Tin tức
on Monday 17-04-2023 8:52am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Trung Kiên – IVF Vạn Hạnh, Bệnh viện Vạn Hạnh.
Giới thiệu
Bảo quản lạnh tinh trùng người lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối những năm 1950. Cho đến nay, bảo quản lạnh tinh trùng thường được sử dụng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản cho nhiều chỉ định khác nhau như các lý do xã hội, khoảng cách địa lý, bảo quản các mẫu chất lượng kém hoặc các mẫu từ sinh thiết tinh hoàn (đặc biệt nếu chất lượng giảm dần theo thời gian), trước khi tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn tinh hoặc điều trị ung thư và bệnh mạn tính. Hơn nữa, đông lạnh tinh trùng đã cho phép phát triển ngân hàng tinh trùng và hiến tặng tinh trùng.
Hiện tại, đông lạnh chậm là phương pháp phổ biến nhất để bảo quản lạnh tinh trùng. Bảo quản lạnh tinh trùng thường dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng sau rã đông. Trong quá trình đông lạnh và rã đông, tinh trùng tiếp xúc với các tác nhân vật lý và hóa học - ví dụ như sự hình thành tinh thể đá, sốc thẩm thấu hay stress oxy hóa đều có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của màng tế bào, khung xương tế bào, chức năng của ty thể,…. Do đó, đông lạnh tinh trùng dẫn đến giảm khả năng vận động và sức sống của tinh trùng, đồng thời làm tăng sự phân mảnh.
Dựa trên những cơ sở này, bảo quản lạnh tinh trùng được cho là có tác động đến kết quả hỗ trợ sinh sản. Một số báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thụ tinh (FR) sau ICSI có thể thấp hơn khi sử dụng tinh trùng sau rã đông. Ngược lại, khi đánh giá kết quả phát triển của phôi tạo ra sau ICSI, hầu hết các nghiên cứu cho thấy sự tương đồng giữa nhóm sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh, tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống cũng không khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu so sánh kết quả sinh sản giữa tinh trùng tươi và tinh trùng được bảo quản lạnh thường xen lẫn những yếu tố bệnh học khác như vô sinh nam nghiêm trọng, phụ nữ lớn tuổi, khi chất lượng giao tử thấp có thể gây nhiễu kết quả khảo sát tác động ảnh hưởng đến từ quá trình đông và rã tinh trùng.
Một nghiên cứu trước đây đã so sánh và cho thấy tỉ lệ mang thai tương đồng giữa nhóm tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh ở những bệnh nhân có tinh trùng bình thường. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn với cỡ mẫu lớn hơn, và tốt nhất là không có yếu tố nữ để phân lập tác động của việc bảo quản lạnh đối với kết quả hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu chính của nghiên cứu dưới đây là đánh giá liệu có sự khác biệt nào về tỷ lệ trẻ sinh sống ở những bệnh nhân sử dụng tinh trùng được bảo quản lạnh so với tinh trùng tươi hay không. Để làm điều này, nhóm đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm sử dụng noãn hiến tặng và không do yếu tố nam (normozoospermia).
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu trên 7969 cặp vợ chồng tham gia thực hiện hỗ trợ sinh sản với noãn hiến tặng (từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019), sử dụng tinh dịch bình thường từ chồng. Tất cả các chu kỳ sử dụng noãn tươi, thực hiện ICSI và chuyển phôi tươi N3 hoặc N5. Hai nhóm nghiên cứu được thành lập dựa trên tình trạng tinh trùng: tươi (n = 2865) và trữ lạnh (n = 5104). Quy trình đông lạnh chậm được sử dụng cho tất cả mẫu trữ. Quy trình lọc rửa tinh trùng trước ICSI (Swim-up) được thực hiện giống nhau ở hai nhóm mẫu tươi và mẫu đã rã đông. Tỷ lệ thụ tinh (FR), mang thai (sinh hóa và diễn tiến) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) được so sánh giữa các nhóm nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
Kết quả chính:
Tuổi của nam và nữ, mật độ tinh trùng và khả năng di động của tinh trùng sau khi xuất tinh, số noãn được thụ tinh là tương đương nhau giữa các chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi hoặc tinh trùng đông lạnh. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê: 74,65% FR ở nhóm tinh trùng tươi (95% KTC, 73,92-75,38) so với 73,66% ở nhóm tinh trùng bảo quản lạnh (95% KTC, 73,11-74,20), P = 0,0334. Tỉ lệ thai sinh hóa cao hơn khi sử dụng tinh trùng tươi (OR: 1,143, P = 0,0175), nhưng không quan sát thấy ảnh hưởng đáng kể của việc bảo quản lạnh tinh trùng đối với thai diễn tiến (OR: 1,101, P = 0,0983) và trẻ sinh sống (OR: 1,082, P = 0,1805).
Kết luận:
Bảo quản lạnh tinh trùng không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và sinh sống ở những bệnh nhân có tinh trùng bình thường, và mặc dù nó có thể làm giảm FR một chút, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng. Cụ thể, có sự gia tăng nhẹ về tỷ lệ thai sinh hóa (hCG dương tính) khi sử dụng tinh trùng tươi so với tinh trùng đông lạnh, nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ thai diễn tiến hay tỷ lệ trẻ sinh sống. Một hạn chế của nghiên cứu này là có nhiều người trong nhóm tinh trùng tươi thực hiện chuyển phôi nang hơn so với nhóm đông lạnh. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu khi thống kê trong phân tích của mình, nhưng các tác giả lưu ý rằng có thể có những yếu tố khác chưa được tính đến có thể ảnh hưởng đến kết quả. Một khả năng mà nhóm tác giả lưu ý là chuyên môn của các bác sĩ khác nhau, vì nghiên cứu này kéo dài khoảng 6 năm. Nói chung, bảo quản lạnh tinh trùng là một kỹ thuật an toàn và thuận tiện sử dụng trong hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Torra-Massana, M., R. Vassena, and A. Rodríguez. "Sperm cryopreservation does not affect live birth rate in normozoospermic men: analysis of 7969 oocyte donation cycles." Human Reproduction (2023).
Giới thiệu
Bảo quản lạnh tinh trùng người lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối những năm 1950. Cho đến nay, bảo quản lạnh tinh trùng thường được sử dụng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản cho nhiều chỉ định khác nhau như các lý do xã hội, khoảng cách địa lý, bảo quản các mẫu chất lượng kém hoặc các mẫu từ sinh thiết tinh hoàn (đặc biệt nếu chất lượng giảm dần theo thời gian), trước khi tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn tinh hoặc điều trị ung thư và bệnh mạn tính. Hơn nữa, đông lạnh tinh trùng đã cho phép phát triển ngân hàng tinh trùng và hiến tặng tinh trùng.
Hiện tại, đông lạnh chậm là phương pháp phổ biến nhất để bảo quản lạnh tinh trùng. Bảo quản lạnh tinh trùng thường dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng sau rã đông. Trong quá trình đông lạnh và rã đông, tinh trùng tiếp xúc với các tác nhân vật lý và hóa học - ví dụ như sự hình thành tinh thể đá, sốc thẩm thấu hay stress oxy hóa đều có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của màng tế bào, khung xương tế bào, chức năng của ty thể,…. Do đó, đông lạnh tinh trùng dẫn đến giảm khả năng vận động và sức sống của tinh trùng, đồng thời làm tăng sự phân mảnh.
Dựa trên những cơ sở này, bảo quản lạnh tinh trùng được cho là có tác động đến kết quả hỗ trợ sinh sản. Một số báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thụ tinh (FR) sau ICSI có thể thấp hơn khi sử dụng tinh trùng sau rã đông. Ngược lại, khi đánh giá kết quả phát triển của phôi tạo ra sau ICSI, hầu hết các nghiên cứu cho thấy sự tương đồng giữa nhóm sử dụng mẫu tinh trùng tươi và đông lạnh, tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống cũng không khác biệt. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu so sánh kết quả sinh sản giữa tinh trùng tươi và tinh trùng được bảo quản lạnh thường xen lẫn những yếu tố bệnh học khác như vô sinh nam nghiêm trọng, phụ nữ lớn tuổi, khi chất lượng giao tử thấp có thể gây nhiễu kết quả khảo sát tác động ảnh hưởng đến từ quá trình đông và rã tinh trùng.
Một nghiên cứu trước đây đã so sánh và cho thấy tỉ lệ mang thai tương đồng giữa nhóm tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh ở những bệnh nhân có tinh trùng bình thường. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn với cỡ mẫu lớn hơn, và tốt nhất là không có yếu tố nữ để phân lập tác động của việc bảo quản lạnh đối với kết quả hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu chính của nghiên cứu dưới đây là đánh giá liệu có sự khác biệt nào về tỷ lệ trẻ sinh sống ở những bệnh nhân sử dụng tinh trùng được bảo quản lạnh so với tinh trùng tươi hay không. Để làm điều này, nhóm đã thực hiện nghiên cứu trên nhóm sử dụng noãn hiến tặng và không do yếu tố nam (normozoospermia).
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu trên 7969 cặp vợ chồng tham gia thực hiện hỗ trợ sinh sản với noãn hiến tặng (từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2019), sử dụng tinh dịch bình thường từ chồng. Tất cả các chu kỳ sử dụng noãn tươi, thực hiện ICSI và chuyển phôi tươi N3 hoặc N5. Hai nhóm nghiên cứu được thành lập dựa trên tình trạng tinh trùng: tươi (n = 2865) và trữ lạnh (n = 5104). Quy trình đông lạnh chậm được sử dụng cho tất cả mẫu trữ. Quy trình lọc rửa tinh trùng trước ICSI (Swim-up) được thực hiện giống nhau ở hai nhóm mẫu tươi và mẫu đã rã đông. Tỷ lệ thụ tinh (FR), mang thai (sinh hóa và diễn tiến) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) được so sánh giữa các nhóm nghiên cứu bằng cách sử dụng phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
Kết quả chính:
Tuổi của nam và nữ, mật độ tinh trùng và khả năng di động của tinh trùng sau khi xuất tinh, số noãn được thụ tinh là tương đương nhau giữa các chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi hoặc tinh trùng đông lạnh. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê: 74,65% FR ở nhóm tinh trùng tươi (95% KTC, 73,92-75,38) so với 73,66% ở nhóm tinh trùng bảo quản lạnh (95% KTC, 73,11-74,20), P = 0,0334. Tỉ lệ thai sinh hóa cao hơn khi sử dụng tinh trùng tươi (OR: 1,143, P = 0,0175), nhưng không quan sát thấy ảnh hưởng đáng kể của việc bảo quản lạnh tinh trùng đối với thai diễn tiến (OR: 1,101, P = 0,0983) và trẻ sinh sống (OR: 1,082, P = 0,1805).
Kết luận:
Bảo quản lạnh tinh trùng không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và sinh sống ở những bệnh nhân có tinh trùng bình thường, và mặc dù nó có thể làm giảm FR một chút, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng. Cụ thể, có sự gia tăng nhẹ về tỷ lệ thai sinh hóa (hCG dương tính) khi sử dụng tinh trùng tươi so với tinh trùng đông lạnh, nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ thai diễn tiến hay tỷ lệ trẻ sinh sống. Một hạn chế của nghiên cứu này là có nhiều người trong nhóm tinh trùng tươi thực hiện chuyển phôi nang hơn so với nhóm đông lạnh. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu khi thống kê trong phân tích của mình, nhưng các tác giả lưu ý rằng có thể có những yếu tố khác chưa được tính đến có thể ảnh hưởng đến kết quả. Một khả năng mà nhóm tác giả lưu ý là chuyên môn của các bác sĩ khác nhau, vì nghiên cứu này kéo dài khoảng 6 năm. Nói chung, bảo quản lạnh tinh trùng là một kỹ thuật an toàn và thuận tiện sử dụng trong hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Torra-Massana, M., R. Vassena, and A. Rodríguez. "Sperm cryopreservation does not affect live birth rate in normozoospermic men: analysis of 7969 oocyte donation cycles." Human Reproduction (2023).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tuổi của người cha có phải là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống trong các chu kỳ xin noãn? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 17-04-2023
Một phương pháp mới để xử lý phôi bị nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy - Ngày đăng: 14-04-2023
So sánh kết quả phát triển phôi sau khi kéo dài thời gian nuôi cấy phôi đến ngày 6: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 10-04-2023
Một nghiên cứu theo dõi 10 - 15 năm trên nhóm trữ lạnh noãn chủ động khi họ quyết định quay trở lại sử dụng - Ngày đăng: 05-04-2023
Hiệu quả sử dụng và hiệu quả chi phí của việc trữ lạnh noãn chủ động - Ngày đăng: 05-04-2023
Chuyển ti thể vào noãn người giúp cải thiện chất lượng phôi và kết quả lâm sàng ở các trường hợp thất bại nhiều chu kỳ IVF liên tiếp - Ngày đăng: 03-04-2023
Chuyển ty thể từ tế bào gốc mỡ giúp cải thiện tiềm năng phát triển ở noãn đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2023
Ảnh hưởng của tuổi và BMI với kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 30-03-2023
Từ vô tinh đến tinh trùng đầu to – sự khác biệt kiểu hình từ một đột biến gene ZMYND15 - Ngày đăng: 30-03-2023
Các yếu tố tiên lượng cho thành công của phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh không bế tắc với tiền sử tinh hoàn ẩn hai bên và nồng độ testosterone bình thường - Ngày đăng: 30-03-2023
Chất lượng phôi khi chuyển có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và dữ liệu nhau thai không? - Ngày đăng: 29-03-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK