Tin tức
on Monday 07-08-2023 8:06am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Hồ Khánh Duyên
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô tinh (Azoospermia) là thuật ngữ diễn tả tình trạng nam giới không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch sau khi ly tâm mẫu và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Vô tinh được chia thành hai loại là vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia - OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Non-obstructive azoospermia - NOA). Ở nam giới, quá trình sinh tinh phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hai hormone là FSH và LH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra. FSH kích thích quá trình sinh tinh thông qua các tế bào Sertoli tại ống sinh tinh, còn LH kích thích lên tế bào kẽ (Leydig) để tổng hợp và tiết ra hormone testosterone. Cùng với hormone Testosteron, FSH kích thích các tế bào Sertoli và kích thích sự sinh tinh. Hiện nay có nhiều kỹ thuật để thu nhận tinh trùng từ nam giới vô tinh, trong đó TESE là kỹ thuật thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật mô tinh hoàn, được chỉ định trên nhóm bệnh nhân nam giới vô tinh không tắc nghẽn (NOA). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy xác suất chỉ có khoảng13,4% có con từ chính tinh trùng của họ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá mối tương quan giữa nồng độ FSH huyết thanh và tỷ lệ thu nhận được tinh trùng từ tinh hoàn ở nam giới được chẩn đoán vô tinh không do tắc.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Ấn Độ, tổng cộng 66 nam giới không có tinh trùng được chẩn đoán vô tinh không do tắc nghẽn đã tham gia nghiên cứu từ tháng 2/2020 đến tháng 12/2020. Các bệnh nhân đều được kiểm tra tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ít nhất 2 lần, cách nhau 4 tuần cùng với các xét nghiệm như đường huyết lúc đói, nồng độ FSH huyết thanh, testosterone toàn phần, TSH và prolactin huyết thanh. Sau đó thực hiện TESE trên 66 bệnh nhân, mẫu mô được thu thập, xử lý và được kiểm tra dưới kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại x400 để tìm tinh trùng. Các kết quả được phân tích và đánh giá thông qua tỷ lệ thu hồi tinh trùng (sperm retrieval rate – SRR)
Kết quả: Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ mô tinh hoàn đã được thực hiện thành công ở 63% (42/66) nam giới. Dựa trên nồng độ FSH huyết thanh bệnh nhân được chia làm 3 nhóm (A,B,C) tương ứng với tỷ lệ thu hồi tinh trùng từng nhóm có kết quả lần lượt như sau: Nhóm A (<10 mIU/mL): 84% (26/31), Nhóm B (10-20 mIU/mL): 75% (12/16) và Nhóm C (>20 mIU/mL): 22% (4/18). Tất cả các bệnh nhân đều có nồng độ hormone Testosterone, TSH và prolactin huyết thanh bình thường. Tỷ lệ thu hồi tinh trùng giữa Nhóm A và Nhóm B không có sự khác biệt đáng kể, tuy nhiên giữa Nhóm B và Nhóm C và giữa Nhóm A và Nhóm C thì cho thấy sự khác biệt đáng kể. Khi so sánh việc lấy tinh trùng từ những bệnh nhân có nồng độ FSH huyết thanh từ < 10 mIU/mL đến > 50 mIU/mL cũng tìm thấy tinh trùng trong các trường hợp FSH cao, do đó nghiên cứu cho thấy nồng độ FSH trong huyết thanh không có vai trò nhất định trong mối tương quan với khả năng tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn nên rất khó để loại trừ bệnh nhân ngay cả khi nồng độ FSH cao (> 50 mIU/mL), mặc dù cơ hội lấy tinh trùng thấp.
Tóm lại, nghiên cứu trên đã kết luận rằng nồng độ FSH huyết thanh không có vai trò nhất định trong việc loại trừ bệnh nhân khi thực hiện TESE. Tuy nhiên nồng độ FSH huyết thanh càng cao thì sẽ càng làm giảm cơ hội lấy tinh trùng trong sinh thiết tinh hoàn, cho thấy tiên lượng xấu ở những bệnh nhân có nồng độ FSH cao > 20 mIU /ml.
Nguồn: Banerjee K, Singla B, Agria K. Correlation of Serum FSH and Rate of Testicular Sperm Retrieval in Non-Obstructive Azoospermia. Indian J Endocrinol Metab. 2023 Mar-Apr;27(2):167-169. doi: 10.4103/ijem.ijem_194_22. Epub 2023 Apr 14. PMID: 37292067; PMCID: PMC10245302.
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô tinh (Azoospermia) là thuật ngữ diễn tả tình trạng nam giới không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch sau khi ly tâm mẫu và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Vô tinh được chia thành hai loại là vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia - OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Non-obstructive azoospermia - NOA). Ở nam giới, quá trình sinh tinh phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hai hormone là FSH và LH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra. FSH kích thích quá trình sinh tinh thông qua các tế bào Sertoli tại ống sinh tinh, còn LH kích thích lên tế bào kẽ (Leydig) để tổng hợp và tiết ra hormone testosterone. Cùng với hormone Testosteron, FSH kích thích các tế bào Sertoli và kích thích sự sinh tinh. Hiện nay có nhiều kỹ thuật để thu nhận tinh trùng từ nam giới vô tinh, trong đó TESE là kỹ thuật thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật mô tinh hoàn, được chỉ định trên nhóm bệnh nhân nam giới vô tinh không tắc nghẽn (NOA). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy xác suất chỉ có khoảng13,4% có con từ chính tinh trùng của họ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá mối tương quan giữa nồng độ FSH huyết thanh và tỷ lệ thu nhận được tinh trùng từ tinh hoàn ở nam giới được chẩn đoán vô tinh không do tắc.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Ấn Độ, tổng cộng 66 nam giới không có tinh trùng được chẩn đoán vô tinh không do tắc nghẽn đã tham gia nghiên cứu từ tháng 2/2020 đến tháng 12/2020. Các bệnh nhân đều được kiểm tra tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ít nhất 2 lần, cách nhau 4 tuần cùng với các xét nghiệm như đường huyết lúc đói, nồng độ FSH huyết thanh, testosterone toàn phần, TSH và prolactin huyết thanh. Sau đó thực hiện TESE trên 66 bệnh nhân, mẫu mô được thu thập, xử lý và được kiểm tra dưới kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại x400 để tìm tinh trùng. Các kết quả được phân tích và đánh giá thông qua tỷ lệ thu hồi tinh trùng (sperm retrieval rate – SRR)
Kết quả: Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ mô tinh hoàn đã được thực hiện thành công ở 63% (42/66) nam giới. Dựa trên nồng độ FSH huyết thanh bệnh nhân được chia làm 3 nhóm (A,B,C) tương ứng với tỷ lệ thu hồi tinh trùng từng nhóm có kết quả lần lượt như sau: Nhóm A (<10 mIU/mL): 84% (26/31), Nhóm B (10-20 mIU/mL): 75% (12/16) và Nhóm C (>20 mIU/mL): 22% (4/18). Tất cả các bệnh nhân đều có nồng độ hormone Testosterone, TSH và prolactin huyết thanh bình thường. Tỷ lệ thu hồi tinh trùng giữa Nhóm A và Nhóm B không có sự khác biệt đáng kể, tuy nhiên giữa Nhóm B và Nhóm C và giữa Nhóm A và Nhóm C thì cho thấy sự khác biệt đáng kể. Khi so sánh việc lấy tinh trùng từ những bệnh nhân có nồng độ FSH huyết thanh từ < 10 mIU/mL đến > 50 mIU/mL cũng tìm thấy tinh trùng trong các trường hợp FSH cao, do đó nghiên cứu cho thấy nồng độ FSH trong huyết thanh không có vai trò nhất định trong mối tương quan với khả năng tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn nên rất khó để loại trừ bệnh nhân ngay cả khi nồng độ FSH cao (> 50 mIU/mL), mặc dù cơ hội lấy tinh trùng thấp.
Tóm lại, nghiên cứu trên đã kết luận rằng nồng độ FSH huyết thanh không có vai trò nhất định trong việc loại trừ bệnh nhân khi thực hiện TESE. Tuy nhiên nồng độ FSH huyết thanh càng cao thì sẽ càng làm giảm cơ hội lấy tinh trùng trong sinh thiết tinh hoàn, cho thấy tiên lượng xấu ở những bệnh nhân có nồng độ FSH cao > 20 mIU /ml.
Nguồn: Banerjee K, Singla B, Agria K. Correlation of Serum FSH and Rate of Testicular Sperm Retrieval in Non-Obstructive Azoospermia. Indian J Endocrinol Metab. 2023 Mar-Apr;27(2):167-169. doi: 10.4103/ijem.ijem_194_22. Epub 2023 Apr 14. PMID: 37292067; PMCID: PMC10245302.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Những thay đổi trong phiên mã trong quá trình trưởng thành noãn in vitro ở người - Ngày đăng: 03-08-2023
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
Đánh giá khả năng phát triển của các hợp tử mang 3 tiền nhân nhỏ - Ngày đăng: 03-08-2023
Phân tích so sánh phương pháp chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị mới (lenshooke) với thiết bị vi dòng chảy và phương pháp ly tâm thang nồng độ trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-08-2023
Nuôi cấy ở nồng độ oxy 2% tốt cho sự hình thành phôi nang ở nhóm bệnh nhân có phôi phát triển kém giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-07-2023
Sự hình thành phôi nang và trao đổi chất ở phôi người có phụ thuộc vào loại tủ cấy được sử dụng?: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 23-07-2023
Đông lạnh ống sinh tinh bằng thiết bị cryopiece - Ngày đăng: 23-07-2023
Rescue ICSI 1 ngày sau ICSI: Ngăn tình trạng thất bại thụ tinh hoàn toàn sau IVF cổ điển và mang lại tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn khi chuyển phôi nang trữ lạnh - Ngày đăng: 23-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK