Tin tức
on Thursday 02-03-2023 2:03pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Chuyển phôi nang đang trở thành xu hướng vì nó giúp cải thiện cơ hội mang thai và rút ngắn thời gian mang thai qua do chọn lọc phôi tốt hơn. Việc chuyển phôi nang cho thấy tăng tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống khi so sánh với phôi đang phân chia. Thêm vào đó, chiến lược này khuyến khích đơn thai, do đó giúp giảm tỉ lệ đa thai, biến chứng và chi phí liên quan. Một số báo cáo đã chứng minh rằng tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở chu kì chuyển phôi tươi (embryo transfer – ET) N5 cao hơn N6. Tuy nhiên, rất nhiều công bố đã cho thấy tỉ lệ mang thai không có sự khác biệt giữa phôi N5 và N6. Bên cạnh giai đoạn phát triển phôi thì đánh giá hình thái phôi cũng rất quan trọng trong thành công của điều trị IVF. Các bằng chứng cho thấy phân loại hình thái cho phép chọn lọc phôi nang với tiềm năng làm tổ cao ở cả phôi nguyên bội bất kể là chu kì phôi tươi hay phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET). Đối với chuyên viên phôi học thì việc lựa chọn phôi với tiềm năng làm tổ tốt nhất là một thử thách. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là so sánh kết quả thai của chu kì FET giữa phôi N5 và N6 dựa trên việc phân loại chất lượng phôi khác nhau; trong đó phôi BC N5 và phôi BA/BB N6 cũng được so sánh. Kết quả này sẽ giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi nang tốt nhất để thực hiện chiến lược chuyển phôi tốt hơn.
Đây là bài nghiên cứu hồi cứu phân tích chu kì FET từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020. Đối tượng là phụ nữ chuyển đơn phôi nang ở 2 nhóm phôi N5 và N6. Đông lạnh phôi được thực hiện khi điểm đánh giá Gardner ≥3BC và đánh giá chất lượng phôi nang được thực hiện bởi 10 chuyên viên phôi học có kinh nghiệm. Việc phân tích kết quả dựa trên các yếu tố sau, hCG sau 12-14 ngày chuyển phôi nang, tỉ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) được xác nhận khi siêu âm có tim thai 4-5 tuần, tỉ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR), sẩy thai trước 20 tuần và một số các chỉ số khác như thai ngoài tử cung và kết quả trẻ sơ sinh.
Kết quả cho thấy,
-Nhóm phôi AA/AB: tỉ lệ hCG+ và CPR không có sự khác biệt về thống kê giữa phôi N5 & N6 lần lượt là 74,7 vs. 74,6%; 69,6 vs. 69,9%. Tương tự, LBR ở phôi N5 (59,4%) cao hơn N6 (56,9%); tỉ lệ sẩy thai thấp hơn N6 (13,7 vs. 17,0%) nhưng không mang ý nghĩa thống kê.
-Nhóm phôi BA: tỉ lệ hCG+ (76,0 vs. 62,1%); CPR (67,7 vs. 51,7%); LBR (57,6 vs. 42,5%) đều cao hơn đáng kể ở phôi N5 so với N6 (P<0,05) nhưng không đáng kể ở tỉ lệ sẩy thai mặc dù N5 thấp hơn (14,3 vs. 20,0%).
-Nhóm phôi BB: cả 4 tỉ lệ trên đều có khác biệt đáng kể (P<0,05), cụ thể là tỉ lệ hCG+ (69,8 vs. 63,9%); CPR (62,9 vs. 55,5%); LBR (50,7 vs. 41,6%) ở phôi N5 đều cao hơn nhưng tỉ lệ sẩy thai thì thấp hơn (18,6 vs. 24,3%).
-Nhóm phôi BC: phôi N5 cũng mang kết quả thống kê cao hơn (P<0,05) với tỉ lệ hCG+ (60,3 vs. 46,2%); CPR (52,9 vs. 38,0%); LBR (42,3 vs. 27,5%) và tỉ lệ sẩy thai (19,3 vs. 26,5%).
Từ các dữ liệu trên cho thấy không có sự khác biệt về kết cục lâm sàng giữa N5 & N6 đối với phôi nang chất lượng tốt (AA/AB), trong khi N5 lại cao hơn đáng kể đối với phôi nang chất lượng trung bình (BB/BA) và chất lượng kém (BC). Trong đó, tỉ lệ hCG+, CPR, thai ngoài tử cung, LBR không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nhưng tỉ lệ sẩy thai ở nhóm phôi BA/BB N6 cao hơn đáng kể ([OR] 1,309; 95% [CI] 1,048-1,636). Một số báo cáo cũng cho thấy nguy cơ sẩy thai tương quan thuận với tốc độ phát triển của phôi nang và tỉ lệ này cao hơn ở phôi N6 so với phôi N5. Bên cạnh đó, tỉ lệ thai lâm sàng ở phôi nang N5 cao hơn N6 có thể là vì phôi N6 có tỉ lệ lệch bội cao hơn do sự phát triển chậm. Phôi nguyên bội có thời gian hình thành phôi nang ngắn hơn, chất lượng tốt hơn và mức độ khuếch tán của TE và ICM cao hơn. Ngoài ra, kết quả trẻ sơ sinh cũng được cho là không có sự khác biệt ở tuổi thai, sinh non và cân nặng giữa 2 nhóm.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế. Phôi AC, CA và CB không được phân tích vì cỡ mẫu nhỏ. Việc đánh giá hình thái phôi được sử dụng là dựa trên nghiên cứu của Gardner và cộng sự (2000) trong khi nhiều báo cáo gần đây cho thấy tiềm năng AI trong lựa chọn phôi tối ưu.
Tóm lại, số liệu phân tích của bài đưa ra gợi ý cho việc lựa chọn phôi. Trong chu kì FET, khi điểm hình thái của phôi N6 tốt hơn N5, việc liệu có nên rã phôi N5 chất lượng kém hay phôi N6 chất lượng tốt là điều cần thiết trong đồng thuận khi phân tích phôi BC N5 và BA/BB N6. Vì vậy, phôi AA/AB sẽ được ưu tiên bất kể tốc độ phát triển của phôi, lựa chọn thứ hai nên là phôi BA/BB N5. Đặc biệt, mặc dù phôi BA/BB N6 có tỉ lệ sẩy thai cao hơn phôi BC N5 nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nguồn: Jiang Y.P, Jiang R, He H, Ren X.L, Yu Q và Jin L. Comparison clinical outcomes for different morphological scores of D5 and D6 blastocysts in frozen-thawed cycle. 2023 Feb 06.
Chuyển phôi nang đang trở thành xu hướng vì nó giúp cải thiện cơ hội mang thai và rút ngắn thời gian mang thai qua do chọn lọc phôi tốt hơn. Việc chuyển phôi nang cho thấy tăng tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống khi so sánh với phôi đang phân chia. Thêm vào đó, chiến lược này khuyến khích đơn thai, do đó giúp giảm tỉ lệ đa thai, biến chứng và chi phí liên quan. Một số báo cáo đã chứng minh rằng tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở chu kì chuyển phôi tươi (embryo transfer – ET) N5 cao hơn N6. Tuy nhiên, rất nhiều công bố đã cho thấy tỉ lệ mang thai không có sự khác biệt giữa phôi N5 và N6. Bên cạnh giai đoạn phát triển phôi thì đánh giá hình thái phôi cũng rất quan trọng trong thành công của điều trị IVF. Các bằng chứng cho thấy phân loại hình thái cho phép chọn lọc phôi nang với tiềm năng làm tổ cao ở cả phôi nguyên bội bất kể là chu kì phôi tươi hay phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET). Đối với chuyên viên phôi học thì việc lựa chọn phôi với tiềm năng làm tổ tốt nhất là một thử thách. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là so sánh kết quả thai của chu kì FET giữa phôi N5 và N6 dựa trên việc phân loại chất lượng phôi khác nhau; trong đó phôi BC N5 và phôi BA/BB N6 cũng được so sánh. Kết quả này sẽ giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi nang tốt nhất để thực hiện chiến lược chuyển phôi tốt hơn.
Đây là bài nghiên cứu hồi cứu phân tích chu kì FET từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020. Đối tượng là phụ nữ chuyển đơn phôi nang ở 2 nhóm phôi N5 và N6. Đông lạnh phôi được thực hiện khi điểm đánh giá Gardner ≥3BC và đánh giá chất lượng phôi nang được thực hiện bởi 10 chuyên viên phôi học có kinh nghiệm. Việc phân tích kết quả dựa trên các yếu tố sau, hCG sau 12-14 ngày chuyển phôi nang, tỉ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) được xác nhận khi siêu âm có tim thai 4-5 tuần, tỉ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR), sẩy thai trước 20 tuần và một số các chỉ số khác như thai ngoài tử cung và kết quả trẻ sơ sinh.
Kết quả cho thấy,
-Nhóm phôi AA/AB: tỉ lệ hCG+ và CPR không có sự khác biệt về thống kê giữa phôi N5 & N6 lần lượt là 74,7 vs. 74,6%; 69,6 vs. 69,9%. Tương tự, LBR ở phôi N5 (59,4%) cao hơn N6 (56,9%); tỉ lệ sẩy thai thấp hơn N6 (13,7 vs. 17,0%) nhưng không mang ý nghĩa thống kê.
-Nhóm phôi BA: tỉ lệ hCG+ (76,0 vs. 62,1%); CPR (67,7 vs. 51,7%); LBR (57,6 vs. 42,5%) đều cao hơn đáng kể ở phôi N5 so với N6 (P<0,05) nhưng không đáng kể ở tỉ lệ sẩy thai mặc dù N5 thấp hơn (14,3 vs. 20,0%).
-Nhóm phôi BB: cả 4 tỉ lệ trên đều có khác biệt đáng kể (P<0,05), cụ thể là tỉ lệ hCG+ (69,8 vs. 63,9%); CPR (62,9 vs. 55,5%); LBR (50,7 vs. 41,6%) ở phôi N5 đều cao hơn nhưng tỉ lệ sẩy thai thì thấp hơn (18,6 vs. 24,3%).
-Nhóm phôi BC: phôi N5 cũng mang kết quả thống kê cao hơn (P<0,05) với tỉ lệ hCG+ (60,3 vs. 46,2%); CPR (52,9 vs. 38,0%); LBR (42,3 vs. 27,5%) và tỉ lệ sẩy thai (19,3 vs. 26,5%).
Từ các dữ liệu trên cho thấy không có sự khác biệt về kết cục lâm sàng giữa N5 & N6 đối với phôi nang chất lượng tốt (AA/AB), trong khi N5 lại cao hơn đáng kể đối với phôi nang chất lượng trung bình (BB/BA) và chất lượng kém (BC). Trong đó, tỉ lệ hCG+, CPR, thai ngoài tử cung, LBR không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nhưng tỉ lệ sẩy thai ở nhóm phôi BA/BB N6 cao hơn đáng kể ([OR] 1,309; 95% [CI] 1,048-1,636). Một số báo cáo cũng cho thấy nguy cơ sẩy thai tương quan thuận với tốc độ phát triển của phôi nang và tỉ lệ này cao hơn ở phôi N6 so với phôi N5. Bên cạnh đó, tỉ lệ thai lâm sàng ở phôi nang N5 cao hơn N6 có thể là vì phôi N6 có tỉ lệ lệch bội cao hơn do sự phát triển chậm. Phôi nguyên bội có thời gian hình thành phôi nang ngắn hơn, chất lượng tốt hơn và mức độ khuếch tán của TE và ICM cao hơn. Ngoài ra, kết quả trẻ sơ sinh cũng được cho là không có sự khác biệt ở tuổi thai, sinh non và cân nặng giữa 2 nhóm.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế. Phôi AC, CA và CB không được phân tích vì cỡ mẫu nhỏ. Việc đánh giá hình thái phôi được sử dụng là dựa trên nghiên cứu của Gardner và cộng sự (2000) trong khi nhiều báo cáo gần đây cho thấy tiềm năng AI trong lựa chọn phôi tối ưu.
Tóm lại, số liệu phân tích của bài đưa ra gợi ý cho việc lựa chọn phôi. Trong chu kì FET, khi điểm hình thái của phôi N6 tốt hơn N5, việc liệu có nên rã phôi N5 chất lượng kém hay phôi N6 chất lượng tốt là điều cần thiết trong đồng thuận khi phân tích phôi BC N5 và BA/BB N6. Vì vậy, phôi AA/AB sẽ được ưu tiên bất kể tốc độ phát triển của phôi, lựa chọn thứ hai nên là phôi BA/BB N5. Đặc biệt, mặc dù phôi BA/BB N6 có tỉ lệ sẩy thai cao hơn phôi BC N5 nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nguồn: Jiang Y.P, Jiang R, He H, Ren X.L, Yu Q và Jin L. Comparison clinical outcomes for different morphological scores of D5 and D6 blastocysts in frozen-thawed cycle. 2023 Feb 06.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Việc sử dụng các dịch vụ bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư: kinh nghiệm của một cơ sở duy nhất - Ngày đăng: 02-03-2023
Ung thư ở trẻ sinh ra sau chuyển phôi đông lạnh-rã đông: Một nghiên cứu thuần tập - Ngày đăng: 02-03-2023
PIEZO-ICSI giúp tăng tỷ lệ thụ tinh so với icsi thông thường ở nhóm bệnh nhân có tiên lượng kém - Ngày đăng: 20-08-2024
Ứng dụng mạng thần kinh tích chập trong tự động hoá các kỹ thuật vi thao tác trong tương lai - Ngày đăng: 18-02-2023
Đặc điểm, mức độ phổ biến và nguyên nhân gây stress ở những bệnh nhân quyết định dừng điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-02-2023
Tương quan giữa tuổi mẹ và kích thước tiền nhân, quá trình phân bào và sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 06-02-2023
Xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi nang phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN trong IVF cổ điển bằng PGT-A sinh thiết TE và PGT-A xâm lấn tối thiểu - Ngày đăng: 17-01-2023
Ảnh hưởng của sự khác biệt trong kỹ thuật sinh thiết lá nuôi phôi và số lượng tế bào thu nhận được để sinh thiết đối với kết quả giải trình tự gen thế hệ mới - Ngày đăng: 17-01-2023
Hiệu quả kết hợp đông lạnh mô buồng trứng và nuôi trưởng thành noãn ở từng độ tuổi – Độ tuổi nào là tối ưu? - Ngày đăng: 17-01-2023
Ứng dụng lâm sàng của sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn để chuyển đơn phôi phôi nang có chọn lọc trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 14-01-2023
Hiệu quả cao của môi trường nuôi cấy tự chế có bổ sung GDF9-β có trong noãn người trong nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2023
Liệu pháp thay thế hormone (MHT) trong điều trị loãng xương sau mãn kinh - Ngày đăng: 14-01-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK