Tin tức
on Tuesday 17-01-2023 8:49am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (in vitro fertilization - IVF), sự hiện diện của hai tiền nhân riêng biệt (two distinct pronuclear - 2PN) và hai thể cực (polar bodies - pb) trong hợp tử 16–20 giờ sau khi thụ tinh xác định quá trình thụ tinh bình thường. Hợp tử không có tiền nhân (non-pronuclear - 0PN) hoặc có một tiền nhân (monopronuclear - 1PN) kết hợp với sự hiện diện/vắng mặt của thể cực thứ hai được coi là thụ tinh bất thường. Cho đến nay, có một sự đồng thuận chung rằng phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) nên được loại bỏ cho mục đích sinh sản để tránh tỷ lệ lệch bội cao. Tuy nhiên, việc loại bỏ các hợp tử 0PN và 1PN khỏi các chu kỳ IVF cổ điển luôn gây tranh cãi. Hầu hết các phân tích đều cho rằng nuôi cấy phôi nang là một lựa chọn không xâm lấn để lựa chọn phôi 0PN và 1PN. Gần đây, một phân tích hồi cứu cho thấy chuyển phôi nang 1PN có tỷ lệ sẩy thai cao hơn và tỷ lệ sinh sống thấp hơn, đồng thời chuyển phôi nang 0PN có cân nặng khi sinh cao hơn chuyển phôi nang 2PN, cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền trong phôi nang 0PN và 1PN. Một số phân tích tế bào học đã chỉ ra rằng một nửa số phôi có nguồn gốc từ 1PN và 57%–62% phôi có nguồn gốc từ 0PN là lưỡng bội. Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN là 30,8% (4/13) trong IVF và 33,3% (1/3) trong ICSI, đến 46,2% (6/13) trong phôi nang có nguồn gốc từ 2PN với IVF và 100% (3/3) trong ICSI. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng tỷ lệ lệch bội của các phôi nang có nguồn gốc 0PN, 1PN và 2PN từ các chu kỳ IVF cổ điển và ICSI là 24,4% (10/41), 30,8% (26/8) và 38,2% (78/204) bởi aCGH hoặc giải trình tự gen thế hệ mới (next generation sequencing - NGS). Tuy nhiên, cỡ mẫu của các nghiên cứu trên bị hạn chế và tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 0PN và 1PN thấp hơn phôi nang có nguồn gốc từ 2PN, phù hợp với các nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội (Preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A) bằng cách sử dụng sinh thiết lá nuôi phôi (trophectoderm - TE) đã được áp dụng rộng rãi như một công cụ chẩn đoán trong liệu pháp hỗ trợ sinh sản vì nó cải thiện kết quả thai thông qua sàng lọc nhiễm sắc thể phôi toàn diện. Tuy nhiên, tính xâm lấn, yêu cầu kĩ thuật viên có có kinh nghiệm và quy trình vận hành phức tạp của sinh thiết TE đã hạn chế ứng dụng rộng rãi của nó. Ngoài ra, sự khảm của phôi dẫn đến dương tính giả và âm tính giả trong sinh thiết TE. Hơn nữa, sinh thiết xâm lấn có thể làm suy yếu tiềm năng phát triển của phôi và an toàn sinh học lâu dài của sinh thiết vẫn chưa được đánh giá. PGT-A không xâm lấn với môi trường phôi nang (spent blastocyst medium - SBM) đã sử dụng cũng có những thiếu sót, vì SBM có liên quan đến khả năng nhiễm từ mẹ (tế bào cumulus) cao hơn so với dịch khoang phôi (blastocoel fluid - BF), dẫn đến lượng DNA nhân và ty thể cao hơn được phát hiện trong SBM, đặc biệt là trong giai đoạn phôi nang. Do đó, một chiến lược đáng tin cậy, hiệu quả và xâm lấn tối thiểu sẽ thúc đẩy việc triển khai PGT-A rộng rãi hơn. DNA không có tế bào phôi (Embryonic cell-free DNA) từ BF là vật liệu di truyền lý tưởng cho PGT-A xâm lấn tối thiểu (minimally invasive PGT-A - miPGT-A). Kim vi tiêm sẽ được sử dụng để hút BF vào môi trường nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy kết hợp với BF sau đó được thu nhận để sử dụng cho thử nghiệm tiếp theo. Hiện tại, không có nghiên cứu toàn diện về nhiễm sắc thể từ phôi nang có nguồn gốc 0PN/1PN trong IVF cổ điển bằng PGT-A sinh thiết TE kết hợp với miPGT-A. Do đó, có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Ví dụ, có cần phát hiện lệch bội trong phôi nang có nguồn gốc 0PN/1PN bằng PGT-A sinh thiết TE hoặc miPGT-A trước khi chuyển phôi không? Có sự khác biệt nào về tỷ lệ lệch bội thực giữa các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN không? Do đó, Haijing Zhao và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ lệch bội nhiễm sắc thể của phôi nang phát triển từ hợp tử 0PN hoặc 1PN trong các chu kỳ IVF cổ điển thông qua PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các kết quả từ sinh thiết TE và môi trường nuôi cấy với dịch khoang phôi (culture media with blastocoel fluid - CM-BF), và so sánh sự khác biệt về lệch bội của các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN.
Nghiên cứu thực hiện trên 101 phôi nang từ 59 cặp vợ chồng đang điều trị IVF cổ điển từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020. Tiêu chí thu nhận: ngày 1: hợp tử là 0PN có/không có thể cực thứ hai hoặc 1PN có/không có thể cực thứ hai; ngày 3: phôi có nguồn gốc từ 0PN hoặc 1PN với hơn bốn tế bào; ngày 5 hoặc ngày 6: phân loại hình thái của phôi nang cao hơn CC. Sinh thiết TE và CM-BF được khuếch đại toàn bộ bộ gen bằng phương pháp single-cell ChromInst dựa trên Multiple annealing and looping-based amplification cycle (MALBAC). Giải trình tự gen thế hệ mới (Next generation sequencing – NGS) đã được thực hiện để sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện trên NextSeq550 sequencer bằng cách sử dụng NextSeq 500/550 High Output kit v2.
Kết quả cho thấy có tổng số 85 phôi nang (0PN = 61, 1PN = 24) với kết quả xét nghiệm từ cả hai mẫu TE và CM-BF được so sánh. 16 phôi nang còn lại không có sinh thiết TE hoặc kết quả lệch bội CM-BF nên đã bị loại. Tương tự, nhóm 2PN (thu thập trong cùng khoảng thời gian), bao gồm 309 mẫu sinh thiết TE từ 77 chu kỳ PGT-M, được chọn làm nhóm đối chứng và 58 mẫu sinh thiết TE đã bị loại trừ vì kết quả PGT-A không xác định, vì vậy 251 mẫu sinh thiết TE được so sánh với 61 mẫu sinh thiết TE trong nhóm 0PN và 24 mẫu sinh thiết TE trong nhóm 1PN. Tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc 0PN là 19,7% đối với PGT-A sinh thiết TE và 36,1% đối với miPGT-A; tỷ lệ phù hợp giữa mẫu sinh thiết TE và mẫu CM-BF là 77,0%; độ nhạy và độ đặc hiệu là 83,3% và 75,5%. Tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN lần lượt là 37,5% và 37,5% khi PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A; tỷ lệ phù hợp giữa mẫu sinh thiết TE và mẫu CM-BF là 83,3%; độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 77,8% và 86,7%. Về PGT-A sinh thiết TE, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ lệch bội giữa các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN (chu kỳ PGT-M) (19,7% so với 37,5% so với 24,3%, P = 0,226), nhưng tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN cao hơn một chút so với hai nhóm còn lại. Sự gia tăng tỷ lệ lệch bội được quan sát thấy đối với phôi nang ngày 6 có nguồn gốc từ 0PN/1PN so với phôi nang ngày 5 có nguồn gốc từ 0PN/1PN (sinh thiết TE PGT-A: 35,7% so với 19,3%, P = 0,099; miPGT-A: 39,3 % so với 35,1%, P = 0,705).
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên góp phần tìm hiểu về lệch bội nhiễm sắc thể ở phôi nang có nguồn gốc 0PN và 1PN trong các chu kỳ IVF cổ điển sử dụng PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A. Giá trị ứng dụng lâm sàng của phôi nang có nguồn gốc từ 0PN và 1PN trong IVF cổ điển nên được đánh giá bằng cách sử dụng PGT-A trong sinh thiết TE hoặc miPGT-A do sự tồn tại của bất thường nhiễm sắc thể. Kết quả trên sẽ giúp tư vấn di truyền và chọn phôi chính xác cho các cặp vợ chồng thụ tinh ống nghiệm có phôi 0PN hoặc 1PN. Hơn nữa, xét về tính nhất quán, miPGT-A sử dụng dịch khoang phôi nang cùng với môi trường nuôi cấy hứa hẹn là một phương pháp thay thế cho PGT-A sinh thiết TE để xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi nang có nguồn gốc 0PN hoặc 1PN trong IVF cổ điển.
Tài liệu tham khảo: Haijing Zhao, Ping Yuan, Xiaoli Chen và cộng sự. The aneuploidy testing of blastocysts developing from 0PN and 1PN zygotes in conventional IVF through TE-biopsy PGT-A and minimally invasive PGT-A. Front Reprod Health. 2022.
Trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (in vitro fertilization - IVF), sự hiện diện của hai tiền nhân riêng biệt (two distinct pronuclear - 2PN) và hai thể cực (polar bodies - pb) trong hợp tử 16–20 giờ sau khi thụ tinh xác định quá trình thụ tinh bình thường. Hợp tử không có tiền nhân (non-pronuclear - 0PN) hoặc có một tiền nhân (monopronuclear - 1PN) kết hợp với sự hiện diện/vắng mặt của thể cực thứ hai được coi là thụ tinh bất thường. Cho đến nay, có một sự đồng thuận chung rằng phôi có nguồn gốc từ hợp tử 1PN trong quá trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI) nên được loại bỏ cho mục đích sinh sản để tránh tỷ lệ lệch bội cao. Tuy nhiên, việc loại bỏ các hợp tử 0PN và 1PN khỏi các chu kỳ IVF cổ điển luôn gây tranh cãi. Hầu hết các phân tích đều cho rằng nuôi cấy phôi nang là một lựa chọn không xâm lấn để lựa chọn phôi 0PN và 1PN. Gần đây, một phân tích hồi cứu cho thấy chuyển phôi nang 1PN có tỷ lệ sẩy thai cao hơn và tỷ lệ sinh sống thấp hơn, đồng thời chuyển phôi nang 0PN có cân nặng khi sinh cao hơn chuyển phôi nang 2PN, cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền trong phôi nang 0PN và 1PN. Một số phân tích tế bào học đã chỉ ra rằng một nửa số phôi có nguồn gốc từ 1PN và 57%–62% phôi có nguồn gốc từ 0PN là lưỡng bội. Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN là 30,8% (4/13) trong IVF và 33,3% (1/3) trong ICSI, đến 46,2% (6/13) trong phôi nang có nguồn gốc từ 2PN với IVF và 100% (3/3) trong ICSI. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng tỷ lệ lệch bội của các phôi nang có nguồn gốc 0PN, 1PN và 2PN từ các chu kỳ IVF cổ điển và ICSI là 24,4% (10/41), 30,8% (26/8) và 38,2% (78/204) bởi aCGH hoặc giải trình tự gen thế hệ mới (next generation sequencing - NGS). Tuy nhiên, cỡ mẫu của các nghiên cứu trên bị hạn chế và tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 0PN và 1PN thấp hơn phôi nang có nguồn gốc từ 2PN, phù hợp với các nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội (Preimplantation genetic testing for aneuploidy - PGT-A) bằng cách sử dụng sinh thiết lá nuôi phôi (trophectoderm - TE) đã được áp dụng rộng rãi như một công cụ chẩn đoán trong liệu pháp hỗ trợ sinh sản vì nó cải thiện kết quả thai thông qua sàng lọc nhiễm sắc thể phôi toàn diện. Tuy nhiên, tính xâm lấn, yêu cầu kĩ thuật viên có có kinh nghiệm và quy trình vận hành phức tạp của sinh thiết TE đã hạn chế ứng dụng rộng rãi của nó. Ngoài ra, sự khảm của phôi dẫn đến dương tính giả và âm tính giả trong sinh thiết TE. Hơn nữa, sinh thiết xâm lấn có thể làm suy yếu tiềm năng phát triển của phôi và an toàn sinh học lâu dài của sinh thiết vẫn chưa được đánh giá. PGT-A không xâm lấn với môi trường phôi nang (spent blastocyst medium - SBM) đã sử dụng cũng có những thiếu sót, vì SBM có liên quan đến khả năng nhiễm từ mẹ (tế bào cumulus) cao hơn so với dịch khoang phôi (blastocoel fluid - BF), dẫn đến lượng DNA nhân và ty thể cao hơn được phát hiện trong SBM, đặc biệt là trong giai đoạn phôi nang. Do đó, một chiến lược đáng tin cậy, hiệu quả và xâm lấn tối thiểu sẽ thúc đẩy việc triển khai PGT-A rộng rãi hơn. DNA không có tế bào phôi (Embryonic cell-free DNA) từ BF là vật liệu di truyền lý tưởng cho PGT-A xâm lấn tối thiểu (minimally invasive PGT-A - miPGT-A). Kim vi tiêm sẽ được sử dụng để hút BF vào môi trường nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy kết hợp với BF sau đó được thu nhận để sử dụng cho thử nghiệm tiếp theo. Hiện tại, không có nghiên cứu toàn diện về nhiễm sắc thể từ phôi nang có nguồn gốc 0PN/1PN trong IVF cổ điển bằng PGT-A sinh thiết TE kết hợp với miPGT-A. Do đó, có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Ví dụ, có cần phát hiện lệch bội trong phôi nang có nguồn gốc 0PN/1PN bằng PGT-A sinh thiết TE hoặc miPGT-A trước khi chuyển phôi không? Có sự khác biệt nào về tỷ lệ lệch bội thực giữa các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN không? Do đó, Haijing Zhao và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ lệch bội nhiễm sắc thể của phôi nang phát triển từ hợp tử 0PN hoặc 1PN trong các chu kỳ IVF cổ điển thông qua PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các kết quả từ sinh thiết TE và môi trường nuôi cấy với dịch khoang phôi (culture media with blastocoel fluid - CM-BF), và so sánh sự khác biệt về lệch bội của các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN.
Nghiên cứu thực hiện trên 101 phôi nang từ 59 cặp vợ chồng đang điều trị IVF cổ điển từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020. Tiêu chí thu nhận: ngày 1: hợp tử là 0PN có/không có thể cực thứ hai hoặc 1PN có/không có thể cực thứ hai; ngày 3: phôi có nguồn gốc từ 0PN hoặc 1PN với hơn bốn tế bào; ngày 5 hoặc ngày 6: phân loại hình thái của phôi nang cao hơn CC. Sinh thiết TE và CM-BF được khuếch đại toàn bộ bộ gen bằng phương pháp single-cell ChromInst dựa trên Multiple annealing and looping-based amplification cycle (MALBAC). Giải trình tự gen thế hệ mới (Next generation sequencing – NGS) đã được thực hiện để sàng lọc nhiễm sắc thể toàn diện trên NextSeq550 sequencer bằng cách sử dụng NextSeq 500/550 High Output kit v2.
Kết quả cho thấy có tổng số 85 phôi nang (0PN = 61, 1PN = 24) với kết quả xét nghiệm từ cả hai mẫu TE và CM-BF được so sánh. 16 phôi nang còn lại không có sinh thiết TE hoặc kết quả lệch bội CM-BF nên đã bị loại. Tương tự, nhóm 2PN (thu thập trong cùng khoảng thời gian), bao gồm 309 mẫu sinh thiết TE từ 77 chu kỳ PGT-M, được chọn làm nhóm đối chứng và 58 mẫu sinh thiết TE đã bị loại trừ vì kết quả PGT-A không xác định, vì vậy 251 mẫu sinh thiết TE được so sánh với 61 mẫu sinh thiết TE trong nhóm 0PN và 24 mẫu sinh thiết TE trong nhóm 1PN. Tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc 0PN là 19,7% đối với PGT-A sinh thiết TE và 36,1% đối với miPGT-A; tỷ lệ phù hợp giữa mẫu sinh thiết TE và mẫu CM-BF là 77,0%; độ nhạy và độ đặc hiệu là 83,3% và 75,5%. Tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN lần lượt là 37,5% và 37,5% khi PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A; tỷ lệ phù hợp giữa mẫu sinh thiết TE và mẫu CM-BF là 83,3%; độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 77,8% và 86,7%. Về PGT-A sinh thiết TE, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ lệch bội giữa các phôi nang có nguồn gốc từ 0PN, 1PN và 2PN (chu kỳ PGT-M) (19,7% so với 37,5% so với 24,3%, P = 0,226), nhưng tỷ lệ lệch bội của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN cao hơn một chút so với hai nhóm còn lại. Sự gia tăng tỷ lệ lệch bội được quan sát thấy đối với phôi nang ngày 6 có nguồn gốc từ 0PN/1PN so với phôi nang ngày 5 có nguồn gốc từ 0PN/1PN (sinh thiết TE PGT-A: 35,7% so với 19,3%, P = 0,099; miPGT-A: 39,3 % so với 35,1%, P = 0,705).
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu đầu tiên góp phần tìm hiểu về lệch bội nhiễm sắc thể ở phôi nang có nguồn gốc 0PN và 1PN trong các chu kỳ IVF cổ điển sử dụng PGT-A sinh thiết TE và miPGT-A. Giá trị ứng dụng lâm sàng của phôi nang có nguồn gốc từ 0PN và 1PN trong IVF cổ điển nên được đánh giá bằng cách sử dụng PGT-A trong sinh thiết TE hoặc miPGT-A do sự tồn tại của bất thường nhiễm sắc thể. Kết quả trên sẽ giúp tư vấn di truyền và chọn phôi chính xác cho các cặp vợ chồng thụ tinh ống nghiệm có phôi 0PN hoặc 1PN. Hơn nữa, xét về tính nhất quán, miPGT-A sử dụng dịch khoang phôi nang cùng với môi trường nuôi cấy hứa hẹn là một phương pháp thay thế cho PGT-A sinh thiết TE để xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi nang có nguồn gốc 0PN hoặc 1PN trong IVF cổ điển.
Tài liệu tham khảo: Haijing Zhao, Ping Yuan, Xiaoli Chen và cộng sự. The aneuploidy testing of blastocysts developing from 0PN and 1PN zygotes in conventional IVF through TE-biopsy PGT-A and minimally invasive PGT-A. Front Reprod Health. 2022.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sự khác biệt trong kỹ thuật sinh thiết lá nuôi phôi và số lượng tế bào thu nhận được để sinh thiết đối với kết quả giải trình tự gen thế hệ mới - Ngày đăng: 17-01-2023
Hiệu quả kết hợp đông lạnh mô buồng trứng và nuôi trưởng thành noãn ở từng độ tuổi – Độ tuổi nào là tối ưu? - Ngày đăng: 17-01-2023
Ứng dụng lâm sàng của sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn để chuyển đơn phôi phôi nang có chọn lọc trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 14-01-2023
Hiệu quả cao của môi trường nuôi cấy tự chế có bổ sung GDF9-β có trong noãn người trong nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2023
Liệu pháp thay thế hormone (MHT) trong điều trị loãng xương sau mãn kinh - Ngày đăng: 14-01-2023
Cập nhật mới nhất về hiệu quả của việc bổ sung progesterone nhằm hỗ trợ hoàng thể trong phác đồ chuyển phôi trữ theo chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 14-01-2023
So Sánh Tỷ Lệ Thai Ngoài Tử Cung Giữa Chuyển Phôi Tươi Và Chuyển Phôi Trữ - Ngày đăng: 14-01-2023
Nhiễm COVID-19 và tiêm vắc-xin không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-01-2023
Sự đóng gói và protamine hoá nhiễm sắc chất ở tinh trùng có ảnh hưởng lên kết quả ICSI ở những cặp vợ chồng khoẻ mạnh - Ngày đăng: 03-01-2023
Tương quan giữa số lượng noãn thu được, tuổi vợ và sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 30-12-2022
Dầu phủ trong hệ thống nuôi cấy phôi: Một phân tích so sánh - Ngày đăng: 30-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK