Tin tức
on Sunday 23-07-2023 10:33pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nguyễn Thị Minh Phượng, IVFMD Mỹ Đức
Điều kiện nuôi cấy đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nuôi cấy phôi. Năm 1971, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện rằng nuôi cấy phôi người từ ngày 2 đến ngày 5, nồng độ O2 sử dụng nên là 5% thay vì 20% như trước đây. Nhiều nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh nuôi cấy với 5% O2 làm tăng tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống, do đó ESHRE sửa đổi hướng dẫn thực hành tốt trong phòng thí nghiệm IVF khuyến nghị nên nuôi cấy phôi với nồng độ O2 từ 2-8%.
Người ta thấy rằng nồng độ O2 ở tử cung thấp hơn ống dẫn trứng, phôi nằm ở điểm nối tử cung và ống dẫn trứng vào ngày thứ 3. Năm 2017, Morin và cộng sự đề xuất nên tối ưu hóa nồng độ O2 nuôi cấy phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của phôi. Trong khi đó, nghiên cứu của hai nhà khoa học Kaser và Munck lại đưa ra các kết quả trái ngược nhau. Việc sử dụng nồng độ O2 2% hay 5% vẫn còn gặp rất nhiều tranh cãi.
Quá trình phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm đã cho thấy, chuyển phôi nang (phôi giai đoạn ngày 5/6) cho kết quả tốt hơn so với phôi ở giai đoạn phân chia. Tuy nhiên một số bệnh nhân không có cơ hội này, đặc biệt đối với các trường hợp không có phôi chất lượng tốt ngày 3, bệnh nhân phải chấp nhận kết quả lâm sàng kém và nguy cơ đa thai cao hơn. Vì vậy, đặt ra một thách thức cải thiện điều kiện nuôi cấy để mang lại kết quả tốt trong điều trị. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá việc giảm nồng độ O2 từ 5% xuống 2% từ ngày thứ 3 trở đi trong quá trình nuôi cấy phôi có thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển của phôi hay không.
Thiết kế nghiên cứu:
Tổng cộng có 327 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng và chọc hút thu nhận noãn 36 giờ sau khi tiêm mũi kích thích rụng trứng. Noãn sau khi được ICSI sẽ được chia thành hai nhóm (Lab 1: 2% O2 và Lab 2: 5% O2), nuôi cấy và đánh giá chất lượng ở ngày thứ 3. Những phôi chất lượng kém sẽ được chuyển một hoặc 2 phôi, số phôi còn lại tùy vào số lượng phôi bào chia thành 4 nhóm nhỏ, nuôi tiếp với nồng độ O2 tương ứng với từng nhóm đến ngày 5, 6 hoặc 7.
Kết quả:
Nguồn: Li, M., Xue, X., & Shi, J. (2022). Ultralow oxygen tension (2%) is beneficial for blastocyst formation of in vitro human low-quality embryo culture. BioMed Research International, 2022.
Điều kiện nuôi cấy đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nuôi cấy phôi. Năm 1971, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện rằng nuôi cấy phôi người từ ngày 2 đến ngày 5, nồng độ O2 sử dụng nên là 5% thay vì 20% như trước đây. Nhiều nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh nuôi cấy với 5% O2 làm tăng tỷ lệ mang thai và trẻ sinh sống, do đó ESHRE sửa đổi hướng dẫn thực hành tốt trong phòng thí nghiệm IVF khuyến nghị nên nuôi cấy phôi với nồng độ O2 từ 2-8%.
Người ta thấy rằng nồng độ O2 ở tử cung thấp hơn ống dẫn trứng, phôi nằm ở điểm nối tử cung và ống dẫn trứng vào ngày thứ 3. Năm 2017, Morin và cộng sự đề xuất nên tối ưu hóa nồng độ O2 nuôi cấy phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của phôi. Trong khi đó, nghiên cứu của hai nhà khoa học Kaser và Munck lại đưa ra các kết quả trái ngược nhau. Việc sử dụng nồng độ O2 2% hay 5% vẫn còn gặp rất nhiều tranh cãi.
Quá trình phát triển của thụ tinh trong ống nghiệm đã cho thấy, chuyển phôi nang (phôi giai đoạn ngày 5/6) cho kết quả tốt hơn so với phôi ở giai đoạn phân chia. Tuy nhiên một số bệnh nhân không có cơ hội này, đặc biệt đối với các trường hợp không có phôi chất lượng tốt ngày 3, bệnh nhân phải chấp nhận kết quả lâm sàng kém và nguy cơ đa thai cao hơn. Vì vậy, đặt ra một thách thức cải thiện điều kiện nuôi cấy để mang lại kết quả tốt trong điều trị. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá việc giảm nồng độ O2 từ 5% xuống 2% từ ngày thứ 3 trở đi trong quá trình nuôi cấy phôi có thực sự mang lại lợi ích cho sự phát triển của phôi hay không.
Thiết kế nghiên cứu:
Tổng cộng có 327 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2019. Bệnh nhân được kích thích buồng trứng và chọc hút thu nhận noãn 36 giờ sau khi tiêm mũi kích thích rụng trứng. Noãn sau khi được ICSI sẽ được chia thành hai nhóm (Lab 1: 2% O2 và Lab 2: 5% O2), nuôi cấy và đánh giá chất lượng ở ngày thứ 3. Những phôi chất lượng kém sẽ được chuyển một hoặc 2 phôi, số phôi còn lại tùy vào số lượng phôi bào chia thành 4 nhóm nhỏ, nuôi tiếp với nồng độ O2 tương ứng với từng nhóm đến ngày 5, 6 hoặc 7.
Kết quả:
- Nuôi cấy phôi chất lượng tốt: không thấy sự khác biệt về tỷ lệ phôi nang và phôi nang chất lượng tốt ở cả hai nhóm 2% và 5%.
- Nuôi cấy phôi chất lượng kém:
- Phôi được nuôi cấy với nồng độ 2% O2 cho tỷ lệ tạo phôi ngày 5 cao hơn rõ rệt so với phôi nuôi cấy với nồng độ 5% O2 (39,72 so với 31,08%; p = 0,043), không khác biệt giữa các nhóm phôi phân chia có số lượng phôi bào khác nhau.
- Tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt ở nhóm 2% O2 cao hơn so với 5% O2, tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê (10,75 so với 8,45%; p = 0,380).
- Tỷ lệ phôi nang ngày 7 cao hơn ở nhóm 2% O2 (44,865 so với 32,09%, p<0,05).
Nguồn: Li, M., Xue, X., & Shi, J. (2022). Ultralow oxygen tension (2%) is beneficial for blastocyst formation of in vitro human low-quality embryo culture. BioMed Research International, 2022.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự hình thành phôi nang và trao đổi chất ở phôi người có phụ thuộc vào loại tủ cấy được sử dụng?: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 23-07-2023
Đông lạnh ống sinh tinh bằng thiết bị cryopiece - Ngày đăng: 23-07-2023
Rescue ICSI 1 ngày sau ICSI: Ngăn tình trạng thất bại thụ tinh hoàn toàn sau IVF cổ điển và mang lại tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn khi chuyển phôi nang trữ lạnh - Ngày đăng: 23-07-2023
Không tìm thấy DNA trong dịch khoang phôi liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn ở cả các ca có/không thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2023
Sự phức tạp của bộ gen phôi người – Các tế bào bất thường nhiễm sắc thể sẽ bị loại khỏi sự phát triển phôi thai - Ngày đăng: 23-07-2023
Nghiên cứu mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và tỷ lệ lệch bội của phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội nhiễm sắc thể (PGT-A) - Ngày đăng: 21-07-2023
Sinh thiết phôi lại có nên được cân nhắc là một chiến lược thường quy để tăng số lượng phôi có thể sử dụng để chuyển không? - Ngày đăng: 21-07-2023
Thừa cân, béo phì và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 21-07-2023
Một số đột biến gen liên quan đến thất bại thụ tinh sau IVF/ICSI - Ngày đăng: 21-07-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI tùy thuộc vào chất lượng noãn - Ngày đăng: 21-07-2023
Giảm dự trữ buồng trứng là yếu tố nguy cơ của tiền sản giật và giảm tưới máu nhau thai - Ngày đăng: 12-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK