Tin tức
on Wednesday 29-03-2023 9:06am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Một vài nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống giảm khi chuyển phôi kém, các nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa chất lượng phôi và tỷ lệ điều trị thành công, nhưng các dữ liệu liên quan đến kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh còn thiếu. Đáng chú ý là không có nghiên cứu nào so sánh những dữ liệu về nhau thai, những dữ liệu này có thể cung cấp cho chúng ta về quá trình phát triển trong tử cung, về những tổn thương của nhau thai và ảnh hưởng của nó. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả sản khoa và dữ liệu về nhau thai trong các trường hợp mang thai IVF theo chất lượng phôi. Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng các kết quả này để theo dõi kết quả lâm sàng khi chuyển phôi chất lượng kém nhằm xác định những tổn thương nhau thai và mối tương quan nào đó với những hậu quả của nó đối với việc sinh nở sau này. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu các ca sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai từ năm 2009 đến năm 2017. Nghiên cứu so sánh việc mang thai sau khi chuyển phôi nang chất lượng kém và phôi nang chất lượng tốt. Trong thời gian nghiên cứu, tất cả nhau thai đều được gửi đi giải phẫu bệnh. Kết quả chính là các phân tích nhau thai gồm các tổn thương về giải phẫu, viêm, rối loạn tưới máu mạch máu, sự phát triển của nhung mao. Các kết quả phụ gồm kết quả sản khoa và chu sinh ở cả 2 nhóm.
Tổng cộng có 132 ca ở nhóm phôi chất lượng kém so sánh với 509 ca ở nhóm phôi chất lượng tốt (nhóm đối chứng). Tuổi mẹ, số lần sinh, số nang trứng có hốc và sự hiện diện của u xơ tử cung giữa các nhóm là tương tự nhau. Chẩn đoán giảm dự trữ buồng trứng phổ biến hơn ở nhóm chất lượng kém so với nhóm đối chứng (14,3% so với 5,5%, P <0,001). Tất cả các phôi nang đều được đánh giá và phân loại theo tiêu chuẩn Gardner. Không có sự khác biệt nào giữa các nhóm về kết quả sinh non, cân nặng khi sinh, nhẹ cân, tiền sản giật và tỷ lệ sinh mổ, ngoại trừ tỷ lệ nhau thai bám thấp cao hơn ở nhóm phôi chất lượng kém so với nhóm nhóm phôi tốt (7,5% so với 3,7%, P =0,05). Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sơ sinh nam thấp hơn ở nhóm chất lượng phôi kém (41,6% so với 53,6%, P = 0,01). Không có sự khác biệt về trọng lượng và độ dày của nhau thai giữa các nhóm nghiên cứu, các giải phẫu về hình dạng nhau thai và các bất thường của dây rốn. Trong số các rối loạn viêm được kiểm tra, tỷ lệ viêm nhung mao không rõ nguyên nhân cao hơn đáng kể ở nhóm chất lượng phôi kém (7,5% so với 2,9%, P = 0,01). Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, phôi chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ nhau thai bám thấp cao hơn, tỷ lệ viêm nhung mao cao hơn, thiểu sản nhung mao đoạn xa, huyết khối gian bào, nhiều tổn thương do rối loạn tưới máu ở mẹ và vôi hóa nhu mô cao hơn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ viêm nhung mao cao hơn không rõ nguyên nhân ở nhóm chất lượng kém có thể phản ánh các phản ứng miễn dịch bị thay đổi khi chuyển phôi chất lượng kém. Nhau bong non sau khi chuyển phôi chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ huyết khối ở kẽ cao, các tổn thương mô đệm mạch máu của thai nhi gây mất toàn vẹn mạch máu của thai nhi. Nhìn chung, các tổn thương do rối loạn tưới máu mạch máu thai nhi có liên quan đến việc hạn chế tăng trưởng thai trong tử cung, thai chết lưu, tổn thương hệ thần kinh trung ương của thai nhi và di chứng phát triển thần kinh. Mặc dù nguy cơ tái phát thấp đối với những lần mang thai tiếp theo và kết quả sản khoa tổng thể tương tự nhau trong các nhóm, nhưng những dữ liệu này cung cấp thêm thông tin để các bác sĩ có thể theo dõi chu kỳ kĩ hơn, cũng như giảm tác động gây tổn thương ở nhóm này.
Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu và cỡ mẫu chưa đủ lớn, tuy vậy những chứng cứ này có thể một phần giúp các bác sĩ lâm sàng tư vấn cho bệnh nhân khi cần chuyển phôi chất lượng kém. Điểm mạnh của nghiên cứu là nghiên cứu đi sâu vào phân tích nhau thai, điều mà các nghiên cứu trước đây còn thiếu. Ngoài ra, trong suốt thời gian nghiên cứu, tất cả nhau thai đều được gửi đi kiểm tra chứ không chỉ những trường hợp mang thai phức tạp, do đó sai lệch được giảm thiểu. Tất cả các nhau thai được phân tích bởi một nhà nghiên cứu bệnh học chuyên biệt duy nhất và được mô tả theo hệ thống phân loại mới nhất.
Tóm lại, mang thai sau thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách chuyển phôi kém chất lượng có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhau thai bám thấp. Các tổn thương nhau thai trong nghiên cứu cho thấy phản ứng miễn dịch đã thay đổi khi chuyển phôi kém, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến kết quả sản khoa. Cần nhiều nghiên cứu hơn để cung cấp thêm các dữ liệu liên quan đến các kết cục này.
Nguồn: Hadas Ganer Herman, Alexander Volodarsky-Perel, Tuyet Nhung Ton Nu, Alexandre Machado-Gedeon, Yiming Cui, Jonathan Shaul, Michael H Dahan, Does embryo quality at transfer affect obstetric outcomes and placental findings?, Human Reproduction, 2023;dead045, https://doi.org/10.1093/humrep/dead045
Một vài nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống giảm khi chuyển phôi kém, các nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa chất lượng phôi và tỷ lệ điều trị thành công, nhưng các dữ liệu liên quan đến kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh còn thiếu. Đáng chú ý là không có nghiên cứu nào so sánh những dữ liệu về nhau thai, những dữ liệu này có thể cung cấp cho chúng ta về quá trình phát triển trong tử cung, về những tổn thương của nhau thai và ảnh hưởng của nó. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả sản khoa và dữ liệu về nhau thai trong các trường hợp mang thai IVF theo chất lượng phôi. Các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng các kết quả này để theo dõi kết quả lâm sàng khi chuyển phôi chất lượng kém nhằm xác định những tổn thương nhau thai và mối tương quan nào đó với những hậu quả của nó đối với việc sinh nở sau này. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu các ca sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai từ năm 2009 đến năm 2017. Nghiên cứu so sánh việc mang thai sau khi chuyển phôi nang chất lượng kém và phôi nang chất lượng tốt. Trong thời gian nghiên cứu, tất cả nhau thai đều được gửi đi giải phẫu bệnh. Kết quả chính là các phân tích nhau thai gồm các tổn thương về giải phẫu, viêm, rối loạn tưới máu mạch máu, sự phát triển của nhung mao. Các kết quả phụ gồm kết quả sản khoa và chu sinh ở cả 2 nhóm.
Tổng cộng có 132 ca ở nhóm phôi chất lượng kém so sánh với 509 ca ở nhóm phôi chất lượng tốt (nhóm đối chứng). Tuổi mẹ, số lần sinh, số nang trứng có hốc và sự hiện diện của u xơ tử cung giữa các nhóm là tương tự nhau. Chẩn đoán giảm dự trữ buồng trứng phổ biến hơn ở nhóm chất lượng kém so với nhóm đối chứng (14,3% so với 5,5%, P <0,001). Tất cả các phôi nang đều được đánh giá và phân loại theo tiêu chuẩn Gardner. Không có sự khác biệt nào giữa các nhóm về kết quả sinh non, cân nặng khi sinh, nhẹ cân, tiền sản giật và tỷ lệ sinh mổ, ngoại trừ tỷ lệ nhau thai bám thấp cao hơn ở nhóm phôi chất lượng kém so với nhóm nhóm phôi tốt (7,5% so với 3,7%, P =0,05). Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sơ sinh nam thấp hơn ở nhóm chất lượng phôi kém (41,6% so với 53,6%, P = 0,01). Không có sự khác biệt về trọng lượng và độ dày của nhau thai giữa các nhóm nghiên cứu, các giải phẫu về hình dạng nhau thai và các bất thường của dây rốn. Trong số các rối loạn viêm được kiểm tra, tỷ lệ viêm nhung mao không rõ nguyên nhân cao hơn đáng kể ở nhóm chất lượng phôi kém (7,5% so với 2,9%, P = 0,01). Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, phôi chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ nhau thai bám thấp cao hơn, tỷ lệ viêm nhung mao cao hơn, thiểu sản nhung mao đoạn xa, huyết khối gian bào, nhiều tổn thương do rối loạn tưới máu ở mẹ và vôi hóa nhu mô cao hơn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ viêm nhung mao cao hơn không rõ nguyên nhân ở nhóm chất lượng kém có thể phản ánh các phản ứng miễn dịch bị thay đổi khi chuyển phôi chất lượng kém. Nhau bong non sau khi chuyển phôi chất lượng kém có liên quan đến tỷ lệ huyết khối ở kẽ cao, các tổn thương mô đệm mạch máu của thai nhi gây mất toàn vẹn mạch máu của thai nhi. Nhìn chung, các tổn thương do rối loạn tưới máu mạch máu thai nhi có liên quan đến việc hạn chế tăng trưởng thai trong tử cung, thai chết lưu, tổn thương hệ thần kinh trung ương của thai nhi và di chứng phát triển thần kinh. Mặc dù nguy cơ tái phát thấp đối với những lần mang thai tiếp theo và kết quả sản khoa tổng thể tương tự nhau trong các nhóm, nhưng những dữ liệu này cung cấp thêm thông tin để các bác sĩ có thể theo dõi chu kỳ kĩ hơn, cũng như giảm tác động gây tổn thương ở nhóm này.
Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu và cỡ mẫu chưa đủ lớn, tuy vậy những chứng cứ này có thể một phần giúp các bác sĩ lâm sàng tư vấn cho bệnh nhân khi cần chuyển phôi chất lượng kém. Điểm mạnh của nghiên cứu là nghiên cứu đi sâu vào phân tích nhau thai, điều mà các nghiên cứu trước đây còn thiếu. Ngoài ra, trong suốt thời gian nghiên cứu, tất cả nhau thai đều được gửi đi kiểm tra chứ không chỉ những trường hợp mang thai phức tạp, do đó sai lệch được giảm thiểu. Tất cả các nhau thai được phân tích bởi một nhà nghiên cứu bệnh học chuyên biệt duy nhất và được mô tả theo hệ thống phân loại mới nhất.
Tóm lại, mang thai sau thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách chuyển phôi kém chất lượng có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhau thai bám thấp. Các tổn thương nhau thai trong nghiên cứu cho thấy phản ứng miễn dịch đã thay đổi khi chuyển phôi kém, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến kết quả sản khoa. Cần nhiều nghiên cứu hơn để cung cấp thêm các dữ liệu liên quan đến các kết cục này.
Nguồn: Hadas Ganer Herman, Alexander Volodarsky-Perel, Tuyet Nhung Ton Nu, Alexandre Machado-Gedeon, Yiming Cui, Jonathan Shaul, Michael H Dahan, Does embryo quality at transfer affect obstetric outcomes and placental findings?, Human Reproduction, 2023;dead045, https://doi.org/10.1093/humrep/dead045
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những thay đổi về proteomic trong quá trình hoạt hóa chức năng ¬in-vitro và phản ứng thể cực đầu tinh trùng giữa nhóm tinh trùng di động kém so với nhóm bình thường - Ngày đăng: 28-03-2023
So sánh kết quả điều trị hiếm muộn giữa sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn với tinh trùng từ tinh dịch trên nhóm nam thiểu tinh (Oligospermia) - Ngày đăng: 28-03-2023
Đặc điểm của tinh trùng thu được từ tinh hoàn của nam giới vô tinh không do tắc nghẽn và kết quả điều trị ICSI - Ngày đăng: 28-03-2023
Bổ sung Coenzyme Q10 cho quá trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) giúp giảm tỉ lệ dị bội sau giảm phân - Ngày đăng: 27-03-2023
Đánh giá cấy ghép mô buồng trứng: kết quả từ ba trung tâm lâm sàng - Ngày đăng: 19-03-2023
Vai trò của chuyển ti thể trong điều trị vô sinh - Ngày đăng: 19-03-2023
Ảnh hưởng của sinh thiết đến kết quả sản khoa và sức khoẻ của trẻ từ phôi PGT - Ngày đăng: 19-03-2023
Kết cục sản khoa, chu sinh và sức khỏe của trẻ sau sinh thiết phôi cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 15-03-2023
Ảnh hưởng của hormone tăng trưởng người (hGH) đối với sự phát triển của nội mạc tử cung trong các chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát - Ngày đăng: 13-03-2023
Thai trứng bán phần với thai nhi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 13-03-2023
Tốc độ di chuyển của các hạch nhân ảnh hưởng đến độ bội của phôi và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 13-03-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK