Tin tức
on Wednesday 05-04-2023 2:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFMD Tân Bình, Bệnh viện Mỹ Đức
Trữ lạnh noãn chủ động, còn được gọi là trữ lạnh noãn xã hội, là một chiến lược dành cho những phụ nữ muốn bảo tồn khả năng sinh sản khi lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng và chất lượng noãn giảm nhạnh sau 35 tuổi. Chưa tìm thấy bạn đời phù hợp hoặc nhu cầu phát triển bản thân là những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trì hoãn việc có con. Trước đây, ý tưởng về bảo tồn khả năng sinh sản chủ yếu được giới thiệu cho bệnh nhân ung thư, khi sử dụng liệu pháp xạ trị và hoá trị thường gây ảnh hưởng buồng trứng và trì hoãn việc có con. Ngày nay, việc trữ lạnh noãn đã được tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng hơn, với độ tuổi ngày càng trẻ hơn.
Nhãn “thử nghiệm” đối với kỹ thuật trữ lạnh noãn đã được loại bỏ khi Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ và Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Người Châu Âu (ESHRE) đồng ý rằng đây là một biện pháp phòng ngừa suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng noãn vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả chi phí và sử dụng như một số nghiên cứu cho thấy chỉ một phần nhỏ phụ nữ sẽ quay lại sử dụng noãn được trữ lạnh. Cho đến nay, mặc dù số lượng phụ nữ lựa chọn thực hiện biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản đang tăng dần, nhưng bằng chứng về tỷ lệ sử dụng biện pháp này còn rất khan hiếm. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo tỷ lệ sử dụng lần lượt là 12,1% và 15% đối với trữ lạnh noãn chọn lọc từ Tây Ban Nha và Thụy Điển. Một nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ, theo dõi một đoàn hệ sau 10–15 năm lưu trữ, cho thấy 38,1% bệnh nhân rã đông noãn của họ. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số những phụ nữ sử dụng noãn của họ, hơn một phần ba đã chọn sử dụng tinh trùng hiến tặng.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng noãn được trữ lạnh theo kế hoạch và hiệu quả chi phí sau khi rã đông noãn.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát hồi cứu này được thực hiện tại một trung tâm y tế ở Đài Bắc, Đài Loan. Những phụ nữ được đưa vào nghiên cứu đã trải qua ít nhất một chu kỳ chọc hút thu nhận noãn và đông lạnh noãn vì lý do xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2020. Những phụ nữ được bảo quản lạnh noãn vì lý do y tế như điều trị ung thư, người chồng không thể lấy tinh trùng vào ngày chọc hút, hoặc lý do tôn giáo như không được đông lạnh phôi đã bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn được trữ lạnh 2 giờ sau khi chọc hút thu nhận noãn. Tất cả các noãn trưởng thành (MII) và noãn non (MI) đã được trữ lạnh.
Các phác đồ kích thích buồng trứng, thuốc men, số lượng noãn thu được, số noãn trữ lạnh và các phương pháp trữ lạnh noãn đã được xem xét. Độ tuổi người phụ nữ khi noãn được rã đông, tình trạng của noãn sau rã, tỉ lệ thụ tinh và kết quả mang thai được ghi nhận. Chi phí của chu kỳ trữ lạnh và rã đông đã được ước tính, bao gồm chi phí cho thuốc men, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, kiểm tra siêu âm, thủ tục và phí lưu trữ hàng năm. Các phụ nữ được phân tầng dựa trên độ tuổi trữ lạnh noãn đầu tiên: ≤35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥40 tuổi. Kết quả chính là chi phí tích lũy trên mỗi trẻ sinh sống từ các trường hợp rã đông. Các kết quả phụ là tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ noãn sống và tỷ lệ trẻ sinh sống. Kết quả thai lâm sàng được xác định là phát hiện túi thai khi siêu âm. Mang thai liên tục được định nghĩa là một thai kỳ trong đó có ít nhất một nhịp tim của thai nhi tiếp tục sau 12 tuần tuổi thai. Sảy thai được định nghĩa nếu thai chết trước 24 tuần và sinh non nếu sản phụ sinh con sau 24 tuần. Chi phí tích lũy cho mỗi ca có trẻ sinh sống được xác định bằng chi phí tích lũy chia cho ca có trẻ sinh sống trên mỗi ca rã đông.
Kết quả
Tổng cộng có 645 phụ nữ với 840 chu kỳ trữ lạnh noãn được thu nhận. Tuổi trung bình ở chu kỳ chọc hút noãn đầu tiên là 37,5 ± 3,8 tuổi. Trong đó, có 189 phụ nữ (29,3%) ở độ tuổi ≤35, 263 phụ nữ (40,8%) ở độ tuổi 36–39 và 193 phụ nữ (29,9%) ở độ tuổi ≥40. Dựa trên các tiêu chí của Bologna, 124 (19,2%) phụ nữ là những người đáp ứng kích thích buồng trứng kém và hầu hết họ đều trên 40 tuổi (P<0,001).
Trung bình tổng chi phí cho một phụ nữ bắt đầu từ quá trình trữ lạnh noãn đến rã đông noãn và bao gồm cả phí lưu trữ hàng năm là $7444, $7271, và 6273 $ (USD) (P=0,067) lần lượt đối với các nhóm trữ lạnh noãn ở độ tuổi ≤ 35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥ 40 tuổi. Như vậy, tổng chi phí ở nhóm trẻ tuổi cao hơn so với nhóm lớn tuổi. Tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy trên mỗi trường hợp rã đông cũng giảm theo độ tuổi. Tuy nhiên, chi phí tích lũy cho một ca có trẻ sinh sống, cũng được xác định là chi phí hiệu quả trong nghiên cứu, lần lượt là USD $11704, $17189 và $35642 (P<0,001) cho các nhóm tuổi ≤ 35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥ 40 tuổi. Tỷ lệ sử dụng chung của noãn là 8,4%. Có thể thấy, chi phí tích lũy cho một ca sinh sống tăng gấp đôi ở nhóm ≥ 40 tuổi so với nhóm 36–39 tuổi và chi phí này cao gấp ba lần ở nhóm ≥ 40 tuổi so với nhóm ≤ 35 tuổi.
Kết luận
Trữ lạnh noãn xã hội (hay còn gọi là trữ lạnh noãn chủ động) là một lựa chọn cho phụ nữ độc thân để bảo tồn khả năng sinh sản khi chưa có ý định có con hoặc chưa có người bạn đời phù hợp. Số liệu cho thấy tỷ lệ sử dụng noãn khá thấp. Tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy cao nhất ở nhóm phụ nữ trẻ nhất và chi phí cộng dồn cao nhất ở nhóm lớn tuổi nhất, cao gấp ba lần so với nhóm ≤ 35 tuổi. Nghiên cứu cung cấp thêm thông tin giúp bệnh nhân có thêm góc nhìn khi cân nhắc trữ lạnh noãn chủ động.
Nguồn: Yang, I. J., Wu, M. Y., Chao, K. H., Wei, S. Y., Tsai, Y. Y., Huang, T. C., ... & Chen, S. U. Usage and cost-effectiveness of elective oocyte freezing: a retrospective observational study. Reproductive Biology and Endocrinology. 2022;20(1), 1-11.
Trữ lạnh noãn chủ động, còn được gọi là trữ lạnh noãn xã hội, là một chiến lược dành cho những phụ nữ muốn bảo tồn khả năng sinh sản khi lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng và chất lượng noãn giảm nhạnh sau 35 tuổi. Chưa tìm thấy bạn đời phù hợp hoặc nhu cầu phát triển bản thân là những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trì hoãn việc có con. Trước đây, ý tưởng về bảo tồn khả năng sinh sản chủ yếu được giới thiệu cho bệnh nhân ung thư, khi sử dụng liệu pháp xạ trị và hoá trị thường gây ảnh hưởng buồng trứng và trì hoãn việc có con. Ngày nay, việc trữ lạnh noãn đã được tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng hơn, với độ tuổi ngày càng trẻ hơn.
Nhãn “thử nghiệm” đối với kỹ thuật trữ lạnh noãn đã được loại bỏ khi Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ và Hiệp hội Sinh sản và Phôi học Người Châu Âu (ESHRE) đồng ý rằng đây là một biện pháp phòng ngừa suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng noãn vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả chi phí và sử dụng như một số nghiên cứu cho thấy chỉ một phần nhỏ phụ nữ sẽ quay lại sử dụng noãn được trữ lạnh. Cho đến nay, mặc dù số lượng phụ nữ lựa chọn thực hiện biện pháp bảo tồn khả năng sinh sản đang tăng dần, nhưng bằng chứng về tỷ lệ sử dụng biện pháp này còn rất khan hiếm. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo tỷ lệ sử dụng lần lượt là 12,1% và 15% đối với trữ lạnh noãn chọn lọc từ Tây Ban Nha và Thụy Điển. Một nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ, theo dõi một đoàn hệ sau 10–15 năm lưu trữ, cho thấy 38,1% bệnh nhân rã đông noãn của họ. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số những phụ nữ sử dụng noãn của họ, hơn một phần ba đã chọn sử dụng tinh trùng hiến tặng.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng noãn được trữ lạnh theo kế hoạch và hiệu quả chi phí sau khi rã đông noãn.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát hồi cứu này được thực hiện tại một trung tâm y tế ở Đài Bắc, Đài Loan. Những phụ nữ được đưa vào nghiên cứu đã trải qua ít nhất một chu kỳ chọc hút thu nhận noãn và đông lạnh noãn vì lý do xã hội trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2020. Những phụ nữ được bảo quản lạnh noãn vì lý do y tế như điều trị ung thư, người chồng không thể lấy tinh trùng vào ngày chọc hút, hoặc lý do tôn giáo như không được đông lạnh phôi đã bị loại khỏi nghiên cứu. Noãn được trữ lạnh 2 giờ sau khi chọc hút thu nhận noãn. Tất cả các noãn trưởng thành (MII) và noãn non (MI) đã được trữ lạnh.
Các phác đồ kích thích buồng trứng, thuốc men, số lượng noãn thu được, số noãn trữ lạnh và các phương pháp trữ lạnh noãn đã được xem xét. Độ tuổi người phụ nữ khi noãn được rã đông, tình trạng của noãn sau rã, tỉ lệ thụ tinh và kết quả mang thai được ghi nhận. Chi phí của chu kỳ trữ lạnh và rã đông đã được ước tính, bao gồm chi phí cho thuốc men, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, kiểm tra siêu âm, thủ tục và phí lưu trữ hàng năm. Các phụ nữ được phân tầng dựa trên độ tuổi trữ lạnh noãn đầu tiên: ≤35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥40 tuổi. Kết quả chính là chi phí tích lũy trên mỗi trẻ sinh sống từ các trường hợp rã đông. Các kết quả phụ là tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ noãn sống và tỷ lệ trẻ sinh sống. Kết quả thai lâm sàng được xác định là phát hiện túi thai khi siêu âm. Mang thai liên tục được định nghĩa là một thai kỳ trong đó có ít nhất một nhịp tim của thai nhi tiếp tục sau 12 tuần tuổi thai. Sảy thai được định nghĩa nếu thai chết trước 24 tuần và sinh non nếu sản phụ sinh con sau 24 tuần. Chi phí tích lũy cho mỗi ca có trẻ sinh sống được xác định bằng chi phí tích lũy chia cho ca có trẻ sinh sống trên mỗi ca rã đông.
Kết quả
Tổng cộng có 645 phụ nữ với 840 chu kỳ trữ lạnh noãn được thu nhận. Tuổi trung bình ở chu kỳ chọc hút noãn đầu tiên là 37,5 ± 3,8 tuổi. Trong đó, có 189 phụ nữ (29,3%) ở độ tuổi ≤35, 263 phụ nữ (40,8%) ở độ tuổi 36–39 và 193 phụ nữ (29,9%) ở độ tuổi ≥40. Dựa trên các tiêu chí của Bologna, 124 (19,2%) phụ nữ là những người đáp ứng kích thích buồng trứng kém và hầu hết họ đều trên 40 tuổi (P<0,001).
Trung bình tổng chi phí cho một phụ nữ bắt đầu từ quá trình trữ lạnh noãn đến rã đông noãn và bao gồm cả phí lưu trữ hàng năm là $7444, $7271, và 6273 $ (USD) (P=0,067) lần lượt đối với các nhóm trữ lạnh noãn ở độ tuổi ≤ 35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥ 40 tuổi. Như vậy, tổng chi phí ở nhóm trẻ tuổi cao hơn so với nhóm lớn tuổi. Tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy trên mỗi trường hợp rã đông cũng giảm theo độ tuổi. Tuy nhiên, chi phí tích lũy cho một ca có trẻ sinh sống, cũng được xác định là chi phí hiệu quả trong nghiên cứu, lần lượt là USD $11704, $17189 và $35642 (P<0,001) cho các nhóm tuổi ≤ 35 tuổi, 36–39 tuổi và ≥ 40 tuổi. Tỷ lệ sử dụng chung của noãn là 8,4%. Có thể thấy, chi phí tích lũy cho một ca sinh sống tăng gấp đôi ở nhóm ≥ 40 tuổi so với nhóm 36–39 tuổi và chi phí này cao gấp ba lần ở nhóm ≥ 40 tuổi so với nhóm ≤ 35 tuổi.
Kết luận
Trữ lạnh noãn xã hội (hay còn gọi là trữ lạnh noãn chủ động) là một lựa chọn cho phụ nữ độc thân để bảo tồn khả năng sinh sản khi chưa có ý định có con hoặc chưa có người bạn đời phù hợp. Số liệu cho thấy tỷ lệ sử dụng noãn khá thấp. Tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy cao nhất ở nhóm phụ nữ trẻ nhất và chi phí cộng dồn cao nhất ở nhóm lớn tuổi nhất, cao gấp ba lần so với nhóm ≤ 35 tuổi. Nghiên cứu cung cấp thêm thông tin giúp bệnh nhân có thêm góc nhìn khi cân nhắc trữ lạnh noãn chủ động.
Nguồn: Yang, I. J., Wu, M. Y., Chao, K. H., Wei, S. Y., Tsai, Y. Y., Huang, T. C., ... & Chen, S. U. Usage and cost-effectiveness of elective oocyte freezing: a retrospective observational study. Reproductive Biology and Endocrinology. 2022;20(1), 1-11.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển ti thể vào noãn người giúp cải thiện chất lượng phôi và kết quả lâm sàng ở các trường hợp thất bại nhiều chu kỳ IVF liên tiếp - Ngày đăng: 03-04-2023
Chuyển ty thể từ tế bào gốc mỡ giúp cải thiện tiềm năng phát triển ở noãn đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2023
Ảnh hưởng của tuổi và BMI với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-03-2023
Từ vô tinh đến tinh trùng đầu to – sự khác biệt kiểu hình từ một đột biến gene ZMYND15 - Ngày đăng: 30-03-2023
Các yếu tố tiên lượng cho thành công của phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc với tiền sử tinh hoàn ẩn hai bên và nồng độ testosterone bình thường - Ngày đăng: 30-03-2023
Chất lượng phôi khi chuyển có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và dữ liệu nhau thai không? - Ngày đăng: 29-03-2023
Những thay đổi về proteomic trong quá trình hoạt hóa chức năng ¬in-vitro và phản ứng thể cực đầu tinh trùng giữa nhóm tinh trùng di động kém so với nhóm bình thường - Ngày đăng: 28-03-2023
So sánh kết quả điều trị hiếm muộn giữa sử dụng tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn với tinh trùng từ tinh dịch trên nhóm nam thiểu tinh (Oligospermia) - Ngày đăng: 28-03-2023
Đặc điểm của tinh trùng thu được từ tinh hoàn của nam giới vô tinh không do tắc nghẽn và kết quả điều trị ICSI - Ngày đăng: 28-03-2023
Bổ sung Coenzyme Q10 cho quá trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) giúp giảm tỉ lệ dị bội sau giảm phân - Ngày đăng: 27-03-2023
Đánh giá cấy ghép mô buồng trứng: kết quả từ ba trung tâm lâm sàng - Ngày đăng: 19-03-2023
Vai trò của chuyển ti thể trong điều trị vô sinh - Ngày đăng: 19-03-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK