Tin tức
on Friday 02-06-2023 8:51am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên- IVFVH
Giới thiệu
Theo dữ liệu thống kê trên toàn thế giới từ WHO cho thấy số cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn ngày càng nhiều và đó là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh thấp. Trong đó, vô sinh do yếu tố nữ chiếm 30-45%, nam 20-40% và vô sinh nam do bất thường tinh dịch chiếm 44,6%. Vì thế, việc bảo quản lạnh tinh trùng khỏe mạnh có khả năng di động là một kỹ thuật quan trọng đã được áp dụng phổ biến trong thời gian qua.
Có nhiều chất bảo quản động lạnh (Cryopreservatives - CPV) khác nhau như dimethyl sulfoxide (DMSO) là chất bảo quản lạnh được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, DMSO có tính độc với tế bào gây ra nhiều tranh cãi. Sperm CryoProtec là một chất bảo quản lạnh có thành phần là glycerol và glycogen được nghiên cứu và báo cáo cải thiện ti lệ sống của tinh trùng. Một chất bảo quản lạnh khác là test yolk buffer (TYB) thành phần bao gồm lòng đỏ trứng và glycerol cho thấy làm tăng khả năng di động của tinh trùng.
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra khả năng vận động và tỉ lệ sống của tinh trùng bằng cách rã đông tinh trùng đã được đông lạnh trước đó trong khoảng thời gian khác nhau từ động vật thí nghiệm: chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ với 3 loại CPV bao gồm: Sperm CryoProtec, TYB và DMSO.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu thu thập các mẫu tinh dịch trên chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ được đông lạnh với ba chất bảo quản đông lạnh CryoProtec, TYB và DMSO. Sau đó rã đông ở những khoảng thời gian khác nhau (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần sau khi đông lạnh). Độ di động và khả năng sống của tinh trùng được khảo sát bằng buồng đếm Makler, khả năng sống của tinh trùng được đánh giá bằng phương pháp nhuộm Eosin Y.
Kết quả
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong CryoProtec:
- Tỉ lệ di động của chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ cao nhất sau khi rã đông ở tuần đầu tiên (31,58%, 37,50% 23,53% và 26,47%, p<0,05) và giảm dần theo thời gian, di động thấp nhất ở tuần thứ tư sau khi rã.
- Tỉ lệ sống của tinh trùng của chuột, chó cao nhất sau rã đông ở tuần đầu tiên và giảm dần theo thời gian (p<0,05). Ở thỏ cho thấy cao nhất ở tuần thứ hai và giảm dần theo thời gian (p<0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong TYB:
- Độ di động của tinh trùng cao trong khoảng 21,50 - 21,74% (P< 0,05), cao nhất là 35,29% ở chó và 40,91% ở thỏ (P< 0,05). Tỉ lệ sống của tinh trùng cao nhất được quan sát thấy trong tuần đầu tiên ở tất cả các loài động vật (P< 0,05); giảm thấp nhất vào tuần thứ ba (28,42%) ở chuột nhắt, tuần thứ tư (17,50%) ở chuột cống, tuần thứ hai (19,29%) ở chó và tuần thứ tư (27,55%) ở thỏ (P< 0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong DMSO:
- Độ di động của tinh trùng cao trong tuần đầu tiên ở chuột (33,33%) và thỏ (31,74%) (P< 0,05) và giữa tuần thứ ba và thứ tư ở chuột (18,79-20,00%) và trong tuần thứ ba ở chó (31,50%) (P< 0,05).
- Tỉ lệ sống của tinh trùng cao ở giữa tuần thứ hai và thứ ba ở chuột nhắt (28,79-30,00%), giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai ở chuột cống (37,50-38,33%), trong tuần đầu tiên ở chó (41,50%), giữa tuần đầu tiên và tuần thứ ba ở thỏ (35,50-36,77%) (P< 0,05). Tỉ lệ sống sau tuần thứ tư là thấp nhất ở bất kể loài động vật nào (P< 0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống trung bình của tinh trùng sau rã đông trong các CPV khác nhau:
- Độ di động và tỉ lệ sống là 26,28% và 36,20% trong tinh trùng chuột được đông lạnh bằng Sperm CryoProtec, với tỉ lệ sống cao hơn so với các CPV khác (P< 0,05).
- Tỉlệ sống cao nhất được phát hiện khi đông lạnh với CryoProtec với 37,94% (P< 0,05).
- Độ di động động và tỉ lệ sống 24,66% và 34,41% được phát hiện trong tinh trùng của chó, với mức cao nhất được phát hiện trong DMSO (P< 0,05).
- Tinh trùng thỏ cho thấy mức độ di động cao (30,91%) và tỉ lệ sống (40,91%) trong TYB (P< 0,05).
Kết luận:
Trong nghiên cứu này, nhiều yếu tố đã được xác định ảnh hưởng đến khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng như tuổi của động vật, yếu tố môi trường, kinh nghiệm của kỹ thuật viên, thời gian đông lạnh tinh trùng và các yếu tố khác. Do đó, cần phải lựa chọn chất bảo quản lạnh thích hợp cho từng động vật thí nghiệm. Đồng thời, các nghiên cứu bổ sung nên tiến hành để khảo sát thêm về môi trường nuôi cấy hiệu quả, CPV, thời gian và kỹ thuật được tốt hơn.
Nguồn: Won Yong Park, Byoung Boo Seo. Sperm motility and viability of experimental animals using different cryopreservatives. March 20, 2023.
Giới thiệu
Theo dữ liệu thống kê trên toàn thế giới từ WHO cho thấy số cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn ngày càng nhiều và đó là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh thấp. Trong đó, vô sinh do yếu tố nữ chiếm 30-45%, nam 20-40% và vô sinh nam do bất thường tinh dịch chiếm 44,6%. Vì thế, việc bảo quản lạnh tinh trùng khỏe mạnh có khả năng di động là một kỹ thuật quan trọng đã được áp dụng phổ biến trong thời gian qua.
Có nhiều chất bảo quản động lạnh (Cryopreservatives - CPV) khác nhau như dimethyl sulfoxide (DMSO) là chất bảo quản lạnh được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, DMSO có tính độc với tế bào gây ra nhiều tranh cãi. Sperm CryoProtec là một chất bảo quản lạnh có thành phần là glycerol và glycogen được nghiên cứu và báo cáo cải thiện ti lệ sống của tinh trùng. Một chất bảo quản lạnh khác là test yolk buffer (TYB) thành phần bao gồm lòng đỏ trứng và glycerol cho thấy làm tăng khả năng di động của tinh trùng.
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra khả năng vận động và tỉ lệ sống của tinh trùng bằng cách rã đông tinh trùng đã được đông lạnh trước đó trong khoảng thời gian khác nhau từ động vật thí nghiệm: chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ với 3 loại CPV bao gồm: Sperm CryoProtec, TYB và DMSO.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu thu thập các mẫu tinh dịch trên chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ được đông lạnh với ba chất bảo quản đông lạnh CryoProtec, TYB và DMSO. Sau đó rã đông ở những khoảng thời gian khác nhau (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần sau khi đông lạnh). Độ di động và khả năng sống của tinh trùng được khảo sát bằng buồng đếm Makler, khả năng sống của tinh trùng được đánh giá bằng phương pháp nhuộm Eosin Y.
Kết quả
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong CryoProtec:
- Tỉ lệ di động của chuột nhắt, chuột cống, chó và thỏ cao nhất sau khi rã đông ở tuần đầu tiên (31,58%, 37,50% 23,53% và 26,47%, p<0,05) và giảm dần theo thời gian, di động thấp nhất ở tuần thứ tư sau khi rã.
- Tỉ lệ sống của tinh trùng của chuột, chó cao nhất sau rã đông ở tuần đầu tiên và giảm dần theo thời gian (p<0,05). Ở thỏ cho thấy cao nhất ở tuần thứ hai và giảm dần theo thời gian (p<0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong TYB:
- Độ di động của tinh trùng cao trong khoảng 21,50 - 21,74% (P< 0,05), cao nhất là 35,29% ở chó và 40,91% ở thỏ (P< 0,05). Tỉ lệ sống của tinh trùng cao nhất được quan sát thấy trong tuần đầu tiên ở tất cả các loài động vật (P< 0,05); giảm thấp nhất vào tuần thứ ba (28,42%) ở chuột nhắt, tuần thứ tư (17,50%) ở chuột cống, tuần thứ hai (19,29%) ở chó và tuần thứ tư (27,55%) ở thỏ (P< 0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh trong DMSO:
- Độ di động của tinh trùng cao trong tuần đầu tiên ở chuột (33,33%) và thỏ (31,74%) (P< 0,05) và giữa tuần thứ ba và thứ tư ở chuột (18,79-20,00%) và trong tuần thứ ba ở chó (31,50%) (P< 0,05).
- Tỉ lệ sống của tinh trùng cao ở giữa tuần thứ hai và thứ ba ở chuột nhắt (28,79-30,00%), giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai ở chuột cống (37,50-38,33%), trong tuần đầu tiên ở chó (41,50%), giữa tuần đầu tiên và tuần thứ ba ở thỏ (35,50-36,77%) (P< 0,05). Tỉ lệ sống sau tuần thứ tư là thấp nhất ở bất kể loài động vật nào (P< 0,05).
Khả năng di động và tỉ lệ sống trung bình của tinh trùng sau rã đông trong các CPV khác nhau:
- Độ di động và tỉ lệ sống là 26,28% và 36,20% trong tinh trùng chuột được đông lạnh bằng Sperm CryoProtec, với tỉ lệ sống cao hơn so với các CPV khác (P< 0,05).
- Tỉlệ sống cao nhất được phát hiện khi đông lạnh với CryoProtec với 37,94% (P< 0,05).
- Độ di động động và tỉ lệ sống 24,66% và 34,41% được phát hiện trong tinh trùng của chó, với mức cao nhất được phát hiện trong DMSO (P< 0,05).
- Tinh trùng thỏ cho thấy mức độ di động cao (30,91%) và tỉ lệ sống (40,91%) trong TYB (P< 0,05).
Kết luận:
Trong nghiên cứu này, nhiều yếu tố đã được xác định ảnh hưởng đến khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng như tuổi của động vật, yếu tố môi trường, kinh nghiệm của kỹ thuật viên, thời gian đông lạnh tinh trùng và các yếu tố khác. Do đó, cần phải lựa chọn chất bảo quản lạnh thích hợp cho từng động vật thí nghiệm. Đồng thời, các nghiên cứu bổ sung nên tiến hành để khảo sát thêm về môi trường nuôi cấy hiệu quả, CPV, thời gian và kỹ thuật được tốt hơn.
Nguồn: Won Yong Park, Byoung Boo Seo. Sperm motility and viability of experimental animals using different cryopreservatives. March 20, 2023.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những bất thường của quá trình methyl hóa DNA trong tinh trùng bệnh nhân nam ở những trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-06-2023
Bệnh nhân trẻ tuổi thất bại làm tổ có cần thiết thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ? - Ngày đăng: 31-05-2023
Số lượng noãn thu được nhiều hơn sau chọc hút có liên quan đến sự gia tăng số lượng noãn được thụ tinh, số lượng phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy - Ngày đăng: 24-05-2023
Tác động của nhiễm HPV đối với tình trạng vô sinh của nam giới: một nghiên cứu hồi cứu quan sát - Ngày đăng: 24-05-2023
Đánh giá ảnh hưởng của HPV đến động học phát triển phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-05-2023
HPV trong tinh dịch và nguy cơ sẩy thai liên tiếp vô căn: thông tin chi tiết từ một nghiên cứu bệnh chứng đa trung tâm - Ngày đăng: 24-05-2023
Ảnh hưởng của u xơ tử cung ≤6 cm không gây biến dạng buồng tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm: Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 22-05-2023
Dự đoán trẻ sinh sống từ chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có nguồn gốc từ 1PN: mối tương quan giữa chất lượng phôi tổng thể, ICM, TE và độ nở rộng khoang phôi - Ngày đăng: 18-05-2023
Tiềm năng phát triển của noãn mi trưởng thành muộn sau chọc hút - Ngày đăng: 18-05-2023
Nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về chuyển thoi vô sắc để điều trị các trường hợp vô sinh nguyên phát thực hiện IVF thất bại nhiều lần - Ngày đăng: 18-05-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK