Tin tức
on Friday 21-07-2023 1:50am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Nhật Ánh Dương – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Béo phì và thừa cân được coi là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vì chúng đã đạt đến mức độ đáng báo động. So với phụ nữ có cân nặng bình thường, phụ nữ có chỉ số BMI cao dễ bị rối loạn hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn phóng noãn dẫn đến tỷ lệ vô sinh cao hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ số BMI cao ở phụ nữ là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với kết quả thai kỳ bất lợi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở những phụ nữ thừa cân và béo phì so với những phụ nữ có cân nặng bình thường sau khi điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tuy nhiên, các giai đoạn cụ thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thừa cân vẫn chưa rõ ràng, cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định rõ hơn khi nào nên can thiệp trong quá trình điều trị.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp để đánh giá mối tương quan thực sự giữa thừa cân và béo phì với kết quả điều trị ART.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cộng gộp thực hiện qua tìm kiếm các nghiên cứu trên các nền tảng PubMed, Embase, Scopus, Lilacs, Web of Science, Clinical , SciELO và ghi nhận lại 4111 kết quả. Tổng cộng có 53 nghiên cứu đạt tiêu chuẩn nhận loại để đưa vào phân tích với 1.445.406 chu kỳ điều trị ART. Bài tổng quan hệ thống tập trung vào các nghiên cứu thảo luận về mối tương quan giữa thừa cân, béo phì với kết quả điều trị ART. Các đặc điểm được phân tích bao gồm thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, địa điểm và năm nghiên cứu, tiêu chí BMI, kết quả IVF/ICSI, liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin, noãn trưởng thành và thu được, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ sảy thai.
Kết quả
Phân tích tổng hợp không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai, thời gian kích thích buồng trứng hay số lượng noãn trưởng thành khi so sánh phụ nữ thừa cân với phụ nữ có cân nặng bình thường, mặc dù ở nhóm thừa cân kết quả có xu hướng xấu hơn đã được ghi nhận.
Chất lượng của bằng chứng (GRADE) thấp đối với mối tương quan giữa thừa cân với tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống, số lượng noãn thu được và tỷ lệ sảy thai. Ngoài ra, chất lượng của bằng chứng là rất thấp đối với tổng liều gonadotropin và thời gian kích thích.
Một mối tương quan cũng được tìm thấy giữa tổng liều gonadotropin cao hơn và thời gian kích thích buồng trứng lâu hơn ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
Phân tích tổng hợp này không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sinh sống giữa phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường, mặc dù kết quả có xu hướng xấu hơn ở nhóm béo phì.
Chất lượng của bằng chứng (GRADE) thấp đối với mối tương quan giữa béo phì và thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và sẩy thai; số noãn thu được; và thời gian kích thích buồng trứng. Ngoài ra, tổng liều gonadotropin và số lượng noãn trưởng thành cho thấy bằng chứng chất lượng rất thấp.
Nhìn chung, khi phân tích một chu kỳ trên mỗi bệnh nhân, thừa cân hoặc béo phì được phát hiện là có tác động tiêu cực đến tỷ lệ mang thai lâm sàng, sinh con và tỷ lệ sẩy thai; số noãn trưởng thành; thời gian và liều lượng hormon sử dụng để kích thích buồng trứng. Do đó, chỉ số khối cơ thể tăng có liên quan đến kết quả bất lợi ở những phụ nữ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm hoặc ICSI.
Kết luận
Tổng quan hệ thống này cho thấy thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi, chẳng hạn như giảm tỷ lệ mang thai lâm sàng và giảm số lượng tế bào noãn trưởng thành thu được. Béo phì có khả năng ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh sản, bao gồm tế bào noãn, phôi và nội mạc tử cung, và tác hại của nó dẫn đến kết quả bất lợi từ khi thụ thai đến khi sinh trẻ. Trong tương lai cần thêm các nghiên cứu với độ tin cậy cao để phân tích cơ chế bệnh sinh thực sự và cách điều trị tốt nhất cho phụ nữ thừa cân đang điều trị ART.
Nguồn: Ribeiro, L. M., Sasaki, L. M., Silva, A. A., Souza, E. S., Lyrio, A. O., Figueiredo, A. C., & Gottems, L. B. (2022). Overweight, obesity and assisted reproduction: a systematic review and meta-analysis. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 271, 117-127.
Giới thiệu
Béo phì và thừa cân được coi là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vì chúng đã đạt đến mức độ đáng báo động. So với phụ nữ có cân nặng bình thường, phụ nữ có chỉ số BMI cao dễ bị rối loạn hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn phóng noãn dẫn đến tỷ lệ vô sinh cao hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ số BMI cao ở phụ nữ là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với kết quả thai kỳ bất lợi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn ở những phụ nữ thừa cân và béo phì so với những phụ nữ có cân nặng bình thường sau khi điều trị bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Tuy nhiên, các giai đoạn cụ thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thừa cân vẫn chưa rõ ràng, cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định rõ hơn khi nào nên can thiệp trong quá trình điều trị.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp để đánh giá mối tương quan thực sự giữa thừa cân và béo phì với kết quả điều trị ART.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích cộng gộp thực hiện qua tìm kiếm các nghiên cứu trên các nền tảng PubMed, Embase, Scopus, Lilacs, Web of Science, Clinical , SciELO và ghi nhận lại 4111 kết quả. Tổng cộng có 53 nghiên cứu đạt tiêu chuẩn nhận loại để đưa vào phân tích với 1.445.406 chu kỳ điều trị ART. Bài tổng quan hệ thống tập trung vào các nghiên cứu thảo luận về mối tương quan giữa thừa cân, béo phì với kết quả điều trị ART. Các đặc điểm được phân tích bao gồm thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, địa điểm và năm nghiên cứu, tiêu chí BMI, kết quả IVF/ICSI, liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin, noãn trưởng thành và thu được, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ sảy thai.
Kết quả
- So sánh phụ nữ thừa cân với phụ nữ có cân nặng bình thường
Phân tích tổng hợp không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai, thời gian kích thích buồng trứng hay số lượng noãn trưởng thành khi so sánh phụ nữ thừa cân với phụ nữ có cân nặng bình thường, mặc dù ở nhóm thừa cân kết quả có xu hướng xấu hơn đã được ghi nhận.
Chất lượng của bằng chứng (GRADE) thấp đối với mối tương quan giữa thừa cân với tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống, số lượng noãn thu được và tỷ lệ sảy thai. Ngoài ra, chất lượng của bằng chứng là rất thấp đối với tổng liều gonadotropin và thời gian kích thích.
- So sánh phụ nữ béo phì với phụ nữ có cân nặng bình thường
Một mối tương quan cũng được tìm thấy giữa tổng liều gonadotropin cao hơn và thời gian kích thích buồng trứng lâu hơn ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
Phân tích tổng hợp này không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sinh sống giữa phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường, mặc dù kết quả có xu hướng xấu hơn ở nhóm béo phì.
Chất lượng của bằng chứng (GRADE) thấp đối với mối tương quan giữa béo phì và thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống và sẩy thai; số noãn thu được; và thời gian kích thích buồng trứng. Ngoài ra, tổng liều gonadotropin và số lượng noãn trưởng thành cho thấy bằng chứng chất lượng rất thấp.
Nhìn chung, khi phân tích một chu kỳ trên mỗi bệnh nhân, thừa cân hoặc béo phì được phát hiện là có tác động tiêu cực đến tỷ lệ mang thai lâm sàng, sinh con và tỷ lệ sẩy thai; số noãn trưởng thành; thời gian và liều lượng hormon sử dụng để kích thích buồng trứng. Do đó, chỉ số khối cơ thể tăng có liên quan đến kết quả bất lợi ở những phụ nữ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm hoặc ICSI.
Kết luận
Tổng quan hệ thống này cho thấy thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi, chẳng hạn như giảm tỷ lệ mang thai lâm sàng và giảm số lượng tế bào noãn trưởng thành thu được. Béo phì có khả năng ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh sản, bao gồm tế bào noãn, phôi và nội mạc tử cung, và tác hại của nó dẫn đến kết quả bất lợi từ khi thụ thai đến khi sinh trẻ. Trong tương lai cần thêm các nghiên cứu với độ tin cậy cao để phân tích cơ chế bệnh sinh thực sự và cách điều trị tốt nhất cho phụ nữ thừa cân đang điều trị ART.
Nguồn: Ribeiro, L. M., Sasaki, L. M., Silva, A. A., Souza, E. S., Lyrio, A. O., Figueiredo, A. C., & Gottems, L. B. (2022). Overweight, obesity and assisted reproduction: a systematic review and meta-analysis. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 271, 117-127.
Từ khóa: Thừa cân, béo phì và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một số đột biến gen liên quan đến thất bại thụ tinh sau IVF/ICSI - Ngày đăng: 21-07-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI tùy thuộc vào chất lượng noãn - Ngày đăng: 21-07-2023
Giảm dự trữ buồng trứng là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật và giảm tưới máu nhau thai - Ngày đăng: 12-07-2023
Tuổi của người cha trên 50 tuổi làm giảm kết quả thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Một phân tích hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 12-07-2023
Lợi ích của trehalose và gentiobiose đối với đông lạnh tinh trùng người - Ngày đăng: 12-07-2023
Sự ảnh hưởng của tuổi tác và thông số tinh dịch đến phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 12-07-2023
Cơ hội có thai tự nhiên ở những phụ nữ được điều trị vô sinh thành công: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-07-2023
Dự đoán adenomyosis trên mô học dựa vào hình ảnh MRI - Ngày đăng: 10-07-2023
Nồng độ progesterone huyết thanh thấp liên quan với tỷ lệ thai diễn tiến và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn trong hỗ trợ sinh sản: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK