếu cửa sổ làm tổ. Có tương đối ít nghiên cứu xem xét tiềm năng phát triển của phôi chậm ngày 5 đạt đến ngày 6.
Tại Trung tâm Sinh sản Ottawa, trước tháng 6 năm 2020 phôi chỉ được bảo quản lạnh khi đạt đến giai đoạn phôi nang vào ngày 5, các phôi giai đoạn sớm (giai đoạn 1 và 2), đầy đủ (giai đoạn 3) và nở rộng (giai đoạn 4 và 5) chất lượng tốt sẽ được bảo quản lạnh, các phôi còn lại sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy các phôi chậm ngày 5 phát triển đến ngày 6 có khả năng cải thiện tỷ lệ phôi nang, thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống. Do đó, Clara và cộng sự thay đổi chiến lược bảo quản lạnh bao gồm những phôi nang đầy đủ và nở rộng (Full and expanded blastocysts – FEBs) chất lượng tốt vào cả ngày 5 và ngày 6. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xem sự thay đổi trong chính sách bảo quản lạnh có ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi đủ điều kiện trữ lạnh hay không.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Các chu kỳ chuyển phôi IVF/ICSI từ trứng tự thân có ít nhất một phôi ngày 5. Nghiên cứu loại trừ noãn từ người hiến tặng, noãn đông lạnh, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ và mang thai hộ. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 bao gồm các chu kỳ IVF được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 khi chưa thay đổi chính sách bảo quản lạnh, do đó bao gồm phôi nang ngày 5 sớm, đầy đủ và nở rộng có chất lượng tốt. Nhóm 2 bao gồm các chu kỳ IVF từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020. Nhóm 2 có phôi nang FEB chất lượng tốt (giai đoạn>=3) được đông lạnh vào ngày 5 và ngày 6. So sánh kết quả phát triển phôi các chu kỳ IVF trước và sau khi chính sách trữ lạnh phôi thay đổi. Kết quả chính là tỷ lệ tương đối của phôi đủ điều kiện để thủy tinh hóa và kết quả phụ là xác định các yếu tố phôi thai, mẹ và chu kỳ có thể dự đoán cho quá trình thủy tinh hóa vào ngày thứ 6.
Kết quả: Tổng cộng có 3,438 phôi khả dụng ngày 5 (phôi dâu và phôi nang) qua 679 chu kỳ IVF. Các đặc điểm ban đầu của bệnh nhân như tuổi trung bình, khả năng sinh sản, số lần sinh, các chỉ số dự trữ buồng trứng, BMI và nguyên nhân vô sinh là tương đương nhau giữa hai nhóm nghiên cứu. Các đặc điểm chu kỳ như phác đồ IVF, tổng liều FSH, số phức hợp cumulus - noãn thu được, số noãn MII, số noãn thụ tinh và phương pháp thụ tinh không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Số lượng phôi ngày 5 khả dụng của hai nhóm là 1.667 (nhóm 1) và 1.771 (nhóm 2). Tỷ lệ phôi nang đủ điều kiện bảo quản lạnh là tương đương nhau trước và sau khi thay đổi chính sách (nhóm 1 là 44,4% và nhóm 2 là 46,9%). Tuy nhiên, số lượng phôi đông lạnh trung bình cao hơn đáng kể ở nhóm 2 (2,2 so với 1,7 phôi, p = 0,007).
Trong số 999 phôi không được bảo quản lạnh vào ngày thứ 5, gồm các phôi phát triển chậm và số còn lại là FEB chất lượng kém hơn. Trong các phôi phát triển chậm có 45,6% tiến triển lên FEB vào ngày 6 và chỉ 8% có chất lượng tốt có thể bảo quản lạnh. Phân tích cho thấy tuổi có liên quan đáng kể với cơ hội phát triển thành FEB chất lượng tốt. Phôi của phụ nữ dưới 35 tuổi có 8,8% và phụ nữ lớn hơn hoặc bằng 43 tuổi chỉ có 2,6% cơ hội phát triển thành FEB chất lượng tốt vào ngày thứ 6. Tương tự, kết quả các phôi nang sớm ngày 5 có 9,5 – 11,9% cơ hội trở thành FEB chất lượng tốt vào ngày hôm sau, trong khi phôi dâu chỉ có 0,6 – 1,1%. Bên cạnh đó, nguồn gốc tinh trùng cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của FEB chất lượng tốt, với tinh trùng phẫu thuật (mào tinh hoặc tinh hoàn) là 14,8% và tinh trùng từ xuất tinh là 7,5%.
Kết luận: Sự thay đổi chính sách bảo quản lạnh phôi bao gồm các phôi nang ngày 6 đầy đủ và nở rộng chất lượng tốt trong khi tránh thủy tinh hóa các phôi nang sớm vào ngày 5 mang lại tỷ lệ phôi đủ điều kiện là tương đương nhau. Khả năng phát triển thành FEB chất lượng tốt bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi mẹ, giai đoạn phát triển của phôi và nguồn gốc tinh trùng. Kết quả nghiên cứu bổ sung tài liệu cho bác sĩ, chuyên viên phôi và bệnh nhân đưa ra các quyết định liên quan đến phôi phát triển chậm. Khả năng làm tổ của những phôi ngày 6 này cũng nên được nghiên cứu sâu hơn.
Nguồn: Wu, C. Q., Campbell, M., Shmorgun, D và cộng sự (2023). Comparative Embryo Development Outcomes following Extending Embryo Culture to Day 6: A Retrospective Cohort Study. International journal of fertility & sterility, 17(1), 40–46.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một nghiên cứu theo dõi 10 - 15 năm trên nhóm trữ lạnh noãn chủ động khi họ quyết định quay trở lại sử dụng - Ngày đăng: 05-04-2023
Hiệu quả sử dụng và hiệu quả chi phí của việc trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 05-04-2023
Chuyển ti thể vào noãn người giúp cải thiện chất lượng phôi và kết quả lâm sàng ở các trường hợp thất bại nhiều chu kỳ IVF liên tiếp - Ngày đăng: 03-04-2023
Chuyển ty thể từ tế bào gốc mỡ giúp cải thiện tiềm năng phát triển ở noãn đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2023
Ảnh hưởng của tuổi và BMI với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-03-2023
Từ vô tinh đến tinh trùng đầu to – sự khác biệt kiểu hình từ một đột biến gene ZMYND15 - Ngày đăng: 30-03-2023
Các yếu tố tiên lượng cho thành công của phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc với tiền sử tinh hoàn ẩn hai bên và nồng độ testosterone bình thường - Ngày đăng: 30-03-2023
Chất lượng phôi khi chuyển có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và dữ liệu nhau thai không? - Ngày đăng: 29-03-2023
Những thay đổi về proteomic trong quá trình hoạt hóa chức năng ¬in-vitro và phản ứng thể cực đầu tinh trùng giữa nhóm tinh trùng di động kém so với nhóm bình thường - Ngày đăng: 28-03-2023
So sánh kết quả điều trị hiếm muộn giữa sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn với tinh trùng từ tinh dịch trên nhóm nam thiểu tinh (Oligospermia) - Ngày đăng: 28-03-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK