Tin tức
on Saturday 14-01-2023 2:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Đỗ Dương Ngọc – Phòng khám Ngọc Lan
Thai ngoài tử cung (TNTC), phôi làm tổ ngoài tử cung, là một biến chứng nghiêm trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và ngày càng xảy ra phổ biến. Tỷ lệ TNTC sau chuyển phôi đã được báo cáo vào khoảng 2–8%, cao hơn so với thụ thai tự nhiên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ TNTC bao gồm vô sinh do ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, hút thuốc lá, lạc nội mạc tử cung, ... Ngoài các yếu tố liên quan đến mẹ, còn có các yếu tố liên quan đến kỹ thuật chuyển phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng TNTC có liên quan đến nồng độ estrogen cao, dẫn đến tăng co bóp tử cung.
Câu hỏi đặt ra là liệu chuyển phôi đông lạnh (FET) có thể làm giảm tỷ lệ TNTC hay không? Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loại phôi được chuyển (phôi tươi hay phôi đông lạnh) có thể liên quan đến tỷ lệ TNTC. Một số nghiên cứu đã tuyên bố rằng chuyển phôi tươi (ET) xảy ra trong môi trường nội tiết tố siêu sinh lý ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung hoặc khả năng chịu đựng của nội mạc tử cung, trong khi chuyển phôi đông lạnh (FET) xảy ra trong môi trường tử cung giống với quá trình thụ thai tự nhiên hơn; do đó, chuyển phôi trữ có tỷ lệ TNTC thấp hơn đáng kể với chuyển phôi tươi.
Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ TNTC trong FET cao hơn so với ET, có thể là do khiếm khuyết về chất lượng phôi sau quá trình trữ-rã phôi. Hơn nữa, sự chậm phát triển của phôi rã đông có thể tạo thêm cơ hội cho phôi di chuyển đến ống dẫn trứng trước khi làm tổ trong tử cung. Cuối cùng, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tỷ lệ TNTC giữa FET và ET là tương đương nhau.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một nghiên cứu hồi cứu, mẫu lớn, đơn trung tâm để phân tích tỷ lệ TNTC trong các chu kỳ ET hoặc FET mới, cũng như theo các phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau, tích hợp các yếu tố rủi ro liên quan đến EP để đảm bảo tính chính xác và khả năng khái quát của kết quả. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng tỷ lệ TNTC có thể liên quan đến loại phôi được chuyển (chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh).
Kết quả
Tổng số 16.048 bệnh nhân có chu kỳ chuyển phôi tươi (ET) hoặc FET từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 3 năm 2022, có kết quả thử thai dương tính; bao gồm 3803 chu kỳ chuyển phôi tươi và 12.245 chu kỳ chuyển phôi trữ. Các nhà nghiên cứu thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tuổi, BMI, thời gian vô sinh, chẩn đoán vô sinh, số phôi chuyển, giai đoạn chuyển phôi và độ dày nội mạc tử cung. Tất cả các đặc điểm này được đưa vào làm yếu tố gây nhiễu trong phương trình hồi quy để so sánh tỷ lệ TNTC.
Kết quả thai ngoài tử cung giữa nhóm FET và ET
Có 336 trường hợp TNTC, với 82 ở nhóm ET và 254 ở nhóm FET. Tổng tỷ lệ TNTC là 2,09%, trong đó nhóm ET chiếm 2,16% và nhóm FET chiếm 2,07%. Tổng cộng có 47 trường hợp vừa có TNTC và thai trong tử cung; trong đó có 14 trường hợp ở nhóm ET và 33 trường hợp ở nhóm FET. Tổng tỷ lệ vừa có thai trong tử cung và ngoài tử cung là 0,29%; trong đó nhóm ET chiếm 0,37% và nhóm FET chiếm 0,27%. Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ở nhóm FET thấp hơn so với nhóm ET, nhưng không có sự khác biệt thống kê.
Để làm rõ liệu loại chuyển phôi (ET hay FET) có phải là yếu tố rủi ro dẫn đến TNTC hay không, các đặc điểm của người mẹ và đặc điểm quy trình chuyển phôi có liên quan đã được sử dụng làm yếu tố gây nhiễu. Kết quả hồi quy cho thấy không có sự khác biệt thống kê về rủi ro TNTC giữa các nhóm FET và ET (OR thô 0,96 (0,75–1,24), p > 0,05; OR điều chỉnh 0,93 (0,71– 1,22), p > 0,05). Tương tự, không có sự khác biệt thống kê về nguy cơ thai lạc chỗ giữa nhóm FET và ET (OR thô 0,73 (0,39–1,37), p > 0,05; OR điều chỉnh 0,72 (0,34–1,50), p > 0,05).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ TNTC giữa các nhóm phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung khác nhau.
Tài liệu tham khảo: Zhijie Hu et al. Differences in Ectopic Pregnancy Rates between Fresh and Frozen Embryo Transfer after In Vitro Fertilization: A Large Retrospective Study. J. Clin. Med. 2022, 11(12), 3386.
Thai ngoài tử cung (TNTC), phôi làm tổ ngoài tử cung, là một biến chứng nghiêm trọng của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và ngày càng xảy ra phổ biến. Tỷ lệ TNTC sau chuyển phôi đã được báo cáo vào khoảng 2–8%, cao hơn so với thụ thai tự nhiên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ TNTC bao gồm vô sinh do ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, hút thuốc lá, lạc nội mạc tử cung, ... Ngoài các yếu tố liên quan đến mẹ, còn có các yếu tố liên quan đến kỹ thuật chuyển phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng TNTC có liên quan đến nồng độ estrogen cao, dẫn đến tăng co bóp tử cung.
Câu hỏi đặt ra là liệu chuyển phôi đông lạnh (FET) có thể làm giảm tỷ lệ TNTC hay không? Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loại phôi được chuyển (phôi tươi hay phôi đông lạnh) có thể liên quan đến tỷ lệ TNTC. Một số nghiên cứu đã tuyên bố rằng chuyển phôi tươi (ET) xảy ra trong môi trường nội tiết tố siêu sinh lý ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung hoặc khả năng chịu đựng của nội mạc tử cung, trong khi chuyển phôi đông lạnh (FET) xảy ra trong môi trường tử cung giống với quá trình thụ thai tự nhiên hơn; do đó, chuyển phôi trữ có tỷ lệ TNTC thấp hơn đáng kể với chuyển phôi tươi.
Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ TNTC trong FET cao hơn so với ET, có thể là do khiếm khuyết về chất lượng phôi sau quá trình trữ-rã phôi. Hơn nữa, sự chậm phát triển của phôi rã đông có thể tạo thêm cơ hội cho phôi di chuyển đến ống dẫn trứng trước khi làm tổ trong tử cung. Cuối cùng, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tỷ lệ TNTC giữa FET và ET là tương đương nhau.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một nghiên cứu hồi cứu, mẫu lớn, đơn trung tâm để phân tích tỷ lệ TNTC trong các chu kỳ ET hoặc FET mới, cũng như theo các phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau, tích hợp các yếu tố rủi ro liên quan đến EP để đảm bảo tính chính xác và khả năng khái quát của kết quả. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng tỷ lệ TNTC có thể liên quan đến loại phôi được chuyển (chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh).
Kết quả
Tổng số 16.048 bệnh nhân có chu kỳ chuyển phôi tươi (ET) hoặc FET từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 3 năm 2022, có kết quả thử thai dương tính; bao gồm 3803 chu kỳ chuyển phôi tươi và 12.245 chu kỳ chuyển phôi trữ. Các nhà nghiên cứu thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tuổi, BMI, thời gian vô sinh, chẩn đoán vô sinh, số phôi chuyển, giai đoạn chuyển phôi và độ dày nội mạc tử cung. Tất cả các đặc điểm này được đưa vào làm yếu tố gây nhiễu trong phương trình hồi quy để so sánh tỷ lệ TNTC.
Kết quả thai ngoài tử cung giữa nhóm FET và ET
Có 336 trường hợp TNTC, với 82 ở nhóm ET và 254 ở nhóm FET. Tổng tỷ lệ TNTC là 2,09%, trong đó nhóm ET chiếm 2,16% và nhóm FET chiếm 2,07%. Tổng cộng có 47 trường hợp vừa có TNTC và thai trong tử cung; trong đó có 14 trường hợp ở nhóm ET và 33 trường hợp ở nhóm FET. Tổng tỷ lệ vừa có thai trong tử cung và ngoài tử cung là 0,29%; trong đó nhóm ET chiếm 0,37% và nhóm FET chiếm 0,27%. Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ở nhóm FET thấp hơn so với nhóm ET, nhưng không có sự khác biệt thống kê.
Để làm rõ liệu loại chuyển phôi (ET hay FET) có phải là yếu tố rủi ro dẫn đến TNTC hay không, các đặc điểm của người mẹ và đặc điểm quy trình chuyển phôi có liên quan đã được sử dụng làm yếu tố gây nhiễu. Kết quả hồi quy cho thấy không có sự khác biệt thống kê về rủi ro TNTC giữa các nhóm FET và ET (OR thô 0,96 (0,75–1,24), p > 0,05; OR điều chỉnh 0,93 (0,71– 1,22), p > 0,05). Tương tự, không có sự khác biệt thống kê về nguy cơ thai lạc chỗ giữa nhóm FET và ET (OR thô 0,73 (0,39–1,37), p > 0,05; OR điều chỉnh 0,72 (0,34–1,50), p > 0,05).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ TNTC giữa các nhóm phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung khác nhau.
Tài liệu tham khảo: Zhijie Hu et al. Differences in Ectopic Pregnancy Rates between Fresh and Frozen Embryo Transfer after In Vitro Fertilization: A Large Retrospective Study. J. Clin. Med. 2022, 11(12), 3386.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nhiễm COVID-19 và tiêm vắc-xin không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-01-2023
Sự đóng gói và protamine hoá nhiễm sắc chất ở tinh trùng có ảnh hưởng lên kết quả ICSI ở những cặp vợ chồng khoẻ mạnh - Ngày đăng: 03-01-2023
Tương quan giữa số lượng noãn thu được, tuổi vợ và sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 30-12-2022
Dầu phủ trong hệ thống nuôi cấy phôi: Một phân tích so sánh - Ngày đăng: 30-12-2022
So sánh ICSI tiêu chuẩn so với ICSI có chọn lọc tinh trùng dựa trên sinh lý (picsi) trong thử nghiệm chia noãn - Ngày đăng: 30-12-2022
Mối liên quan giữa tiêu thụ caffein và rượu với kết quả IVF/ICSI: Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp liều lượng - phản ứng - Ngày đăng: 30-12-2022
Tác dụng có lợi của việc bổ sung hypotaurine trong môi trường chuẩn bị và đông lạnh tinh trùng người đối với hiệu quả đông lạnh và chất lượng DNA tinh trùng - Ngày đăng: 30-12-2022
Tác động của thụ tinh trong ống nghiệm đến thời điểm và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh - Ngày đăng: 30-12-2022
Rapamycin giúp giảm tổn thương DNA, cải thiện khả năng phát triển của noãn người trong IVM - Ngày đăng: 27-12-2022
Tác động của chỉ số khối cơ thể cao lên tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy và an toàn sản khoa ở phụ nữ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 27-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK