Tin tức
on Wednesday 12-07-2023 8:40am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên-IVFVH
Giới thiệu
Quá trình đông lạnh tinh trùng có thể làm tăng stress oxy hóa và các phản ứng ROS dẫn đến thay đổi thành phần lipid và protein của tinh trùng. Nó cũng làm giảm tỷ lệ sống và khả năng di động của tinh trùng. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật được sử dụng để đông lạnh tinh trùng như: thủy tinh hóa, đông lạnh chậm và đông lạnh nhanh. Mặc dù kết quả điều trị được cải thiện tốt hơn nhưng tính toàn vẹn của tinh trùng sau rã đông vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Vì quá trình đông lạnh có thể làm hỏng cấu trúc và chức năng của tinh trùng. Do đó, một chất bảo vệ đông lạnh mới có thể cải thiện được vấn đề hiện có là điều cần thiết.
Đường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông lạnh vì sự tương tác với màng phospholipid trong điều kiện mất nước khi đông lạnh. Glucose hay fructose thường được dùng làm nguồn năng lượng cho tinh trùng trong quá trình đông lạnh nhằm bảo vệ chúng khỏi những tổn thương về mặt cấu trúc.
Trehalose và gentiobiose là hai chất bảo vệ đông lạnh thường được sử dụng. Trong đó, trehalose hay dùng trong quá trình thủy tinh hóa tinh trùng, nhưng vai trò của nó trong đông lạnh nhanh dường như vẫn chưa được biết rõ. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ protein tubulin trong các sự kiện đông khô tubulin. Với sự hiện diện của trehalose, tubulin khử nước liên kết với vi ống mà không thay đổi về hình dạng, và vi ống được polyme hóa và hoạt động chính xác… Tác dụng của gentiobiose đối với đông lạnh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tác động so sánh của trehalose và gentiobiose đối với việc đông lạnh tinh trùng người. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng gentiobiose và trehalose làm chất bảo vệ đông lạnh nhằm tối ưu hóa môi trường đông lạnh tinh trùng.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu thiết kế ngẫu nhiên với 4 nhóm: đối chứng tươi, đối chứng đông lạnh, trehalose đông lạnh và gentiobiose đông lạnh. Kết quả chính thể hiện qua tỷ lệ sống, hình thái, tính toàn vẹn màng, tính toàn vẹn của acrosome và sự phân mảnh của DNA.
Mẫu tinh dịch được thu thập từ 25 đối tượng có hình thái bình thường >4%, di động >40% và mật độ tinh trùng >20x106/ml theo tiêu chuẩn của WHO với thời gian kiêng quan hệ 3-5 ngày.
Kết quả
Kết luận
Các thông số về khả năng sống và di động của tinh trùng được cải thiện bằng cách thêm trehalose hoặc gentiobiose vào môi trường lạnh. Đánh giá sâu hơn về cấu trúc phân tử của tinh trùng trong quá trình đông lạnh cho thấy sự giảm đáng kể các tổn thương oxy hóa đối với DNA và màng lipid của tinh trùng. Gentiobiose cải thiện đáng kể các thông số chuyển động của tinh trùng, tính nguyên vẹn của DNA. Các kết quả hiện tại cho thấy những lợi thế tiềm năng của việc sử dụng gentiobiose làm chất bảo vệ đông lạnh bên cạnh các hợp chất hiện có được sử dụng trong bảo quản lạnh.
Dariush Gholami, Mohsen Sharafi, vahid Esmaeili et al. Beneficial effects of trehalose and gentiobiose on human sperm cryopreservation. April 13, 2023.
Giới thiệu
Quá trình đông lạnh tinh trùng có thể làm tăng stress oxy hóa và các phản ứng ROS dẫn đến thay đổi thành phần lipid và protein của tinh trùng. Nó cũng làm giảm tỷ lệ sống và khả năng di động của tinh trùng. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật được sử dụng để đông lạnh tinh trùng như: thủy tinh hóa, đông lạnh chậm và đông lạnh nhanh. Mặc dù kết quả điều trị được cải thiện tốt hơn nhưng tính toàn vẹn của tinh trùng sau rã đông vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Vì quá trình đông lạnh có thể làm hỏng cấu trúc và chức năng của tinh trùng. Do đó, một chất bảo vệ đông lạnh mới có thể cải thiện được vấn đề hiện có là điều cần thiết.
Đường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông lạnh vì sự tương tác với màng phospholipid trong điều kiện mất nước khi đông lạnh. Glucose hay fructose thường được dùng làm nguồn năng lượng cho tinh trùng trong quá trình đông lạnh nhằm bảo vệ chúng khỏi những tổn thương về mặt cấu trúc.
Trehalose và gentiobiose là hai chất bảo vệ đông lạnh thường được sử dụng. Trong đó, trehalose hay dùng trong quá trình thủy tinh hóa tinh trùng, nhưng vai trò của nó trong đông lạnh nhanh dường như vẫn chưa được biết rõ. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ protein tubulin trong các sự kiện đông khô tubulin. Với sự hiện diện của trehalose, tubulin khử nước liên kết với vi ống mà không thay đổi về hình dạng, và vi ống được polyme hóa và hoạt động chính xác… Tác dụng của gentiobiose đối với đông lạnh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tác động so sánh của trehalose và gentiobiose đối với việc đông lạnh tinh trùng người. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng gentiobiose và trehalose làm chất bảo vệ đông lạnh nhằm tối ưu hóa môi trường đông lạnh tinh trùng.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu thiết kế ngẫu nhiên với 4 nhóm: đối chứng tươi, đối chứng đông lạnh, trehalose đông lạnh và gentiobiose đông lạnh. Kết quả chính thể hiện qua tỷ lệ sống, hình thái, tính toàn vẹn màng, tính toàn vẹn của acrosome và sự phân mảnh của DNA.
Mẫu tinh dịch được thu thập từ 25 đối tượng có hình thái bình thường >4%, di động >40% và mật độ tinh trùng >20x106/ml theo tiêu chuẩn của WHO với thời gian kiêng quan hệ 3-5 ngày.
Kết quả
- Tỷ lệ sống
- Hình thái
- Tính toàn vẹn của màng tế bào
- Tính toàn vẹn của acrosome
- Chỉ số phân mảnh DNA
Kết luận
Các thông số về khả năng sống và di động của tinh trùng được cải thiện bằng cách thêm trehalose hoặc gentiobiose vào môi trường lạnh. Đánh giá sâu hơn về cấu trúc phân tử của tinh trùng trong quá trình đông lạnh cho thấy sự giảm đáng kể các tổn thương oxy hóa đối với DNA và màng lipid của tinh trùng. Gentiobiose cải thiện đáng kể các thông số chuyển động của tinh trùng, tính nguyên vẹn của DNA. Các kết quả hiện tại cho thấy những lợi thế tiềm năng của việc sử dụng gentiobiose làm chất bảo vệ đông lạnh bên cạnh các hợp chất hiện có được sử dụng trong bảo quản lạnh.
Dariush Gholami, Mohsen Sharafi, vahid Esmaeili et al. Beneficial effects of trehalose and gentiobiose on human sperm cryopreservation. April 13, 2023.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự ảnh hưởng của tuổi tác và thông số tinh dịch đến phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 12-07-2023
Cơ hội có thai tự nhiên ở những phụ nữ được điều trị vô sinh thành công: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-07-2023
Dự đoán adenomyosis trên mô học dựa vào hình ảnh MRI - Ngày đăng: 10-07-2023
Nồng độ progesterone huyết thanh thấp liên quan với tỷ lệ thai diễn tiến và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2023
Ảnh hưởng của sự phát triển nang noãn và phóng noãn ngoài dự đoán ở các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh – đơn phôi được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng sử dụng phác đồ chu kỳ nhân tạo - Ngày đăng: 10-07-2023
Tối ưu hóa độ thẩm thấu của môi trường nuôi cấy trong quá trình điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-07-2023
Đánh giá các yếu tố lâm sàng giúp dự đoán song sinh cùng trứng sau khi chuyển đơn phôi đông lạnh - Ngày đăng: 07-07-2023
Điều trị vô sinh và nguy cơ sinh thai nhỏ so với tuổi thai: một nghiên cứu cắt ngang trên dân số ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 07-07-2023
Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tình trạng béo phì của cha mẹ: nghiên cứu hồi cứu trên 1.778 trẻ sinh đủ tháng sau khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-07-2023
Nguy cơ sinh non sau sảy thai liên tiếp: tổng quan hệ thống và phân tích cộng gộp - Ngày đăng: 07-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK