Tin tức
on Wednesday 21-06-2023 8:45am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô tinh (Azoospermia) được định nghĩa là không có tinh trùng trong tinh dịch, chiếm khoảng 15% nam giới vô sinh. Vô tinh được chia thành hai loại là vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia-OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Non-obstructive azoospermia - NOA). Trong đó, nam giới mắc NOA chiếm phần lớn trong các trường hợp vô tinh. Ngày nay, phương pháp micro TESE (vi phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn) đã được áp dụng đối với nam giới mắc NOA. Tuy nhiên tỉ lệ thu nhận tinh trùng từ phương pháp này chưa cao, chỉ đạt khoảng 50%.
Vào cuối những năm 1990, một số nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiêm tinh tử tròn (Round spermatid injections - ROSI) để tăng cơ hội được làm cha ở những người đàn ông vô tinh. Tinh tử tròn là kết quả của sự phân chia giảm phân của các tế bào sinh tinh thứ cấp, có mang bộ NST đơn bội. Theo báo cáo của Tanaka và cộng sự (2015, 2018) đã có 90 em bé ra đời bằng phương pháp ROSI, điều này giúp cho phương pháp ROSI nhận được sự quan tâm đáng kể gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nhiều dữ liệu về nam giới vô tinh mắc NOA có thể hưởng lợi từ phương pháp ROSI.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện nhằm xác định xác suất tìm thấy các tinh tử tròn phù hợp với phương pháp ROSI ở nam giới mắc NOA.
Nghiên cứu thực hiện kéo dài từ năm 2005 đến 2020 trên 457 người đàn ông vô tinh đã trải qua quá trình phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn. Sinh thiết mẫu mô với ít nhất 20 ống sinh tinh trên mỗi mẫu. Kết quả được phân loại thành năm bệnh lý: vô tinh do tắc nghẽn, teo tinh hoàn hỗn hợp, ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tế bào mầm, ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tinh tử và chỉ các tế bào Sertoli.
Kết quả cho thấy trong số 457 người đàn ông vô tinh, có 342 người được chẩn đoán mắc NOA: 43% bệnh nhân bị teo tinh hoàn và có thể thu nhận tinh trùng sau phẫu thuật, còn lại 194 nam giới (57%) không tìm thấy tinh trùng. Trong nhóm bệnh nhân mắc NOA không tìm thấy tinh trùng kết quả mô bệnh học chẩn đoán 145 bệnh nhân (75%) trong số họ chỉ có tế bào Sertoli, 45 bệnh nhân (23%) ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tế bào mầm và 4 bệnh nhân (2%) ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tinh tử. Trong cả 4 bệnh nhân tìm thấy tinh tử tròn đều có nồng độ FSH trong giới hạn bình thường (trung bình là 4,9 mIU/ml.) và thể tích tinh hoàn trung bình là 16mL. Kết quả karyotypes của cả 4 người đều là 46 XY và không ghi nhận đột biến AZF trên NST Y.
Tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ có 2% trong số 194 nam giới mắc NOA được tìm thấy tinh tử tròn phù hợp cho phương pháp ROSI. Do đó cần các nghiên cứu tiếp theo để xác định nhóm đối tượng thật sự được hưởng lợi từ phương pháp ROSI trước khi áp dụng thường quy vào lâm sàng.
Nguồn: Shimi Barda, Roy Mano, Ofer Lehavi, Sandra E. Kleiman, Ofer Yossepowitch, Foad Azem, Ron Hauser, Snir Dekalo (2021). Questioning the utility of round spermatid injections in men with non-obstructive azoospermia.
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô tinh (Azoospermia) được định nghĩa là không có tinh trùng trong tinh dịch, chiếm khoảng 15% nam giới vô sinh. Vô tinh được chia thành hai loại là vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia-OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Non-obstructive azoospermia - NOA). Trong đó, nam giới mắc NOA chiếm phần lớn trong các trường hợp vô tinh. Ngày nay, phương pháp micro TESE (vi phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn) đã được áp dụng đối với nam giới mắc NOA. Tuy nhiên tỉ lệ thu nhận tinh trùng từ phương pháp này chưa cao, chỉ đạt khoảng 50%.
Vào cuối những năm 1990, một số nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiêm tinh tử tròn (Round spermatid injections - ROSI) để tăng cơ hội được làm cha ở những người đàn ông vô tinh. Tinh tử tròn là kết quả của sự phân chia giảm phân của các tế bào sinh tinh thứ cấp, có mang bộ NST đơn bội. Theo báo cáo của Tanaka và cộng sự (2015, 2018) đã có 90 em bé ra đời bằng phương pháp ROSI, điều này giúp cho phương pháp ROSI nhận được sự quan tâm đáng kể gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nhiều dữ liệu về nam giới vô tinh mắc NOA có thể hưởng lợi từ phương pháp ROSI.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện nhằm xác định xác suất tìm thấy các tinh tử tròn phù hợp với phương pháp ROSI ở nam giới mắc NOA.
Nghiên cứu thực hiện kéo dài từ năm 2005 đến 2020 trên 457 người đàn ông vô tinh đã trải qua quá trình phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn. Sinh thiết mẫu mô với ít nhất 20 ống sinh tinh trên mỗi mẫu. Kết quả được phân loại thành năm bệnh lý: vô tinh do tắc nghẽn, teo tinh hoàn hỗn hợp, ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tế bào mầm, ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tinh tử và chỉ các tế bào Sertoli.
Kết quả cho thấy trong số 457 người đàn ông vô tinh, có 342 người được chẩn đoán mắc NOA: 43% bệnh nhân bị teo tinh hoàn và có thể thu nhận tinh trùng sau phẫu thuật, còn lại 194 nam giới (57%) không tìm thấy tinh trùng. Trong nhóm bệnh nhân mắc NOA không tìm thấy tinh trùng kết quả mô bệnh học chẩn đoán 145 bệnh nhân (75%) trong số họ chỉ có tế bào Sertoli, 45 bệnh nhân (23%) ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tế bào mầm và 4 bệnh nhân (2%) ngừng sinh tinh giữa chừng giai đoạn tinh tử. Trong cả 4 bệnh nhân tìm thấy tinh tử tròn đều có nồng độ FSH trong giới hạn bình thường (trung bình là 4,9 mIU/ml.) và thể tích tinh hoàn trung bình là 16mL. Kết quả karyotypes của cả 4 người đều là 46 XY và không ghi nhận đột biến AZF trên NST Y.
Tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ có 2% trong số 194 nam giới mắc NOA được tìm thấy tinh tử tròn phù hợp cho phương pháp ROSI. Do đó cần các nghiên cứu tiếp theo để xác định nhóm đối tượng thật sự được hưởng lợi từ phương pháp ROSI trước khi áp dụng thường quy vào lâm sàng.
Nguồn: Shimi Barda, Roy Mano, Ofer Lehavi, Sandra E. Kleiman, Ofer Yossepowitch, Foad Azem, Ron Hauser, Snir Dekalo (2021). Questioning the utility of round spermatid injections in men with non-obstructive azoospermia.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cách cải thiện kết cục lâm sàng của kỹ thuật tiêm tinh tử tròn vào bào tương noãn (ROSI): hiệu chỉnh các bất thường thượng di truyền - Ngày đăng: 21-06-2023
Chuyển phôi nang ngày 6 chất lượng tốt không ưu thế hơn so với chuyển phôi nang ngày 5 chất lượng kém trong các chu kì đông lạnh – rã đông được phân tầng theo độ tuổi: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 06-06-2023
Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp về lý do chuyển phôi nang nguyên bội vẫn thất bại làm tổ. - Ngày đăng: 06-06-2023
Chuyển phôi dưới sự hỗ trợ của siêu âm đầu dò âm đạo cải thiện tỷ lệ mang thai ở bệnh nhân béo phì trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 06-06-2023
Nghiên cứu khả năng di động và tỉ lệ sống của tinh trùng trên động vật thí nghiệm sử dụng các chất bảo quản đông lạnh khác nhau - Ngày đăng: 02-06-2023
Những bất thường của quá trình methyl hóa DNA trong tinh trùng bệnh nhân nam ở những trường hợp sảy thai liên tiếp - Ngày đăng: 02-06-2023
Bệnh nhân trẻ tuổi thất bại làm tổ có cần thiết thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ? - Ngày đăng: 31-05-2023
Số lượng noãn thu được nhiều hơn sau chọc hút có liên quan đến sự gia tăng số lượng noãn được thụ tinh, số lượng phôi nang và tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy - Ngày đăng: 24-05-2023
Tác động của nhiễm HPV đối với tình trạng vô sinh của nam giới: một nghiên cứu hồi cứu quan sát - Ngày đăng: 24-05-2023
Đánh giá ảnh hưởng của HPV đến động học phát triển phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống ở những phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 24-05-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK