Tin tức
on Wednesday 12-07-2023 8:31am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Trương Đăng Phúc, Bs Lê Long Hồ
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
MỞ ĐẦU
Ngày nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) được áp dụng ngày càng nhiều, đặc biệt ở các nước có thu nhập cao. Đến 2022, hơn 10 triệu trẻ em được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilisation-IVF). Vô sinh thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên, không áp dụng biện pháp ngừa thai. Hơn 80% các cặp đôi ở dân số chung sẽ có thai tự nhiên trong 1 năm, 10% sẽ có thai trong năm tiếp theo.
Ban đầu IVF được phát triển nhằm điều trị cho cặp vợ chồng mà vợ bị tắc ống dẫn trứng (ODT) 2 bên. Nhưng hiện tại, chỉ định của IVF mở rộng cho các trường hợp rối loạn phóng noãn, tổn thương ODT, các yếu tố của tử cung, yếu tố nam, phối hợp nhiều yếu tố hoặc vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Một kỹ thuật HTSS khác là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection-ICSI) ban đầu cũng được chỉ định để điều trị vô sinh do yếu tố nam nhưng hiện tại được dùng rộng rãi hơn, kể cả cho vô sinh chưa rõ nguyên nhân.
Một vài phụ nữ có thai tự nhiên sau HTSS trở thành tâm điểm của giới truyền thông, được biết đến như một kì tích. Tổng quan này nhằm xác định, đánh giá và tổng hợp các chứng cứ hiện tại về thai kỳ tự nhiên sau HTSS thành công.
PHƯƠNG PHÁP
Các nghiên cứu từ Ovid Medline, Embase và PsycINFO được thu thập trong giai đoạn 1980-24/09/2021 dựa trên các từ khoá: thai kỳ thụ thai tự nhiên, hỗ trợ sinh sản và trẻ sinh sống.
KẾT QUẢ
11 nghiên cứu được lựa chọn, bao gồm 5180 bệnh nhân. Phần lớn các nghiên cứu này có chất lượng trung bình và thời gian theo dõi từ 2-15 năm.
Tỷ lệ có thai tự nhiên hoặc trẻ sinh sống sau khi đã có con nhờ HTSS khoảng 12-33%, và có xu hướng cao hơn ở các nghiên cứu gần đây. 7 nghiên cứu ghi nhận phần lớn các trường hợp mang thai tự nhiên trong vòng 2-3 năm đầu tiên sau các chu kì IVF/ICSI thành công. Một nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm chứng (có thai tự nhiên lần đầu) so với nhóm đã từng HTSS thành công về tỷ lệ có thai tự nhiên sau này.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng (tuổi, nguyên nhân và thời gian vô sinh, điều trị trước đó và số con) được xem xét trong nghiên cứu. Một số yếu tố có liên quan với có thai tự nhiên sau HTSS bao gồm: trẻ tuổi, thời gian vô sinh ngắn, có ít chu kì điều trị trước lần mang thai đầu và nguyên nhân gây vô sinh. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng nhiều là tuổi mẹ và thời gian vô sinh (thường < 4 năm).
Các trường hợp vô sinh do yếu tố nam thường có khả năng mang thai tự nhiên thấp hơn đáng kể. Tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn ở nhóm IVF so với ICSI, mặc dù số liệu không có ý nghĩa thống kê (P=0.07). Có mối tương quan thuận giữa mật độ tinh trùng di động và khả năng có thai tự nhiên sau HTSS. Ít cơ hội có thai tự nhiên khi mật độ tinh trùng di động < 0.5 triệu/mL và tỷ lệ có thai tự nhiên cao khi số lượng tinh trùng di động > 2 triệu.
Kết quả phân tích gộp
Về tỷ lệ thai tự nhiên sau HTSS thành công, 7 nghiên cứu báo cáo kết quả 20% (017-0.24) (n=2622), và 4 nghiên cứu báo cáo kết quả 18% (0.14-0.22) (n=2681). Tuy nhiên, tính không đồng bộ giữa các nghiên cứu khá cao với I2 = 84.6%. Thời gian theo dõi của các nghiên cứu lên đến 10 năm. Phân tích trên nhóm theo dõi 2-3 năm sau lần điều trị HTSS thành công thì tỷ lệ thai tự nhiên lần lượt là 16% và 18%.
BÀN LUẬN
Cứ 5 phụ nữ có con sau HTSS sẽ có 1 phụ nữ có thai tự nhiên, điều này bác bỏ các quan niệm cho rằng đây là một phép màu.
Ngày nay, kỹ thuật HTSS ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận không chỉ do tính kinh tế mà còn nhờ sự chấp nhận về mặt văn hoá, chỉ định điều trị vô sinh được mở rộng hơn ở cả nhóm vô sinh chưa rõ nguyên nhân và các chỉ định khác không phải vô sinh. Điều này giải thích một phần tại sao khả năng có thai tự nhiên sau HTSS thành công lại tăng. Cần cung cấp các thông tin này cho những cặp đôi đang cân nhắc tiếp tục điều trị vô sinh sau HTSS thành công.
Nhiều cặp vợ chồng tin rằng họ không thể mang thai tự nhiên sau khi đã điều trị HTSS và nhiều khảo sát cho thấy họ ít dùng các biện pháp tránh thai sau khi đã điều trị HTSS thành công. Vì vậy, dữ liệu từ nghiên cứu này rất hữu ích và nên được sử dụng để tư vấn cho các bệnh nhân có nhu cầu thực hiện HTSS tiếp theo. Đặc biệt là nên dùng biện pháp tránh thai sau khi sinh để tránh có thai lại quá sớm, khoảng cách giữa hai lần sinh không an toàn.
Có thai tự nhiên được cải thiện sau điều trị vô sinh có thể do kích thích buồng trứng và chọc hút noãn có thể giúp cải thiện chức năng buồng trứng tương tự như cơ chế của phẫu thuật đốt điểm buồng trứng. Một giả thuyết khác là thai kỳ đã kích hoạt các thay đổi nội tiết (như sự thoái lui của lạc nội mạc tử cung trong thai kỳ) và giảm stress và vai trò của yếu tố tâm lý lên khả năng sinh sản của bệnh nhân được cải thiện.
Có những nghiên cứu trong tổng quan này ghi nhận tỷ lệ có thai ở các bệnh nhân trong danh sách chờ được thực hiện IVF/ICSI lên tới 25%, cao nhất ở nhóm vô sinh chưa rõ nguyên nhân, một phần có thể do sự giải toả tâm lí khi chuẩn bị được điều trị. Tuy nhiên, hai nghiên cứu trong tổng quan này ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn ở bệnh nhân đã được điều trị HTSS thất bại, dù không giải quyết được vấn đề tâm lý.
Các yếu tố có ý nghĩa tiềm năng dự đoán cơ hội có thai tự nhiên gồm: tuổi mẹ, thời gian vô sinh ngắn, số chu kì điều trị ngắn và nguyên nhân gây vô sinh. Tuổi mẹ là chỉ số dự đoán mạnh cho thành công của thai kỳ tự nhiên và IVF, tuy nhiên hai nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tuổi mẹ với tỷ lệ thai tự nhiên, có thể do cỡ mẫu nhỏ. Ngoài ra, các trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân có tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn.
Tổng quan có nguy cơ sai số lựa chọn vì các bệnh nhân có thai tự nhiên có xu hướng tham gia nhiều hơn. Nguy cơ sai số do mất dấu phụ thuộc vào thời gian theo dõi, phản hồi của bệnh nhân. Sai số có thể do cách đánh giá kết cục thai kỳ, khi một số nghiên cứu chỉ ghi nhận tỉ lệ trẻ sinh sống mà không phải tỉ lệ có thai. Sai số do thay đổi bạn đời. Một sai số khác do không thu thập đủ dữ liệu về phương pháp tránh thai, tình trạng cho bú, thời điểm muốn có thai trở lại.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ có thai tự nhiên sau HTSS thành công là 1 trên 5 phụ nữ, trái ngược với các quan niệm phổ biến hiện nay. Việc có thai tự nhiên sau điều trị HTSS sẽ không còn là kỳ tích nữa. Mặc dù có những hạn chế và sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu, ước tính vẫn đáng tin cậy. Thêm vào đó, các dữ liệu hiện nay ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên là 18% trong vòng 3 năm sau khi thai kỳ HTSS thành công.
Nguồn: Thwaites, A., Hall, J., Barrett, G. and Stephenson, J., 2023. How common is natural conception in women who have had a livebirth via assisted reproductive technology? Systematic review and meta-analysis. Human Reproduction, p.dead121.
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
MỞ ĐẦU
Ngày nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) được áp dụng ngày càng nhiều, đặc biệt ở các nước có thu nhập cao. Đến 2022, hơn 10 triệu trẻ em được sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilisation-IVF). Vô sinh thường được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên, không áp dụng biện pháp ngừa thai. Hơn 80% các cặp đôi ở dân số chung sẽ có thai tự nhiên trong 1 năm, 10% sẽ có thai trong năm tiếp theo.
Ban đầu IVF được phát triển nhằm điều trị cho cặp vợ chồng mà vợ bị tắc ống dẫn trứng (ODT) 2 bên. Nhưng hiện tại, chỉ định của IVF mở rộng cho các trường hợp rối loạn phóng noãn, tổn thương ODT, các yếu tố của tử cung, yếu tố nam, phối hợp nhiều yếu tố hoặc vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Một kỹ thuật HTSS khác là tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection-ICSI) ban đầu cũng được chỉ định để điều trị vô sinh do yếu tố nam nhưng hiện tại được dùng rộng rãi hơn, kể cả cho vô sinh chưa rõ nguyên nhân.
Một vài phụ nữ có thai tự nhiên sau HTSS trở thành tâm điểm của giới truyền thông, được biết đến như một kì tích. Tổng quan này nhằm xác định, đánh giá và tổng hợp các chứng cứ hiện tại về thai kỳ tự nhiên sau HTSS thành công.
PHƯƠNG PHÁP
Các nghiên cứu từ Ovid Medline, Embase và PsycINFO được thu thập trong giai đoạn 1980-24/09/2021 dựa trên các từ khoá: thai kỳ thụ thai tự nhiên, hỗ trợ sinh sản và trẻ sinh sống.
KẾT QUẢ
11 nghiên cứu được lựa chọn, bao gồm 5180 bệnh nhân. Phần lớn các nghiên cứu này có chất lượng trung bình và thời gian theo dõi từ 2-15 năm.
Tỷ lệ có thai tự nhiên hoặc trẻ sinh sống sau khi đã có con nhờ HTSS khoảng 12-33%, và có xu hướng cao hơn ở các nghiên cứu gần đây. 7 nghiên cứu ghi nhận phần lớn các trường hợp mang thai tự nhiên trong vòng 2-3 năm đầu tiên sau các chu kì IVF/ICSI thành công. Một nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm chứng (có thai tự nhiên lần đầu) so với nhóm đã từng HTSS thành công về tỷ lệ có thai tự nhiên sau này.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng (tuổi, nguyên nhân và thời gian vô sinh, điều trị trước đó và số con) được xem xét trong nghiên cứu. Một số yếu tố có liên quan với có thai tự nhiên sau HTSS bao gồm: trẻ tuổi, thời gian vô sinh ngắn, có ít chu kì điều trị trước lần mang thai đầu và nguyên nhân gây vô sinh. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng nhiều là tuổi mẹ và thời gian vô sinh (thường < 4 năm).
Các trường hợp vô sinh do yếu tố nam thường có khả năng mang thai tự nhiên thấp hơn đáng kể. Tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn ở nhóm IVF so với ICSI, mặc dù số liệu không có ý nghĩa thống kê (P=0.07). Có mối tương quan thuận giữa mật độ tinh trùng di động và khả năng có thai tự nhiên sau HTSS. Ít cơ hội có thai tự nhiên khi mật độ tinh trùng di động < 0.5 triệu/mL và tỷ lệ có thai tự nhiên cao khi số lượng tinh trùng di động > 2 triệu.
Kết quả phân tích gộp
Về tỷ lệ thai tự nhiên sau HTSS thành công, 7 nghiên cứu báo cáo kết quả 20% (017-0.24) (n=2622), và 4 nghiên cứu báo cáo kết quả 18% (0.14-0.22) (n=2681). Tuy nhiên, tính không đồng bộ giữa các nghiên cứu khá cao với I2 = 84.6%. Thời gian theo dõi của các nghiên cứu lên đến 10 năm. Phân tích trên nhóm theo dõi 2-3 năm sau lần điều trị HTSS thành công thì tỷ lệ thai tự nhiên lần lượt là 16% và 18%.
BÀN LUẬN
Cứ 5 phụ nữ có con sau HTSS sẽ có 1 phụ nữ có thai tự nhiên, điều này bác bỏ các quan niệm cho rằng đây là một phép màu.
Ngày nay, kỹ thuật HTSS ngày càng phổ biến, dễ tiếp cận không chỉ do tính kinh tế mà còn nhờ sự chấp nhận về mặt văn hoá, chỉ định điều trị vô sinh được mở rộng hơn ở cả nhóm vô sinh chưa rõ nguyên nhân và các chỉ định khác không phải vô sinh. Điều này giải thích một phần tại sao khả năng có thai tự nhiên sau HTSS thành công lại tăng. Cần cung cấp các thông tin này cho những cặp đôi đang cân nhắc tiếp tục điều trị vô sinh sau HTSS thành công.
Nhiều cặp vợ chồng tin rằng họ không thể mang thai tự nhiên sau khi đã điều trị HTSS và nhiều khảo sát cho thấy họ ít dùng các biện pháp tránh thai sau khi đã điều trị HTSS thành công. Vì vậy, dữ liệu từ nghiên cứu này rất hữu ích và nên được sử dụng để tư vấn cho các bệnh nhân có nhu cầu thực hiện HTSS tiếp theo. Đặc biệt là nên dùng biện pháp tránh thai sau khi sinh để tránh có thai lại quá sớm, khoảng cách giữa hai lần sinh không an toàn.
Có thai tự nhiên được cải thiện sau điều trị vô sinh có thể do kích thích buồng trứng và chọc hút noãn có thể giúp cải thiện chức năng buồng trứng tương tự như cơ chế của phẫu thuật đốt điểm buồng trứng. Một giả thuyết khác là thai kỳ đã kích hoạt các thay đổi nội tiết (như sự thoái lui của lạc nội mạc tử cung trong thai kỳ) và giảm stress và vai trò của yếu tố tâm lý lên khả năng sinh sản của bệnh nhân được cải thiện.
Có những nghiên cứu trong tổng quan này ghi nhận tỷ lệ có thai ở các bệnh nhân trong danh sách chờ được thực hiện IVF/ICSI lên tới 25%, cao nhất ở nhóm vô sinh chưa rõ nguyên nhân, một phần có thể do sự giải toả tâm lí khi chuẩn bị được điều trị. Tuy nhiên, hai nghiên cứu trong tổng quan này ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn ở bệnh nhân đã được điều trị HTSS thất bại, dù không giải quyết được vấn đề tâm lý.
Các yếu tố có ý nghĩa tiềm năng dự đoán cơ hội có thai tự nhiên gồm: tuổi mẹ, thời gian vô sinh ngắn, số chu kì điều trị ngắn và nguyên nhân gây vô sinh. Tuổi mẹ là chỉ số dự đoán mạnh cho thành công của thai kỳ tự nhiên và IVF, tuy nhiên hai nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tuổi mẹ với tỷ lệ thai tự nhiên, có thể do cỡ mẫu nhỏ. Ngoài ra, các trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân có tỷ lệ có thai tự nhiên cao hơn.
Tổng quan có nguy cơ sai số lựa chọn vì các bệnh nhân có thai tự nhiên có xu hướng tham gia nhiều hơn. Nguy cơ sai số do mất dấu phụ thuộc vào thời gian theo dõi, phản hồi của bệnh nhân. Sai số có thể do cách đánh giá kết cục thai kỳ, khi một số nghiên cứu chỉ ghi nhận tỉ lệ trẻ sinh sống mà không phải tỉ lệ có thai. Sai số do thay đổi bạn đời. Một sai số khác do không thu thập đủ dữ liệu về phương pháp tránh thai, tình trạng cho bú, thời điểm muốn có thai trở lại.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ có thai tự nhiên sau HTSS thành công là 1 trên 5 phụ nữ, trái ngược với các quan niệm phổ biến hiện nay. Việc có thai tự nhiên sau điều trị HTSS sẽ không còn là kỳ tích nữa. Mặc dù có những hạn chế và sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu, ước tính vẫn đáng tin cậy. Thêm vào đó, các dữ liệu hiện nay ghi nhận tỷ lệ có thai tự nhiên là 18% trong vòng 3 năm sau khi thai kỳ HTSS thành công.
Nguồn: Thwaites, A., Hall, J., Barrett, G. and Stephenson, J., 2023. How common is natural conception in women who have had a livebirth via assisted reproductive technology? Systematic review and meta-analysis. Human Reproduction, p.dead121.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Dự đoán adenomyosis trên mô học dựa vào hình ảnh MRI - Ngày đăng: 10-07-2023
Nồng độ progesterone huyết thanh thấp liên quan với tỷ lệ thai diễn tiến và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2023
Ảnh hưởng của sự phát triển nang noãn và phóng noãn ngoài dự đoán ở các chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh – đơn phôi được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng sử dụng phác đồ chu kỳ nhân tạo - Ngày đăng: 10-07-2023
Tối ưu hóa độ thẩm thấu của môi trường nuôi cấy trong quá trình điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 10-07-2023
Đánh giá các yếu tố lâm sàng giúp dự đoán song sinh cùng trứng sau khi chuyển đơn phôi đông lạnh - Ngày đăng: 07-07-2023
Điều trị vô sinh và nguy cơ sinh thai nhỏ so với tuổi thai: một nghiên cứu cắt ngang trên dân số ở Hoa Kỳ - Ngày đăng: 07-07-2023
Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tình trạng béo phì của cha mẹ: nghiên cứu hồi cứu trên 1.778 trẻ sinh đủ tháng sau khi điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-07-2023
Nguy cơ sinh non sau sảy thai liên tiếp: tổng quan hệ thống và phân tích cộng gộp - Ngày đăng: 07-07-2023
Những tiến bộ trong nghiên cứu các yếu tố di truyền và can thiệp lâm sàng đối với trường hợp thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 07-07-2023
Kết cục lâm sàng của phôi nang đông lạnh từ hợp tử 0PN hoặc 1PN trong chu kì IVF và ICSI - Ngày đăng: 07-07-2023
So sánh các kết quả lâm sàng giữa hai thời điểm sinh thiết phôi nang (trước hay sau đông lạnh) của các chu kỳ chuyển phôi trữ kết hợp PGT-A. - Ngày đăng: 07-07-2023
Ảnh hưởng của tăng bạch cầu bất thường trong tinh dịch lên kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 07-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK