Tin tức
on Tuesday 20-08-2024 3:37am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Phạm Duy Tùng – IVFMD Tân Bình
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã trở thành một trong những kỹ thuật được sử dụng cực kỳ phổ biến trong hỗ trợ sinh sản (HTSS), đặc biệt trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam. Tuy vậy, kỹ thuật này cũng có những hạn chế như có thể khiến noãn thoái hoá hoặc tăng tỷ lệ thụ tinh bất thường do những tác động cơ học khi sử dụng kim mũi nhọn để xuyên thủng màng trong suốt kết hợp với lực hút để làm vỡ màng bào tương noãn. Những tác động này không chỉ làm biến dạng tạm thời về hình thái của noãn mà còn thay đổi áp suất bên trong noãn, ảnh hưởng đến sự thụ tinh cũng như khả năng phát triển của phôi. Đặc biệt ở những phụ nữ lớn tuổi, với noãn thường có bào tương mỏng manh hơn nhiều so với phụ nữ trẻ tuổi.
Piezo-ICSI là kỹ thuật sử dụng động cơ điện tạo xung dao động ở tần số cao để xuyên thủng màng trong suốt cũng như màng bào tương noãn một cách nhẹ nhàng, loại bỏ những hạn chế của ICSI truyền thống. Sau những nghiên cứu khởi đầu, các kết quả cho thấy Piezo-ICSI giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như giảm tỷ lệ noãn thoái hoá sau ICSI. Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy Piezo-ICSI còn giúp cải thiện tỷ lệ phát triển đến phôi nang ở những bệnh nhân >35 tuổi, và nhóm cải thiện nhiều nhất là những bệnh nhân >38 tuổi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả lâm sàng của Piezo-ICSI trên nhóm bệnh nhân có tiền sử kết quả điều trị kém (thụ tinh kém <50% hoặc tỷ lệ thoái hoá cao >15%) khi sử dụng ICSI thông thường cũng như kiểm tra hiệu quả trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi (≥38 tuổi). Nghiên cứu được thực hiện hồi cứu theo kết quả của cùng một bệnh nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố nền.
Tổng cộng có 72 bệnh nhân được lấy dữ liệu hồi cứu. Những bệnh nhân được lựa chọn có khoảng thời gian thực hiện điều trị bằng 2 phương pháp ít hơn 2 năm và số noãn thu nhận được ở cả 2 chu kỳ lớn hơn 5. Bệnh nhân được tư vấn thực hiện Piezo-ICSI do kết quả điều trị ở chu kỳ ICSI trước kém. Bệnh nhân được thực hiện kích thích buồng trứng cùng phác đồ với chu kỳ ICSI. Mẫu tinh trùng sử dụng cũng tương tự như chu kỳ trước đó (mẫu tươi, mẫu trữ hoặc thu nhận từ thủ thuật). Không có sự khác biệt đáng kể nào được ghi nhận về chất lượng mẫu tinh trùng được sử dụng ở các bệnh nhân, số phôi chuyển giữa các chu kỳ của một bệnh nhân.
Các kết quả mà nhóm phân tích được bao gồm:
Tóm lại, Piezo-ICSI là một kỹ thuật ICSI cải tiến giúp hạn chế các tổn thương đến noãn, điều này giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như giảm tỷ lệ thoái hoá. Tương tự các nghiên cứu trước, Piezo-ICSI không cho thấy những cải thiện về mặt lâm sàng đối với những nhóm bệnh nhân có tiên lượng bình thường. Do đó trong nghiên cứu này nhóm nhận thấy Piezo-ICSI giúp cải thiện các kết quả phôi học trên nhóm bệnh nhân có tiên lượng thành công thấp như thụ tinh kém, tỷ lệ thoái hoá cao hay tỷ lệ phôi hữu dụng thấp. Nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ kỹ thuật này là những bệnh nhân lớn tuổi với các yếu tố trên. Các tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng có thể được tiếp tục thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của Piezo-ICSI trên những nhóm bệnh nhân khác nhau.
Nguồn: Zander-Fox D, Lam K, Pacella-Ince L, et al. PIEZO-ICSI increases fertilization rates compared with standard ICSI: a prospective cohort study. Reprod Biomed Online. 2021;43(3):404-412. doi:10.1016/j.rbmo.2021.05.020
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã trở thành một trong những kỹ thuật được sử dụng cực kỳ phổ biến trong hỗ trợ sinh sản (HTSS), đặc biệt trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam. Tuy vậy, kỹ thuật này cũng có những hạn chế như có thể khiến noãn thoái hoá hoặc tăng tỷ lệ thụ tinh bất thường do những tác động cơ học khi sử dụng kim mũi nhọn để xuyên thủng màng trong suốt kết hợp với lực hút để làm vỡ màng bào tương noãn. Những tác động này không chỉ làm biến dạng tạm thời về hình thái của noãn mà còn thay đổi áp suất bên trong noãn, ảnh hưởng đến sự thụ tinh cũng như khả năng phát triển của phôi. Đặc biệt ở những phụ nữ lớn tuổi, với noãn thường có bào tương mỏng manh hơn nhiều so với phụ nữ trẻ tuổi.
Piezo-ICSI là kỹ thuật sử dụng động cơ điện tạo xung dao động ở tần số cao để xuyên thủng màng trong suốt cũng như màng bào tương noãn một cách nhẹ nhàng, loại bỏ những hạn chế của ICSI truyền thống. Sau những nghiên cứu khởi đầu, các kết quả cho thấy Piezo-ICSI giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như giảm tỷ lệ noãn thoái hoá sau ICSI. Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy Piezo-ICSI còn giúp cải thiện tỷ lệ phát triển đến phôi nang ở những bệnh nhân >35 tuổi, và nhóm cải thiện nhiều nhất là những bệnh nhân >38 tuổi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả lâm sàng của Piezo-ICSI trên nhóm bệnh nhân có tiền sử kết quả điều trị kém (thụ tinh kém <50% hoặc tỷ lệ thoái hoá cao >15%) khi sử dụng ICSI thông thường cũng như kiểm tra hiệu quả trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi (≥38 tuổi). Nghiên cứu được thực hiện hồi cứu theo kết quả của cùng một bệnh nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố nền.
Tổng cộng có 72 bệnh nhân được lấy dữ liệu hồi cứu. Những bệnh nhân được lựa chọn có khoảng thời gian thực hiện điều trị bằng 2 phương pháp ít hơn 2 năm và số noãn thu nhận được ở cả 2 chu kỳ lớn hơn 5. Bệnh nhân được tư vấn thực hiện Piezo-ICSI do kết quả điều trị ở chu kỳ ICSI trước kém. Bệnh nhân được thực hiện kích thích buồng trứng cùng phác đồ với chu kỳ ICSI. Mẫu tinh trùng sử dụng cũng tương tự như chu kỳ trước đó (mẫu tươi, mẫu trữ hoặc thu nhận từ thủ thuật). Không có sự khác biệt đáng kể nào được ghi nhận về chất lượng mẫu tinh trùng được sử dụng ở các bệnh nhân, số phôi chuyển giữa các chu kỳ của một bệnh nhân.
Các kết quả mà nhóm phân tích được bao gồm:
- Tỷ lệ thụ tinh tăng đáng kể giữa nhóm Piezo-ICSI và nhóm ICSI thông thường (61,9% so với 45,3%, p<0,0001)
- Tỷ lệ thoái hoá ở nhóm Piezo-ICSI thấp hơn so với nhóm ICSI thông thường mặc dù chưa đủ số liệu để mang ý nghĩa thống kê (7,7% so với 18,2%, p=0,169)
- Tỷ lệ phôi khả dụng tính theo số noãn thụ tinh không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm (33,3% so với 29,3%, p=0,293). Tuy nhiên, khi tính theo tổng số phôi hữu dụng theo mỗi chu kỳ (tươi hoặc trữ), số phôi hữu dụng ở nhóm Piezo-ICSI tăng lên đáng kể (1,6 ± 1,7 so với 1,1 ± 1,3, p=0,08). Cho thấy Piezo-ICSI giúp tăng tỷ lệ thụ tinh từ đó tăng số phôi hữu dụng cho mỗi chu kỳ.
- Piezo-ICSI làm tăng đáng kể tỷ lệ thai lâm sàng trên mỗi chu kỳ chuyển phôi tươi (25,8% (8/31) so với 4,0% (1/25), p=0,034). Đối với chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên, sự khác biệt nhỏ và không đáng kể giữa 2 nhóm (42,3% so với 25,0%, p=0,472). Về tổng thể, tỷ lệ thai lâm sàng cải thiện đáng kể ở nhóm Piezo-ICSI (33,3% so với 10,8%, p=0,015).
- Khi tính đến yếu tố tuổi mẹ, tỷ lệ thụ tinh và thoái hoá cải thiện đáng kể ở cả 2 nhóm. Nhóm bệnh nhân lớn tuổi còn có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ phôi hữu dụng ở mỗi chu kỳ (1,7 ± 1,9 ở nhóm Piezo-ICSI so với 1,1 ± 1,2 ở nhóm ICSI thông thường, p=0,05), tuy nhiên, điều này không xảy ra với nhóm bệnh nhân <38 tuổi.
- Piezo-ICSI đặc biệt có ích cho nhóm bệnh nhân có tỷ lệ thụ tinh thấp ở chu kỳ trước (<50%). Khi phân tích nhóm bệnh nhân này, tỷ lệ thụ tinh trung bình cải thiện từ 30,1% lên đến 58,6% (p<0,0001) và tỷ lệ noãn thoái hoá giảm đáng kể từ trung bình 21,6% xuống 8,4%, p=0,005). Từ đó số phôi hữu dụng cho mỗi chu kỳ cũng được cải thiện từ 0,7 ± 0,8 lên 1,6 ± 1,4 (p=0,0002). Piezo-ICSI không cải thiện đáng kể khi tỷ lệ thụ tinh của chu kỳ trước >50%.
- Tương tự như nhóm bệnh nhân thụ tinh kém, nhóm bệnh nhân có tỷ lệ phôi hữu dụng ở chu kỳ trước thấp (<20%) cũng cho thấy Piezo-ICSI có cải thiện về tỷ lệ thụ tinh (63,3% so với 46,3% (p=0,012)) và giảm thoái hoá (2,9% so với 14,8% (p=0,02)). Kết quả cho thấy Piezo-ICSI giúp bệnh nhân có thêm một phôi hữu dụng cho mỗi chu kỳ so với ICSI thông thường (1,3 ± 1,6 so với 0,2 ± 0,4, p=0,0005). Điều này cũng được phản ánh thông qua tỷ lệ phôi hữu dụng trên số noãn thụ tinh được cải thiện từ 4,9% lên 25,2% (p<0,0001).
Tóm lại, Piezo-ICSI là một kỹ thuật ICSI cải tiến giúp hạn chế các tổn thương đến noãn, điều này giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh cũng như giảm tỷ lệ thoái hoá. Tương tự các nghiên cứu trước, Piezo-ICSI không cho thấy những cải thiện về mặt lâm sàng đối với những nhóm bệnh nhân có tiên lượng bình thường. Do đó trong nghiên cứu này nhóm nhận thấy Piezo-ICSI giúp cải thiện các kết quả phôi học trên nhóm bệnh nhân có tiên lượng thành công thấp như thụ tinh kém, tỷ lệ thoái hoá cao hay tỷ lệ phôi hữu dụng thấp. Nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ kỹ thuật này là những bệnh nhân lớn tuổi với các yếu tố trên. Các tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng có thể được tiếp tục thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của Piezo-ICSI trên những nhóm bệnh nhân khác nhau.
Nguồn: Zander-Fox D, Lam K, Pacella-Ince L, et al. PIEZO-ICSI increases fertilization rates compared with standard ICSI: a prospective cohort study. Reprod Biomed Online. 2021;43(3):404-412. doi:10.1016/j.rbmo.2021.05.020
Từ khóa: PIEZO-ICSI giúp tăng tỷ lệ thụ tinh so với icsi thông thường ở nhóm bệnh nhân có tiên lượng kém
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ứng dụng mạng thần kinh tích chập trong tự động hoá các kỹ thuật vi thao tác trong tương lai - Ngày đăng: 18-02-2023
Đặc điểm, mức độ phổ biến và nguyên nhân gây stress ở những bệnh nhân quyết định dừng điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-02-2023
Tương quan giữa tuổi mẹ và kích thước tiền nhân, quá trình phân bào và sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 06-02-2023
Xét nghiệm phát hiện lệch bội của phôi nang phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN trong IVF cổ điển bằng PGT-A sinh thiết TE và PGT-A xâm lấn tối thiểu - Ngày đăng: 17-01-2023
Ảnh hưởng của sự khác biệt trong kỹ thuật sinh thiết lá nuôi phôi và số lượng tế bào thu nhận được để sinh thiết đối với kết quả giải trình tự gen thế hệ mới - Ngày đăng: 17-01-2023
Hiệu quả kết hợp đông lạnh mô buồng trứng và nuôi trưởng thành noãn ở từng độ tuổi – Độ tuổi nào là tối ưu? - Ngày đăng: 17-01-2023
Ứng dụng lâm sàng của sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn để chuyển đơn phôi phôi nang có chọn lọc trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 14-01-2023
Hiệu quả cao của môi trường nuôi cấy tự chế có bổ sung GDF9-β có trong noãn người trong nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm - Ngày đăng: 14-01-2023
Liệu pháp thay thế hormone (MHT) trong điều trị loãng xương sau mãn kinh - Ngày đăng: 14-01-2023
Cập nhật mới nhất về hiệu quả của việc bổ sung progesterone nhằm hỗ trợ hoàng thể trong phác đồ chuyển phôi trữ theo chu kỳ tự nhiên - Ngày đăng: 14-01-2023
So Sánh Tỷ Lệ Thai Ngoài Tử Cung Giữa Chuyển Phôi Tươi Và Chuyển Phôi Trữ - Ngày đăng: 14-01-2023
Nhiễm COVID-19 và tiêm vắc-xin không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-01-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK