Tin tức
on Tuesday 08-08-2023 8:19am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Từ năm 1978 khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ IVF, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã giúp đem em bé đến hàng ngàn gia đình. Tuy nhiên, sau 40 năm tiến bộ trong điều trị ART, các bác sĩ lâm sàng vẫn phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ làm tổ phôi, thai lâm sàng và sinh sống thấp. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công trong điều trị ART bao gồm tuổi mẹ, yếu tố nội mạc tử cung và chất lượng phôi. Trong đó chất lượng phôi bị ảnh hưởng bởi noãn, tinh trùng và môi trường nuôi cấy phôi. Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến tinh trùng ảnh hưởng đến chất lượng phôi hiếm khi được nghiên cứu.
Hiện nay, khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá thông qua phân tích tinh dịch đồ, bao gồm mật độ, độ di động và hình dạng tinh trùng. Tuy nhiên đánh giá thông qua phân tích tinh dịch đồ còn những hạn chế nhất định và không thể đánh giá chính xác khả năng sinh sản của nam giới.
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) có thể được xem như một giá trị chẩn đoán tiềm năng trong phân tích chất lượng tinh dịch để đưa ra đánh giá toàn diện hơn về khả năng sinh sản của nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của SDF đối với kết quả lâm sàng trong ART. Trong các nghiên cứu này, đánh giá phôi dựa trên đặc điểm hình thái là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc đánh giá và lựa phôi dựa trên hình thái còn gặp những hạn chế nhất định và không thể dự đoán chính xác tiềm năng phát triển của phôi.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển và ứng dụng của công nghệ timelapse, những thách thức nêu trên trong đánh giá hình thái phôi đã được giải quyết. Công nghệ timelapse có thể ghi lại chính xác toàn bộ quá trình phát triển của phôi để dự đoán tiềm năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của SDF đối với các thông số hình thái và động học phôi còn rất hạn chế và gây tranh cãi.
Nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng phương pháp phân tán chất nhiễm sắc của tinh trùng (sperm chromatin dispersion – SCD) để phát hiện chỉ số SDF và xem liệu SDF có ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái của phôi, kiểu phân cắt và chất lượng phôi sau khi ICSI.
Nghiên cứu được quan sát trên 151 chu kỳ ICSI (tổng 1152 phôi) sử dụng công nghệ timelapse từ tháng 11/2016 đến 06/2019. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu: tuổi vợ ≤ 35 tuổi, chỉ số FSH cơ bản <10 IU/l, AFC ≥ 5; số tế bào noãn trưởng thành (MII) ≥ 5, tổng số tinh trùng sau khi xử lý là <1 triệu. Tiêu chuẩn loại trừ: các quy trình ISCI cần phẫu thuật lấy tinh trùng.
Bệnh nhân được chia thành hai nhóm dựa trên SDF: SDF <15% (n = 114) và SDF ≥ 15% (n = 37). Tinh trùng được chọn lọc bằng phương pháp ly tâm thang nồng độ và swim up. Nghiên cứu đánh giá các chỉ số động học của phôi bao gồm: tPNf (thời gian tiền nhân biến mất), thời gian phát triển thành 2 tế bào – 8 tế bào (lần lượt là t2, t3, t4, t5, t6, t8), tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt, và các chỉ số lâm sàng.
Nghiên cứu ghi nhận sự phát triển phôi ở nhóm SDF <15% nhanh hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 15%, với tPNf, t2, t3, t4, t5, t6 và t8 sớm hơn (P <0,05). Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy trong các thông số hình thái phôi khác giữa hai nhóm.
Tỷ lệ phân cắt bất thường tổng thể là tương tự nhau ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia hỗn loạn (chaotic cleavage) cao hơn đáng kể ở nhóm SDF ≥ 15% so với nhóm SDF <15% (6,91% so với 3,76%, p=0,028).
Tỷ lệ thụ tinh và 2PN ở nhóm SDF < 15% ( 81,9%; 78,12%) cao hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 15% (71,84%; 67,72%) (P < 0,05). Tỷ lệ phôi chất lượng tốt và phôi hữu dụng là tương tự nhau giữa hai nhóm. Tỷ lệ hình thành phôi nang cao hơn đáng kể, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt và tỷ lệ phôi nang hữu dụng đã được quan sát thấy ở nhóm SDF <15% so với nhóm SDF ≥ 15%. Hơn nữa, tỷ lệ mang thai sinh hóa, mang thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ giảm khi mức SDF cao, mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, so với nhóm SDF <15%, tỷ lệ sẩy thai của nhóm SDF ≥ 15% có xu hướng tăng (P <0,05).
Tóm lại, số liệu thống kê cho thấy rằng SDF ≥ 15% có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ thụ tinh của các chu kỳ ICSI và gây ra sự chậm trễ trong các thông số hình thái học. So với nhóm SDF <15%, nhóm SDF ≥ 15% có tỷ lệ phân chia hỗn loạn cao hơn đáng kể và tỷ lệ hình thành phôi nang cũng như chất lượng phôi nang giảm đáng kể. SDF cao hơn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Với sự gia tăng mức SDF, tỷ lệ sảy thai có xu hướng tăng. Do đó, việc tăng cường phát hiện SDF có thể giúp tiên lượng kết quả lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh nam.
Nguồn: Shikai Wang , Weihong Tan, Yueyue Huang, Xianbao Mao, Zhengda Li, Xiaohui Zhang, Pingpin Wei, Lintao XueSperm (2022). DNA fragmentation measured by sperm chromatin dispersion impacts morphokinetic parameters, fertilization rate and blastocyst quality in ICSI treatments
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Từ năm 1978 khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ IVF, công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã giúp đem em bé đến hàng ngàn gia đình. Tuy nhiên, sau 40 năm tiến bộ trong điều trị ART, các bác sĩ lâm sàng vẫn phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ làm tổ phôi, thai lâm sàng và sinh sống thấp. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thành công trong điều trị ART bao gồm tuổi mẹ, yếu tố nội mạc tử cung và chất lượng phôi. Trong đó chất lượng phôi bị ảnh hưởng bởi noãn, tinh trùng và môi trường nuôi cấy phôi. Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến tinh trùng ảnh hưởng đến chất lượng phôi hiếm khi được nghiên cứu.
Hiện nay, khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá thông qua phân tích tinh dịch đồ, bao gồm mật độ, độ di động và hình dạng tinh trùng. Tuy nhiên đánh giá thông qua phân tích tinh dịch đồ còn những hạn chế nhất định và không thể đánh giá chính xác khả năng sinh sản của nam giới.
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) có thể được xem như một giá trị chẩn đoán tiềm năng trong phân tích chất lượng tinh dịch để đưa ra đánh giá toàn diện hơn về khả năng sinh sản của nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của SDF đối với kết quả lâm sàng trong ART. Trong các nghiên cứu này, đánh giá phôi dựa trên đặc điểm hình thái là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc đánh giá và lựa phôi dựa trên hình thái còn gặp những hạn chế nhất định và không thể dự đoán chính xác tiềm năng phát triển của phôi.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển và ứng dụng của công nghệ timelapse, những thách thức nêu trên trong đánh giá hình thái phôi đã được giải quyết. Công nghệ timelapse có thể ghi lại chính xác toàn bộ quá trình phát triển của phôi để dự đoán tiềm năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của SDF đối với các thông số hình thái và động học phôi còn rất hạn chế và gây tranh cãi.
Nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng phương pháp phân tán chất nhiễm sắc của tinh trùng (sperm chromatin dispersion – SCD) để phát hiện chỉ số SDF và xem liệu SDF có ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái của phôi, kiểu phân cắt và chất lượng phôi sau khi ICSI.
Nghiên cứu được quan sát trên 151 chu kỳ ICSI (tổng 1152 phôi) sử dụng công nghệ timelapse từ tháng 11/2016 đến 06/2019. Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu: tuổi vợ ≤ 35 tuổi, chỉ số FSH cơ bản <10 IU/l, AFC ≥ 5; số tế bào noãn trưởng thành (MII) ≥ 5, tổng số tinh trùng sau khi xử lý là <1 triệu. Tiêu chuẩn loại trừ: các quy trình ISCI cần phẫu thuật lấy tinh trùng.
Bệnh nhân được chia thành hai nhóm dựa trên SDF: SDF <15% (n = 114) và SDF ≥ 15% (n = 37). Tinh trùng được chọn lọc bằng phương pháp ly tâm thang nồng độ và swim up. Nghiên cứu đánh giá các chỉ số động học của phôi bao gồm: tPNf (thời gian tiền nhân biến mất), thời gian phát triển thành 2 tế bào – 8 tế bào (lần lượt là t2, t3, t4, t5, t6, t8), tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt, và các chỉ số lâm sàng.
Nghiên cứu ghi nhận sự phát triển phôi ở nhóm SDF <15% nhanh hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 15%, với tPNf, t2, t3, t4, t5, t6 và t8 sớm hơn (P <0,05). Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy trong các thông số hình thái phôi khác giữa hai nhóm.
Tỷ lệ phân cắt bất thường tổng thể là tương tự nhau ở cả hai nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia hỗn loạn (chaotic cleavage) cao hơn đáng kể ở nhóm SDF ≥ 15% so với nhóm SDF <15% (6,91% so với 3,76%, p=0,028).
Tỷ lệ thụ tinh và 2PN ở nhóm SDF < 15% ( 81,9%; 78,12%) cao hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 15% (71,84%; 67,72%) (P < 0,05). Tỷ lệ phôi chất lượng tốt và phôi hữu dụng là tương tự nhau giữa hai nhóm. Tỷ lệ hình thành phôi nang cao hơn đáng kể, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt và tỷ lệ phôi nang hữu dụng đã được quan sát thấy ở nhóm SDF <15% so với nhóm SDF ≥ 15%. Hơn nữa, tỷ lệ mang thai sinh hóa, mang thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ giảm khi mức SDF cao, mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, so với nhóm SDF <15%, tỷ lệ sẩy thai của nhóm SDF ≥ 15% có xu hướng tăng (P <0,05).
Tóm lại, số liệu thống kê cho thấy rằng SDF ≥ 15% có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ thụ tinh của các chu kỳ ICSI và gây ra sự chậm trễ trong các thông số hình thái học. So với nhóm SDF <15%, nhóm SDF ≥ 15% có tỷ lệ phân chia hỗn loạn cao hơn đáng kể và tỷ lệ hình thành phôi nang cũng như chất lượng phôi nang giảm đáng kể. SDF cao hơn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Với sự gia tăng mức SDF, tỷ lệ sảy thai có xu hướng tăng. Do đó, việc tăng cường phát hiện SDF có thể giúp tiên lượng kết quả lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh nam.
Nguồn: Shikai Wang , Weihong Tan, Yueyue Huang, Xianbao Mao, Zhengda Li, Xiaohui Zhang, Pingpin Wei, Lintao XueSperm (2022). DNA fragmentation measured by sperm chromatin dispersion impacts morphokinetic parameters, fertilization rate and blastocyst quality in ICSI treatments
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự thiếu hụt ACROSIN và thất bại thụ tinh hoàn toàn ở người - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy chuyển tiếp và môi trường nuôi cấy đơn bước trong các chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Ảnh hưởng của các chất rối loạn nội tiết (EDC) đến chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh tỷ lệ mang thai giữa hai khoảng thời gian (15 phút và 30 phút) nằm bất động sau khi thực hiện IUI: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 07-08-2023
Mối tương quan giữa nồng độ FSH trong huyết thanh và tỷ lệ thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn trong vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 07-08-2023
Những thay đổi trong phiên mã trong quá trình trưởng thành noãn in vitro ở người - Ngày đăng: 03-08-2023
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
Đánh giá khả năng phát triển của các hợp tử mang 3 tiền nhân nhỏ - Ngày đăng: 03-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK