Tin tức
on Sunday 19-03-2023 8:12am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) của phôi được phát triển nhằm mục đích phát hiện các bất thường về rối loạn di truyền và lệch bội trong phôi. Ba vị trí khác nhau đã được đề xuất trong nhiều năm để thu các tế bào phân tích là: sinh thiết thể cực (PB); sinh thiết phôi bào; và sinh thiết giai đoạn phôi nang. Gần đây, dữ liệu từ Châu Âu do ESHRE thu thập cho thấy rằng sinh thiết giai đoạn phôi phân chia là phương pháp được sử dụng rộng rãi đối với các khiếm khuyết đơn gen (PGT-M) và cấu trúc (PGT-SR) (chiếm 78% và 67%). Ngược lại, trong trường hợp PGT thể dị bội (PGT-A), phần lớn các sinh thiết được thực hiện ở giai đoạn phôi nang (87%). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng quá trình lấy tế bào để sinh thiết có thể làm tăng nguy cơ bất thường sản khoa, chu sinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mối lo ngại về các kết quả bất lợi gia tăng đã được nêu ra đối với trẻ sinh ra sau khi lấy mẫu cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Các dấu hiệu tổn thương tế bào đã được mô tả liên quan đến quy trình này. Các kỹ thuật sinh thiết phôi truyền thống có thể thực hiện ở 3 giai đoạn: (1) sinh thiết thể cực ở noãn trưởng thành hoặc hợp tử; (2) sinh thiết phôi bào ở giai đoạn phân chia (phôi ngày 3) và (3) sinh thiết tế bào lá nuôi phôi ở giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5). Do đó, hậu quả của sinh thiết đối với kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh là một yếu tố cần được đánh giá, phân tích định lượng, dù độ tin cậy của việc tổng hợp dữ liệu có thể bị hạn chế trong các báo cáo khác nhau.
Nghiên cứu tiến hành tổng hợp các bằng chứng hiện tại về việc liệu mang thai từ phôi sau khi sinh thiết có liên quan đến nguy cơ cao hơn về các kết quả bất lợi về sản khoa, sơ sinh và các kết quả lâu dài hay không. Mục đích thu thập và phân tích dữ liệu hiện có để đưa ra đánh giá về các rủi ro ngắn hạn và dài hạn của sinh thiết phôi đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong thai kỳ và sau khi sinh. Nghiên cứu tổng hợp các bằng chứng y văn về ảnh hưởng của các kỹ thuật sinh thiết phôi đến các kết cục trẻ sinh sống gồm: kết quả sản khoa, kết quả sơ sinh, sự phát triển lâu dài của trẻ. Trong bài phân tích tổng hợp này, các nghiên cứu đều không có dữ liệu về sự phát triển lâu dài của trẻ đối với các trường hợp sinh thiết thể cực và TE, tất cả các nghiên cứu đều tập trung đánh giá sự phát triển lâu dài của trẻ đối với các trường hợp sinh thiết phôi ngày 3.
Có 5322 bài báo được tìm thấy và chỉ 1987 bài được sàng lọc vào nghiên cứu. Sau khi sàng lọc, có 31 bài báo đủ điều kiện để nhận vào nghiên cứu. Kết quả đánh giá được thống kê lại như sau:
Kỹ thuật sinh thiết thể cực:
Phần lớn các bài báo đều không có kết quả lâm sàng đối với kỹ thuật này, chỉ có một nghiên cứu hồi cứu của Montag và cộng sự (2004) đánh giá ảnh hưởng của sinh thiết thể cực đến cân nặng của 106 trẻ sơ sinh từ phôi PGT-A so với 220 trẻ sinh ra từ phôi không sinh thiết. Cân nặng của trẻ sơ sinh ở hai nhóm tương đương nhau cho thấy việc sinh thiết thể cực không làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh ra từ các chu kì PGT. Ngoài ra nghiên cứu này không đề cập thêm về ảnh hưởng của sinh thiết thể cực đến các kết quả sơ sinh khác.
Kỹ thuật sinh thiết phôi ngày 3:
Nguồn: Alteri, Alessandra, et al. "Obstetric, neonatal, and child health outcomes following embryo biopsy for preimplantation genetic testing." Human Reproduction Update (2023).
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) của phôi được phát triển nhằm mục đích phát hiện các bất thường về rối loạn di truyền và lệch bội trong phôi. Ba vị trí khác nhau đã được đề xuất trong nhiều năm để thu các tế bào phân tích là: sinh thiết thể cực (PB); sinh thiết phôi bào; và sinh thiết giai đoạn phôi nang. Gần đây, dữ liệu từ Châu Âu do ESHRE thu thập cho thấy rằng sinh thiết giai đoạn phôi phân chia là phương pháp được sử dụng rộng rãi đối với các khiếm khuyết đơn gen (PGT-M) và cấu trúc (PGT-SR) (chiếm 78% và 67%). Ngược lại, trong trường hợp PGT thể dị bội (PGT-A), phần lớn các sinh thiết được thực hiện ở giai đoạn phôi nang (87%). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng quá trình lấy tế bào để sinh thiết có thể làm tăng nguy cơ bất thường sản khoa, chu sinh và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mối lo ngại về các kết quả bất lợi gia tăng đã được nêu ra đối với trẻ sinh ra sau khi lấy mẫu cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Các dấu hiệu tổn thương tế bào đã được mô tả liên quan đến quy trình này. Các kỹ thuật sinh thiết phôi truyền thống có thể thực hiện ở 3 giai đoạn: (1) sinh thiết thể cực ở noãn trưởng thành hoặc hợp tử; (2) sinh thiết phôi bào ở giai đoạn phân chia (phôi ngày 3) và (3) sinh thiết tế bào lá nuôi phôi ở giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5). Do đó, hậu quả của sinh thiết đối với kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh là một yếu tố cần được đánh giá, phân tích định lượng, dù độ tin cậy của việc tổng hợp dữ liệu có thể bị hạn chế trong các báo cáo khác nhau.
Nghiên cứu tiến hành tổng hợp các bằng chứng hiện tại về việc liệu mang thai từ phôi sau khi sinh thiết có liên quan đến nguy cơ cao hơn về các kết quả bất lợi về sản khoa, sơ sinh và các kết quả lâu dài hay không. Mục đích thu thập và phân tích dữ liệu hiện có để đưa ra đánh giá về các rủi ro ngắn hạn và dài hạn của sinh thiết phôi đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong thai kỳ và sau khi sinh. Nghiên cứu tổng hợp các bằng chứng y văn về ảnh hưởng của các kỹ thuật sinh thiết phôi đến các kết cục trẻ sinh sống gồm: kết quả sản khoa, kết quả sơ sinh, sự phát triển lâu dài của trẻ. Trong bài phân tích tổng hợp này, các nghiên cứu đều không có dữ liệu về sự phát triển lâu dài của trẻ đối với các trường hợp sinh thiết thể cực và TE, tất cả các nghiên cứu đều tập trung đánh giá sự phát triển lâu dài của trẻ đối với các trường hợp sinh thiết phôi ngày 3.
Có 5322 bài báo được tìm thấy và chỉ 1987 bài được sàng lọc vào nghiên cứu. Sau khi sàng lọc, có 31 bài báo đủ điều kiện để nhận vào nghiên cứu. Kết quả đánh giá được thống kê lại như sau:
Kỹ thuật sinh thiết thể cực:
Phần lớn các bài báo đều không có kết quả lâm sàng đối với kỹ thuật này, chỉ có một nghiên cứu hồi cứu của Montag và cộng sự (2004) đánh giá ảnh hưởng của sinh thiết thể cực đến cân nặng của 106 trẻ sơ sinh từ phôi PGT-A so với 220 trẻ sinh ra từ phôi không sinh thiết. Cân nặng của trẻ sơ sinh ở hai nhóm tương đương nhau cho thấy việc sinh thiết thể cực không làm ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh ra từ các chu kì PGT. Ngoài ra nghiên cứu này không đề cập thêm về ảnh hưởng của sinh thiết thể cực đến các kết quả sơ sinh khác.
Kỹ thuật sinh thiết phôi ngày 3:
- Đối với kết quả sản khoa, việc sinh thiết phôi ngày 3 cho thấy không làm tăng nguy cơ sinh non cũng như bất thường nhau thai ở các trường hợp chuyển phôi sinh thiết so với nhóm chuyển phôi không sinh thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu của Feldman và cộng sự (2020) ghi nhận việc tăng nguy cơ huyết áp thai kỳ, tiền sản giật có liên quan đến các các trường hợp chỉ định PGT-M, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm mang đơn thai hoặc song thai so với nhóm không sinh thiết. Ngoài ra, ở nhóm chỉ định sinh thiết phôi để PGT-M cho thấy tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (9,2% so với 15,6%, aOR=0,55, 95% CI=0,3-0,8).
- Đối với kết quả sơ sinh, 4 bằng chứng y văn cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ sinh ra từ phôi được sinh thiết giai đoạn ngày 3 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên thật khó để có thể so sánh tỉ lệ dị tật bẩm sinh do sự không đồng nhất về định nghĩa và phương pháp kiểm tra giữa các nghiên cứu. Đối với kết quả cân nặng sơ sinh, các bằng chứng y văn cho thấy sự không đồng nhất về kết quả nghiên cứu về nguy cơ trẻ nhẹ cân ở nhóm có chỉ định sinh thiết phôi ngày 3. Ngoài ra, tỉ lệ trẻ sơ sinh nhập NICU không có sự khác biệt với nhóm đối chứng (nghiên cứu của Desmyttere và cộng sự, 2012; Bay và cộng sự, 2016). Tuy nhiên trong một kết quả phụ trong nghiên cứu của Bay và cộng sự (2016), tỉ lệ trẻ sinh ra từ PGT-M nhập NICU lâu hơn so với trẻ sinh ra từ nhóm đối chứng. Có thể thấy vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của sinh thiết phôi ngày 3 đến kết quả sơ sinh của trẻ.
- Khi đánh giá đến sự phát triển lâu dài của trẻ, sinh thiết phôi ngày 3 dường như không ảnh hưởng đến kết quả nhân trắc học của những trẻ 2 tuổi sinh ra từ chu kì PGT so với nhóm đối chứng. Các chỉ số khác như huyết áp tâm thu, tâm trương, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI của những trẻ 4-9 tuổi sinh ra từ chu kì PGT cũng không có khác biệt so với nhóm đối chứng. Thêm vào đó, các bằng chứng y văn báo cáo rằng sự phát triển về nhận thức tổng thể của trẻ sinh ra từ phôi sau sinh thiết không có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng ở các độ tuổi 2, 4, 6 và 9. Khi đánh giá sự phát triển của trẻ dựa trên kết quả thần kinh học, Middleburg và cộng sự (2010) ghi nhận rối loạn chức năng vận động tinh có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn ở trẻ 18 tháng tuổi sinh từ chu kì PGT-A so với nhóm đối chứng (25 trẻ so với 31 trẻ), cỡ mẫu tương đối nhỏ nên tác giả không thể kết luận bất thường về khả năng vận động có liên quan đến việc sinh thiết phôi. Middleburg và cộng sự (2011) ghi nhận điểm tối ưu thần kinh (neurological optimality score – NOS) – thước đo về rối loạn chức năng thần kinh nhẹ ở trẻ 2 và 4 tuổi, chỉ số này thấp hơn so với nhóm đối chứng, trong đó sự khác biệt về NOS giữa những trẻ 4 tuổi chỉ ghi nhận ở các cặp sinh đôi. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ số NOS ở trẻ 9 tuổi, nghiên cứu của Kuiper và cộng sự (2019) cho thấy chỉ số NOS của trẻ sinh ra từ chu kì có/không PGT đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Đối với kết quả sản khoa, kĩ thuật sinh thiết TE được chứng minh không có ảnh hưởng đến nguy cơ bất thường nhau thai cũng như nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở các chu kì PGT so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, hiện nay các bằng chứng y văn vẫn chưa thống nhất về ảnh hưởng của sinh thiết TE đối với tỉ lệ sinh non, nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ giữa 2 nhóm.
- Đối với kết quả sơ sinh, trẻ sinh ra từ chu kì PGT bằng kĩ thuật sinh thiết TE có cân nặng và chỉ số cân nặng so với tuổi thai, tỉ lệ nhập NICU không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, khi đánh giá đến tỉ lệ dị tật bẩm sinh của trẻ, có 2/3 nghiên cứu cho rằng sinh thiết TE không ảnh hưởng đến tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở những chu kì chuyển phôi trữ, nghiên cứu còn lại của Zhang và cộng sự (2019) đánh giá trên cả các chu kì phôi tươi và phôi trữ lại cho kết quả ngược lại. Dù không thấy sự khác biệt về tỉ lệ dị tật bẩm sinh chung ở trẻ sinh ra từ chu kì PGT so với nhóm đối chứng, các kết quả phân tích phụ ghi nhận ở các chu kì chuyển phôi trữ, khả năng dị tật bẩm sinh tăng đáng kể ở chu kì PGT so với nhóm đối chứng, một số dị tật bẩm sinh mà tác giả ghi nhận bao gồm u nang màng nhện, thông liên thất, hội chứng Marfan,…
Nguồn: Alteri, Alessandra, et al. "Obstetric, neonatal, and child health outcomes following embryo biopsy for preimplantation genetic testing." Human Reproduction Update (2023).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục sản khoa, chu sinh và sức khỏe của trẻ sau sinh thiết phôi cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 15-03-2023
Ảnh hưởng của hormone tăng trưởng người (hGH) đối với sự phát triển của nội mạc tử cung trong các chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát - Ngày đăng: 13-03-2023
Thai trứng bán phần với thai nhi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 13-03-2023
Tốc độ di chuyển của các hạch nhân ảnh hưởng đến độ bội của phôi và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 13-03-2023
Mối tương quan giữa tuổi mẹ và kết quả chuyển phôi nguyên bội: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 13-03-2023
Hỗ trợ thoát màng bằng laser giúp cải thiện kết quả thai lâm sàng khi chuyển phôi phân chia ở những chu kỳ chuyển phôi trữ: một hồi cứu với dữ liệu lớn kết hợp kỹ thuật ghép cặp điểm số - Ngày đăng: 13-03-2023
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuẩn hoá xét nghiệm di truyền tiền làm tổ giúp cải thiện kết quả thai lâm sàng ở các chu kỳ chuyển đơn phôi trữ nguyên bội - Ngày đăng: 13-03-2023
So sánh kết quả lâm sàng dựa trên hình thái khác nhau của phôi nang N5 và N6 ở chu kì chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 02-03-2023
Việc sử dụng các dịch vụ bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư: kinh nghiệm của một cơ sở duy nhất - Ngày đăng: 02-03-2023
Ung thư ở trẻ sinh ra sau chuyển phôi đông lạnh-rã đông: Một nghiên cứu thuần tập - Ngày đăng: 02-03-2023
PIEZO-ICSI giúp tăng tỷ lệ thụ tinh so với icsi thông thường ở nhóm bệnh nhân có tiên lượng kém - Ngày đăng: 20-08-2024
Ứng dụng mạng thần kinh tích chập trong tự động hoá các kỹ thuật vi thao tác trong tương lai - Ngày đăng: 18-02-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK