Tin tức
on Thursday 18-05-2023 9:15am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trong ngành hỗ trợ sinh sản việc lựa chọn phôi chuyển là điều cần thiết để tối ưu hoá cơ hội mang thai. Phôi có nguồn gốc từ hợp tử với sự hiện diện của hai tiền nhân (2PN) và các thể cực là biểu tượng của sự thụ tinh bình thường. Trong khi sự hiện diện của tiền nhân như 0PN, 1PN, 3PN trở lên, không có thể cực thứ hai hoặc hai thể cực phân mảnh, cho thấy thụ tinh bất thường hoặc chất lượng giao tử kém. Các hợp tử có từ 3PN trở lên được loại bỏ vì chúng có bộ NST đa bội, đối với hợp tử 1PN hoặc 0PN có được sử dụng hay không vẫn là một vấn đề còn đang tranh cãi. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng chuyển phôi nang có nguồn gốc 1PN cũng thu được kết quả tương tự như chuyển phôi nang có nguồn gốc 2PN, bao gồm cả thai lâm sàng và trẻ sinh sống. Do đó, nếu loại bỏ những phôi này, một số bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng sẽ bỏ lỡ cơ hội mang thai. Cho đến nay chất lượng phôi vẫn được coi là yếu tố dự báo chính cho quá trình làm tổ và mang thai, tuy nhiên các phương pháp dự đoán về tiềm năng phát triển của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN vẫn còn thiếu và các tiêu chí lựa chọn phôi nang vẫn chưa được thiết lập. Do đó mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng của hệ thống phân loại hình thái phôi nang dựa trên ba thông số: khối tế bào bên trong (ICM), tế bào lá nuôi (TE) và độ nở rộng khoang phôi để dự đoán kết quả chu kỳ chuyển phôi nang 1PN duy nhất.
Phương pháp: Phân tích hồi cứu kết quả lâm sàng của việc chuyển đơn phôi nang có nguồn gốc từ 1PN trong các chu kỳ IVF. Tổng cộng có 266 bệnh nhân từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2020 tại Trung Quốc. Phôi nang được chia thành ba nhóm theo đánh giá hình thái: (i) phôi chất lượng tốt 3-6AA, 3-6AB, 3-6BA; (ii) phôi chất lượng trung bình 3-6BB, 3-6AC, 3-6CA; và (iii) nhóm phôi kém gồm 3-6BC, 3-6CB, 3-6CC. Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi bệnh nhân, BMI, số năm vô sinh và độ dày nội mạc tử cung giữa ba nhóm. Các thông số hình thái phân loại phôi và kết quả lâm sàng (thai sinh hóa, thai lâm sàng và sinh sống) được so sánh giữa ba nhóm.
Kết quả:
Chuyển phôi nang chất lượng tốt cho tỷ lệ thai cao hơn rõ rệt (thai sinh hóa: 59%; thai lâm sàng: 56,4%, sinh sống 48,7%) so với nhóm chuyển phôi trung bình (thai sinh hóa: 59%; thai lâm sàng: 49,6%; sinh sống: 40,4%) hoặc phôi nang kém chất lượng (thai sinh hóa: 38,4%; thai lâm sàng: 34,9%; sinh sống: 26,7%) (p<0,05 ). Nhóm có ICM loại A đạt tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn nhiều (47,1%) trong khi nhóm ICM loại C đạt tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (20,6%) [OR 3,429; KTC 95%, 1,176 - 9,994, P = 0,024]. Chuyển phôi nang có độ nở rộng 6 cho thấy tỷ lệ thai sinh hóa thấp hơn so với phôi nang có độ nở rộng 3–4 (25% so với 51,9%), nhưng không liên quan đến thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống [OR 0,308; KTC 95%, 0,097 –0,984, p = 0,047]. Tuy nhiên, nhóm tế bào TE được phát hiện là không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai sinh hóa cũng như tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống.
Kết luận:
Trong các chu kỳ chuyển phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 1PN, chất lượng phôi nang tổng thể tốt hơn được chứng minh là có mối tương quan chặt chẽ nhất với kết quả mang thai và sinh sống tối ưu. Việc lựa chọn phôi nang chất lượng cao để chuyển nên xem xét điểm số ICM trước tiên. Mô hình dự đoán trẻ sinh sống dựa trên ICM, TE và mức độ nở rộng cũng có thể giúp dự đoán kết quả lâm sàng thành công trong các chu kỳ chuyển đơn phôi nang 1PN.
Nguồn: Wang, T., Si, J., Wang, B., Yin, M., Yu, W., Jin, W., ... & Long, H. (2022). Prediction of live birth in vitrified-warmed 1PN-derived blastocyst transfer: overall quality grade, ICM, TE and expansion degree. Frontiers in Physiology, 2352.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trong ngành hỗ trợ sinh sản việc lựa chọn phôi chuyển là điều cần thiết để tối ưu hoá cơ hội mang thai. Phôi có nguồn gốc từ hợp tử với sự hiện diện của hai tiền nhân (2PN) và các thể cực là biểu tượng của sự thụ tinh bình thường. Trong khi sự hiện diện của tiền nhân như 0PN, 1PN, 3PN trở lên, không có thể cực thứ hai hoặc hai thể cực phân mảnh, cho thấy thụ tinh bất thường hoặc chất lượng giao tử kém. Các hợp tử có từ 3PN trở lên được loại bỏ vì chúng có bộ NST đa bội, đối với hợp tử 1PN hoặc 0PN có được sử dụng hay không vẫn là một vấn đề còn đang tranh cãi. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng chuyển phôi nang có nguồn gốc 1PN cũng thu được kết quả tương tự như chuyển phôi nang có nguồn gốc 2PN, bao gồm cả thai lâm sàng và trẻ sinh sống. Do đó, nếu loại bỏ những phôi này, một số bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng sẽ bỏ lỡ cơ hội mang thai. Cho đến nay chất lượng phôi vẫn được coi là yếu tố dự báo chính cho quá trình làm tổ và mang thai, tuy nhiên các phương pháp dự đoán về tiềm năng phát triển của phôi nang có nguồn gốc từ 1PN vẫn còn thiếu và các tiêu chí lựa chọn phôi nang vẫn chưa được thiết lập. Do đó mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng của hệ thống phân loại hình thái phôi nang dựa trên ba thông số: khối tế bào bên trong (ICM), tế bào lá nuôi (TE) và độ nở rộng khoang phôi để dự đoán kết quả chu kỳ chuyển phôi nang 1PN duy nhất.
Phương pháp: Phân tích hồi cứu kết quả lâm sàng của việc chuyển đơn phôi nang có nguồn gốc từ 1PN trong các chu kỳ IVF. Tổng cộng có 266 bệnh nhân từ tháng 4/2007 đến tháng 5/2020 tại Trung Quốc. Phôi nang được chia thành ba nhóm theo đánh giá hình thái: (i) phôi chất lượng tốt 3-6AA, 3-6AB, 3-6BA; (ii) phôi chất lượng trung bình 3-6BB, 3-6AC, 3-6CA; và (iii) nhóm phôi kém gồm 3-6BC, 3-6CB, 3-6CC. Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi bệnh nhân, BMI, số năm vô sinh và độ dày nội mạc tử cung giữa ba nhóm. Các thông số hình thái phân loại phôi và kết quả lâm sàng (thai sinh hóa, thai lâm sàng và sinh sống) được so sánh giữa ba nhóm.
Kết quả:
Chuyển phôi nang chất lượng tốt cho tỷ lệ thai cao hơn rõ rệt (thai sinh hóa: 59%; thai lâm sàng: 56,4%, sinh sống 48,7%) so với nhóm chuyển phôi trung bình (thai sinh hóa: 59%; thai lâm sàng: 49,6%; sinh sống: 40,4%) hoặc phôi nang kém chất lượng (thai sinh hóa: 38,4%; thai lâm sàng: 34,9%; sinh sống: 26,7%) (p<0,05 ). Nhóm có ICM loại A đạt tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn nhiều (47,1%) trong khi nhóm ICM loại C đạt tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn (20,6%) [OR 3,429; KTC 95%, 1,176 - 9,994, P = 0,024]. Chuyển phôi nang có độ nở rộng 6 cho thấy tỷ lệ thai sinh hóa thấp hơn so với phôi nang có độ nở rộng 3–4 (25% so với 51,9%), nhưng không liên quan đến thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống [OR 0,308; KTC 95%, 0,097 –0,984, p = 0,047]. Tuy nhiên, nhóm tế bào TE được phát hiện là không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai sinh hóa cũng như tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống.
Kết luận:
Trong các chu kỳ chuyển phôi nang có nguồn gốc từ hợp tử 1PN, chất lượng phôi nang tổng thể tốt hơn được chứng minh là có mối tương quan chặt chẽ nhất với kết quả mang thai và sinh sống tối ưu. Việc lựa chọn phôi nang chất lượng cao để chuyển nên xem xét điểm số ICM trước tiên. Mô hình dự đoán trẻ sinh sống dựa trên ICM, TE và mức độ nở rộng cũng có thể giúp dự đoán kết quả lâm sàng thành công trong các chu kỳ chuyển đơn phôi nang 1PN.
Nguồn: Wang, T., Si, J., Wang, B., Yin, M., Yu, W., Jin, W., ... & Long, H. (2022). Prediction of live birth in vitrified-warmed 1PN-derived blastocyst transfer: overall quality grade, ICM, TE and expansion degree. Frontiers in Physiology, 2352.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiềm năng phát triển của noãn mi trưởng thành muộn sau chọc hút - Ngày đăng: 18-05-2023
Nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về chuyển thoi vô sắc để điều trị các trường hợp vô sinh nguyên phát thực hiện IVF thất bại nhiều lần - Ngày đăng: 18-05-2023
So sánh tỉ lệ trẻ sinh sống ở nhóm xin noãn trong chu kỳ chuyển phôi tươi giữa nhóm sử dụng noãn tươi và noãn rã đông - Ngày đăng: 18-05-2023
Báo cáo một trường hợp trẻ sinh sống khoẻ mạnh từ phôi có kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là “hỗn loạn” - Ngày đăng: 18-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh liên quan vô sinh và vai trò của stress oxy hóa với phân mảnh dna tinh trùng - Ngày đăng: 16-05-2023
Micro-TESE so với TESE thông thường đối với nam giới bị vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 16-05-2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh và vô sinh nam: khía cạnh lịch sử, giải phẫu và tiết niệu - Ngày đăng: 16-05-2023
Ảnh hưởng của kích thích buồng trứng đến tỷ lệ phôi lệch bội và tỷ lệ phôi khảm - Ngày đăng: 24-04-2023
Sử dụng tinh trùng từ bảo quản lạnh không ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống ở các chu kỳ có yếu tố nam bình thường - Phân tích trên 7969 chu kỳ với noãn hiến - Ngày đăng: 17-04-2023
Tuổi của người cha có phải là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống trong các chu kỳ xin noãn? Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 17-04-2023
Một phương pháp mới để xử lý phôi bị nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy - Ngày đăng: 14-04-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK