Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-02-2023 3:47pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Võ Minh Tuấn– IVFMD Tân Bình
 
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tuổi mẹ càng lớn thì khả năng mang thai và sinh con càng giảm do số lượng và chất lượng noãn giảm, đồng thời tăng nguy cơ vô sinh, sẩy thai và trẻdị tật bẩm sinh. Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, tuổi của người mẹ là yếu tố dự đoán chính xác nhất về kết quả mang thai và sản khoa. Tuổi mẹ cao (AMA) có tác động xấu đến quá trình thu nhận noãn, quá trình thụ tinh và trên hết là sự phát triển của phôi. Các nghiên cứu báo cáo về hình thái phôi và sự thay đổi hình thái phôi ở phụ nữ AMA vẫn còn hạn chế. Một số tác giả đã báo cáo sự tăng các phân chia bất thường và sự chậm phát triển phôi từ phụ nữ AMA. Tuy nhiên, bằng chứng về tác động của AMA đối với sự phát triển của phôi còn gây tranh cãi. Hơn nữa, mối tương quan giữa AMA và động học hình thái trong quá trình thụ tinh và nén của phôi không được đánh giá trong các nghiên cứu trước đây, mặc dù các giai đoạn này phản ánh đáng kể khả năng phát triển phôi và kết quả mang thai. Do đó, nghiên cứu này nhằm chỉ ra ảnh hưởng của tuổi người mẹ đối với các sự kiện phân chia tế bào, phân tích động học hình thái trong quá trình thụ tinh ở người và phát triển phôi, đặc biệt là trong quá trình nén chặt phôi. Ngoài ra, cũng đánh giá ảnh hưởng của AMA đối với sự xuất hiện và phân bố của các dấu  chỉ phân cực tế bào: protein liên quan đến Yes (Yes-associated protein-YAP) và protein kinase C- (PKC-) tham gia vào quá trình phân chia tạo phôi nang.
 
Tổng cộng có 2058 noãn được phân tích hồi cứu, chia theo tuổi của người mẹ (phân loại theo Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản): <35 tuổi, 35–37 tuổi, 38–40 tuổi, 41–42 tuổi và >42 tuổi. Ảnh hưởng của AMA được đánh giá liên quan đến: hình thái phôi và sự thay đổi hình thái; và sự hiện diện và phân bố của các marker phân cực tế bào—protein YAP và protein kinase C- (PKC-)—tham gia vào quá trình hình thành phôi nang.
 
Kết quả cho thấy, AMA ảnh hưởng đáng kể đến kích thước tiền nhân, động học tiền nhân trong quá trình thụ tinh, tốc độ hình thành và nở rộng phôi nang. Kích thước tiền nhân cái giảm và sự biến mất tiền nhân không đồng bộ tăng lên ở nhóm >42 tuổi (P = 0,0027 và P <0,0122). Quan sát bằng kính hiển vi cho thấy sự hình thành và nở rộng phôi nang giảm ở nhóm 41–42 tuổi và >42 tuổi (P <0,0001). Hình thái của khối tế bào bên trong (ICM) và tế bào lá nuôi (TE) ở nhóm >42 tuổi kém hơn so với nhóm <35 tuổi. Quá trình nén phôi bị chậm ở nhóm >42 tuổi (P = 0,0002). Quá trình giãn nở và mở rộng phôi nang cũng bị chậm ở nhóm 41–42 tuổi và >42 tuổi (P <0,0001). Tỷ lệ dương tính với các protein YAP trong các tế bào của phôi dâu và quá trình phát huỳnh quang miễn dịch PKC- của phôi giảm ở nhóm >42 tuổi (P <0,0001). Nghiên cứu cho thấy các dữ liệu chi tiết về hình thái động học và sự thay đổi hình thái cho thấy rằng AMA có ảnh hưởng trong quá trình thụ tinh, nén chặt và quá trình phát triển phôi. Tuy nhiên, đây vẫn là nghiên cứu hồi cứu, số liệu còn hạn chế cũng như chưa phân tích các yếu tố liên quan đến tinh trùng nên cần có các nghiên cứu sâu hơn.
 
Tóm lại, tuổi mẹ cao có ảnh hưởng đáng kể đến kích thước của tiền nhân, động học ở bên trong và bên ngoài tiền nhân trong quá trình thụ tinh, các rối loạn phân chia tế bào trong giai đoạn nén và giảm sự nở rộng khoang phôi.
 
Nguồn: Ezoe, Kenji, et al. "Maternal age affects pronuclear and chromatin dynamics, morula compaction and cell polarity, and blastulation of human embryos." Human Reproduction (2023).CNSH Võ Minh Tuấn– IVFMD Tân Bình
 
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tuổi mẹ càng lớn thì khả năng mang thai và sinh con càng giảm do số lượng và chất lượng noãn giảm, đồng thời tăng nguy cơ vô sinh, sẩy thai và trẻdị tật bẩm sinh. Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, tuổi của người mẹ là yếu tố dự đoán chính xác nhất về kết quả mang thai và sản khoa. Tuổi mẹ cao (AMA) có tác động xấu đến quá trình thu nhận noãn, quá trình thụ tinh và trên hết là sự phát triển của phôi. Các nghiên cứu báo cáo về hình thái phôi và sự thay đổi hình thái phôi ở phụ nữ AMA vẫn còn hạn chế. Một số tác giả đã báo cáo sự tăng các phân chia bất thường và sự chậm phát triển phôi từ phụ nữ AMA. Tuy nhiên, bằng chứng về tác động của AMA đối với sự phát triển của phôi còn gây tranh cãi. Hơn nữa, mối tương quan giữa AMA và động học hình thái trong quá trình thụ tinh và nén của phôi không được đánh giá trong các nghiên cứu trước đây, mặc dù các giai đoạn này phản ánh đáng kể khả năng phát triển phôi và kết quả mang thai. Do đó, nghiên cứu này nhằm chỉ ra ảnh hưởng của tuổi người mẹ đối với các sự kiện phân chia tế bào, phân tích động học hình thái trong quá trình thụ tinh ở người và phát triển phôi, đặc biệt là trong quá trình nén chặt phôi. Ngoài ra, cũng đánh giá ảnh hưởng của AMA đối với sự xuất hiện và phân bố của các dấu  chỉ phân cực tế bào: protein liên quan đến Yes (Yes-associated protein-YAP) và protein kinase C- (PKC-) tham gia vào quá trình phân chia tạo phôi nang.
 
Tổng cộng có 2058 noãn được phân tích hồi cứu, chia theo tuổi của người mẹ (phân loại theo Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản): <35 tuổi, 35–37 tuổi, 38–40 tuổi, 41–42 tuổi và >42 tuổi. Ảnh hưởng của AMA được đánh giá liên quan đến: hình thái phôi và sự thay đổi hình thái; và sự hiện diện và phân bố của các marker phân cực tế bào—protein YAP và protein kinase C- (PKC-)—tham gia vào quá trình hình thành phôi nang.
 
Kết quả cho thấy, AMA ảnh hưởng đáng kể đến kích thước tiền nhân, động học tiền nhân trong quá trình thụ tinh, tốc độ hình thành và nở rộng phôi nang. Kích thước tiền nhân cái giảm và sự biến mất tiền nhân không đồng bộ tăng lên ở nhóm >42 tuổi (P = 0,0027 và P <0,0122). Quan sát bằng kính hiển vi cho thấy sự hình thành và nở rộng phôi nang giảm ở nhóm 41–42 tuổi và >42 tuổi (P <0,0001). Hình thái của khối tế bào bên trong (ICM) và tế bào lá nuôi (TE) ở nhóm >42 tuổi kém hơn so với nhóm <35 tuổi. Quá trình nén phôi bị chậm ở nhóm >42 tuổi (P = 0,0002). Quá trình giãn nở và mở rộng phôi nang cũng bị chậm ở nhóm 41–42 tuổi và >42 tuổi (P <0,0001). Tỷ lệ dương tính với các protein YAP trong các tế bào của phôi dâu và quá trình phát huỳnh quang miễn dịch PKC- của phôi giảm ở nhóm >42 tuổi (P <0,0001). Nghiên cứu cho thấy các dữ liệu chi tiết về hình thái động học và sự thay đổi hình thái cho thấy rằng AMA có ảnh hưởng trong quá trình thụ tinh, nén chặt và quá trình phát triển phôi. Tuy nhiên, đây vẫn là nghiên cứu hồi cứu, số liệu còn hạn chế cũng như chưa phân tích các yếu tố liên quan đến tinh trùng nên cần có các nghiên cứu sâu hơn.
 
Tóm lại, tuổi mẹ cao có ảnh hưởng đáng kể đến kích thước của tiền nhân, động học ở bên trong và bên ngoài tiền nhân trong quá trình thụ tinh, các rối loạn phân chia tế bào trong giai đoạn nén và giảm sự nở rộng khoang phôi.
 
Nguồn: Ezoe, Kenji, et al. "Maternal age affects pronuclear and chromatin dynamics, morula compaction and cell polarity, and blastulation of human embryos." Human Reproduction (2023).

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK