Tin tức
on Tuesday 03-01-2023 8:09am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Vũ Đoan Mỹ Trinh
Hơn 2,5 triệu người đã chết trong số hơn 100 triệu trường hợp được ghi nhận mắc bệnh COVID-19 do vi rút corona SARS-CoV-2 gây ra trên toàn thế giới. Về mặt lý thuyết, các cơ quan có biểu hiện cao của ACE2 và TMPRSS2 sẽ dễ bị nhiễm vi rút hơn. Xét nghiệm cũng cho thấy có sự biểu hiện cao của ACE2 trong tinh hoàn, buồng trứng cũng như phôi. Do đó, các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 đến chức năng sinh sản ở người. Một số nghiên cứu cho rằng COVID-19 không có tác động bất lợi đến chức năng của nang trứng, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển phôi. Trong khi một số nghiên cứu khác lại nhận thấy các cặp vợ chồng bị nhiễm COVID-19 có tỷ lệ phôi chất lượng tốt thấp hơn, dịch nang và nội mạc tử cung bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến giảm khả năng chấp nhận phôi làm tổ, COVID-19 cũng gây tổn thương buồng trứng và ảnh hưởng bất lợi đến dự trữ buồng trứng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc-xin ngừa COVID-19 đến kết quả điều trị của bệnh nhân cũng đã được công bố, nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng vắc-xin không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các thông số của buồng trứng, tử cung, sự phát triển của phôi thai cũng như không ngăn cản quá trình làm tổ hoặc phát triển sớm của phôi, không có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin COVID-19 và kết quả điều trị IVF. Để củng cố cho các bằng chứng hiện có, Soha Albeitawi và cộng sự (2022) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 và các loại vắc-xin khác nhau bao gồm Pfizer, Oxford/AstraZeneca và/hoặc Sinopharm đến kết quả điều trị trong IVF.
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm được thực hiện với 151 bệnh nhân đã trải qua IVF/ICSI. Các bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: (1) 18 người đã nhiễm COVID-19, (2) 66 đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, (3) 34 người đã từng bị nhiễm và đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hoặc (4) 33 người không bị nhiễm và cũng chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, các dữ liệu thu được trong các nhóm được so sánh phân tích. Bệnh nhân có thể được tiêm 1 trong 3 loại vắc-xin sau: Pfizer (BioNTech), Oxford-Astrazeneca (ChAdOx1-S recombinant) hoặc Sinopharm (BBIBP-CorV COVILO). Các kết quả chính được so sánh giữa bốn nhóm bao gồm: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng. Các kết quả phụ bao gồm: số lượng noãn thu được; số noãn trưởng thành; số lượng và chất lượng của phôi ngày 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhiễm COVID-19 trước đó không ảnh hưởng đến bất kỳ kết quả IVF nào bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ. Tương tự, không có sự khác biệt về tỷ lệ bHCG dương hay thai lâm sàng. Hơn nữa, số lượng noãn thu được trung bình, số lượng cũng như chất lượng phôi không khác biệt đáng kể trước và sau khi nhiễm COVID-19. Nhóm nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng SARS-Cov-2 ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ, bHCG dương và thai lâm sàng. Tương tự, giá trị trung bình của số lượng noãn thu được, noãn đã thụ tinh, số lượng và chất lượng phôi không khác biệt đáng kể ở phụ nữ trước và sau khi tiêm vắc-xin.
Nghiên cứu đã bổ sung thêm cho các bằng chứng hiện tại, vắc-xin COVID-19 an toàn cho bệnh nhân dự định mang thai. Mặt khác, nhiễm COVID-19 có thể gây ra những tác động bất lợi đến chức năng sinh sản của phụ nữ, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để điều tra khoảng thời gian của tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo: Albeitawi, S., Al-Alami, Z.M., Hamadneh, J. et al. COVID-19 infection and vaccine have no impact on in-vitro fertilization (IVF) outcome. Sci Rep 12, 21702 (2022). https://doi.org/10.1038/s41598-022-25757-3
Hơn 2,5 triệu người đã chết trong số hơn 100 triệu trường hợp được ghi nhận mắc bệnh COVID-19 do vi rút corona SARS-CoV-2 gây ra trên toàn thế giới. Về mặt lý thuyết, các cơ quan có biểu hiện cao của ACE2 và TMPRSS2 sẽ dễ bị nhiễm vi rút hơn. Xét nghiệm cũng cho thấy có sự biểu hiện cao của ACE2 trong tinh hoàn, buồng trứng cũng như phôi. Do đó, các nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 đến chức năng sinh sản ở người. Một số nghiên cứu cho rằng COVID-19 không có tác động bất lợi đến chức năng của nang trứng, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển phôi. Trong khi một số nghiên cứu khác lại nhận thấy các cặp vợ chồng bị nhiễm COVID-19 có tỷ lệ phôi chất lượng tốt thấp hơn, dịch nang và nội mạc tử cung bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến giảm khả năng chấp nhận phôi làm tổ, COVID-19 cũng gây tổn thương buồng trứng và ảnh hưởng bất lợi đến dự trữ buồng trứng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc-xin ngừa COVID-19 đến kết quả điều trị của bệnh nhân cũng đã được công bố, nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng vắc-xin không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các thông số của buồng trứng, tử cung, sự phát triển của phôi thai cũng như không ngăn cản quá trình làm tổ hoặc phát triển sớm của phôi, không có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin COVID-19 và kết quả điều trị IVF. Để củng cố cho các bằng chứng hiện có, Soha Albeitawi và cộng sự (2022) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 và các loại vắc-xin khác nhau bao gồm Pfizer, Oxford/AstraZeneca và/hoặc Sinopharm đến kết quả điều trị trong IVF.
Nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm được thực hiện với 151 bệnh nhân đã trải qua IVF/ICSI. Các bệnh nhân được chia thành 4 nhóm: (1) 18 người đã nhiễm COVID-19, (2) 66 đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, (3) 34 người đã từng bị nhiễm và đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hoặc (4) 33 người không bị nhiễm và cũng chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, các dữ liệu thu được trong các nhóm được so sánh phân tích. Bệnh nhân có thể được tiêm 1 trong 3 loại vắc-xin sau: Pfizer (BioNTech), Oxford-Astrazeneca (ChAdOx1-S recombinant) hoặc Sinopharm (BBIBP-CorV COVILO). Các kết quả chính được so sánh giữa bốn nhóm bao gồm: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng. Các kết quả phụ bao gồm: số lượng noãn thu được; số noãn trưởng thành; số lượng và chất lượng của phôi ngày 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nhiễm COVID-19 trước đó không ảnh hưởng đến bất kỳ kết quả IVF nào bao gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ. Tương tự, không có sự khác biệt về tỷ lệ bHCG dương hay thai lâm sàng. Hơn nữa, số lượng noãn thu được trung bình, số lượng cũng như chất lượng phôi không khác biệt đáng kể trước và sau khi nhiễm COVID-19. Nhóm nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng SARS-Cov-2 ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ, bHCG dương và thai lâm sàng. Tương tự, giá trị trung bình của số lượng noãn thu được, noãn đã thụ tinh, số lượng và chất lượng phôi không khác biệt đáng kể ở phụ nữ trước và sau khi tiêm vắc-xin.
Nghiên cứu đã bổ sung thêm cho các bằng chứng hiện tại, vắc-xin COVID-19 an toàn cho bệnh nhân dự định mang thai. Mặt khác, nhiễm COVID-19 có thể gây ra những tác động bất lợi đến chức năng sinh sản của phụ nữ, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để điều tra khoảng thời gian của tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo: Albeitawi, S., Al-Alami, Z.M., Hamadneh, J. et al. COVID-19 infection and vaccine have no impact on in-vitro fertilization (IVF) outcome. Sci Rep 12, 21702 (2022). https://doi.org/10.1038/s41598-022-25757-3
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự đóng gói và protamine hoá nhiễm sắc chất ở tinh trùng có ảnh hưởng lên kết quả ICSI ở những cặp vợ chồng khoẻ mạnh - Ngày đăng: 03-01-2023
Tương quan giữa số lượng noãn thu được, tuổi vợ và sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 30-12-2022
Dầu phủ trong hệ thống nuôi cấy phôi: Một phân tích so sánh - Ngày đăng: 30-12-2022
So sánh ICSI tiêu chuẩn so với ICSI có chọn lọc tinh trùng dựa trên sinh lý (picsi) trong thử nghiệm chia noãn - Ngày đăng: 30-12-2022
Mối liên quan giữa tiêu thụ caffein và rượu với kết quả IVF/ICSI: Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp liều lượng - phản ứng - Ngày đăng: 30-12-2022
Tác dụng có lợi của việc bổ sung hypotaurine trong môi trường chuẩn bị và đông lạnh tinh trùng người đối với hiệu quả đông lạnh và chất lượng DNA tinh trùng - Ngày đăng: 30-12-2022
Tác động của thụ tinh trong ống nghiệm đến thời điểm và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh - Ngày đăng: 30-12-2022
Rapamycin giúp giảm tổn thương DNA, cải thiện khả năng phát triển của noãn người trong IVM - Ngày đăng: 27-12-2022
Tác động của chỉ số khối cơ thể cao lên tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy và an toàn sản khoa ở phụ nữ thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 27-12-2022
So sánh hiệu quả của hai phương pháp MACS và PICSI để lựa chọn tinh trùng trong các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 26-12-2022
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK