Tin tức
on Thursday 03-08-2023 10:35am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Vũ Đoan Mỹ Trinh
Thành công đầu tiên của IVM được ghi nhận trong một báo cáo vào năm 1991, sau đó ứng dụng lâm sàng của IVM đã tăng lên đáng kể nhưng IVM vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong điều trị hiếm muộn, các noãn chưa trưởng thành tại thời điểm chọc hút thường bị loại bỏ ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản do hiệu quả còn kém. Mặc dù thực tế là IVM mang lại cơ hội vô cùng lớn cho nhiều bệnh nhân hiếm muộn, tỷ lệ thai của noãn có nguồn gốc từ IVM vẫn còn thấp. Hơn nữa, khả năng phát triển của noãn IVM có thể thay đổi, do đó vấn đề cần được quan tâm hiện nay là bản chất của sự thay đổi chất lượng noãn, chất lượng của noãn bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự biểu hiện gen trong quá trình phát triển, kiểu biểu hiện gen của noãn MII có khả năng phát triển tốt có khác với noãn có khả năng phát triển kém. Gần đây, giải trình tự RNA đơn bào (scRNA-seq) đã được áp dụng trong các nghiên cứu từ đó cung cấp các bản phiên mã của noãn người. Các nghiên cứu này nhận thấy có sự khác biệt trong biểu hiện gen liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng khi nuôi trưởng thành noãn in vitro so với in vivo, có ít bản phiên mã được biểu hiện trong noãn trưởng thành hơn so với noãn GV. Các bản phiên mã giảm trong noãn MI và MII liên quan đến sự thoái hóa RNA của mẹ đối với sự phát triển tiếp theo của phôi và sự giảm toàn bộ mRNA trong quá trình trưởng thành của noãn ở các giai đoạn noãn không hoạt động phiên mã cũng đã được phát hiện. Người ta cũng biết rằng quá trình polyadenyl hóa mRNA của mẹ trong quá trình trưởng thành của noãn kiểm soát quá trình dịch mã protein để noãn trưởng thành thành công và tiếp tục phát triển. Nhìn chung, các cơ chế phân tử làm cơ sở cho sự trưởng thành thành công của noãn vẫn chưa rõ ràng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã so sánh các bản phiên mã của noãn GV, MI và MII để tìm ra các gen và con đường biểu hiện gen bị thay đổi như thế nào trong quá trình trưởng thành noãn.
Nghiên cứu đã được thực hiện với 19 noãn thu nhận từ 11 bệnh nhân chọc hút vào năm 2019. Sau khi tách noãn, hình thái noãn được đánh giá, các noãn chưa trưởng thành (GV, MI) được đưa vào nghiên cứu và tiến hành nuôi IVM. Sau một thời gian nuôi cấy, noãn trưởng thành MII và các noãn GV, MI được lấy mẫu để phân tích RNA-seq.
Kết quả cho thấy, sự biểu hiện các gen của noãn là như nhau giữa các noãn ở cùng giai đoạn trưởng thành, trong khi một số ít noãn cho thấy các bản phiên mã khác biệt với các noãn ở giai đoạn trưởng thành tương ứng. Phân tích biểu hiện gen khác biệt đã xác định được hàng trăm bản phiên mã tự động thay đổi biểu hiện trong nuôi cấy IVM và tiết lộ các con đường phân tử, cơ chế điều chỉnh có thể chi phối sự trưởng thành của noãn. Hơn nữa, các noãn bị trì hoãn trong quá trình trưởng thành cũng cho thấy các bản phiên mã khác biệt.
Nhìn chung, nghiên cứu đã phát hiện ra những thay đổi phiên mã trong noãn IVM người và sự biểu hiện gen khác nhau của noãn trong các giai đoạn trưởng thành.
Tài liệu tham khảo: Takeuchi, Hiroki, et al. "Single‐cell profiling of transcriptomic changes during in vitro maturation of human oocytes." Reproductive medicine and biology 21.1 (2022): e12464.
Thành công đầu tiên của IVM được ghi nhận trong một báo cáo vào năm 1991, sau đó ứng dụng lâm sàng của IVM đã tăng lên đáng kể nhưng IVM vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong điều trị hiếm muộn, các noãn chưa trưởng thành tại thời điểm chọc hút thường bị loại bỏ ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản do hiệu quả còn kém. Mặc dù thực tế là IVM mang lại cơ hội vô cùng lớn cho nhiều bệnh nhân hiếm muộn, tỷ lệ thai của noãn có nguồn gốc từ IVM vẫn còn thấp. Hơn nữa, khả năng phát triển của noãn IVM có thể thay đổi, do đó vấn đề cần được quan tâm hiện nay là bản chất của sự thay đổi chất lượng noãn, chất lượng của noãn bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự biểu hiện gen trong quá trình phát triển, kiểu biểu hiện gen của noãn MII có khả năng phát triển tốt có khác với noãn có khả năng phát triển kém. Gần đây, giải trình tự RNA đơn bào (scRNA-seq) đã được áp dụng trong các nghiên cứu từ đó cung cấp các bản phiên mã của noãn người. Các nghiên cứu này nhận thấy có sự khác biệt trong biểu hiện gen liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng khi nuôi trưởng thành noãn in vitro so với in vivo, có ít bản phiên mã được biểu hiện trong noãn trưởng thành hơn so với noãn GV. Các bản phiên mã giảm trong noãn MI và MII liên quan đến sự thoái hóa RNA của mẹ đối với sự phát triển tiếp theo của phôi và sự giảm toàn bộ mRNA trong quá trình trưởng thành của noãn ở các giai đoạn noãn không hoạt động phiên mã cũng đã được phát hiện. Người ta cũng biết rằng quá trình polyadenyl hóa mRNA của mẹ trong quá trình trưởng thành của noãn kiểm soát quá trình dịch mã protein để noãn trưởng thành thành công và tiếp tục phát triển. Nhìn chung, các cơ chế phân tử làm cơ sở cho sự trưởng thành thành công của noãn vẫn chưa rõ ràng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã so sánh các bản phiên mã của noãn GV, MI và MII để tìm ra các gen và con đường biểu hiện gen bị thay đổi như thế nào trong quá trình trưởng thành noãn.
Nghiên cứu đã được thực hiện với 19 noãn thu nhận từ 11 bệnh nhân chọc hút vào năm 2019. Sau khi tách noãn, hình thái noãn được đánh giá, các noãn chưa trưởng thành (GV, MI) được đưa vào nghiên cứu và tiến hành nuôi IVM. Sau một thời gian nuôi cấy, noãn trưởng thành MII và các noãn GV, MI được lấy mẫu để phân tích RNA-seq.
Kết quả cho thấy, sự biểu hiện các gen của noãn là như nhau giữa các noãn ở cùng giai đoạn trưởng thành, trong khi một số ít noãn cho thấy các bản phiên mã khác biệt với các noãn ở giai đoạn trưởng thành tương ứng. Phân tích biểu hiện gen khác biệt đã xác định được hàng trăm bản phiên mã tự động thay đổi biểu hiện trong nuôi cấy IVM và tiết lộ các con đường phân tử, cơ chế điều chỉnh có thể chi phối sự trưởng thành của noãn. Hơn nữa, các noãn bị trì hoãn trong quá trình trưởng thành cũng cho thấy các bản phiên mã khác biệt.
Nhìn chung, nghiên cứu đã phát hiện ra những thay đổi phiên mã trong noãn IVM người và sự biểu hiện gen khác nhau của noãn trong các giai đoạn trưởng thành.
Tài liệu tham khảo: Takeuchi, Hiroki, et al. "Single‐cell profiling of transcriptomic changes during in vitro maturation of human oocytes." Reproductive medicine and biology 21.1 (2022): e12464.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
Đánh giá khả năng phát triển của các hợp tử mang 3 tiền nhân nhỏ - Ngày đăng: 03-08-2023
Phân tích so sánh phương pháp chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị mới (lenshooke) với thiết bị vi dòng chảy và phương pháp ly tâm thang nồng độ trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-08-2023
Nuôi cấy ở nồng độ oxy 2% tốt cho sự hình thành phôi nang ở nhóm bệnh nhân có phôi phát triển kém giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-07-2023
Sự hình thành phôi nang và trao đổi chất ở phôi người có phụ thuộc vào loại tủ cấy được sử dụng?: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 23-07-2023
Đông lạnh ống sinh tinh bằng thiết bị cryopiece - Ngày đăng: 23-07-2023
Rescue ICSI 1 ngày sau ICSI: Ngăn tình trạng thất bại thụ tinh hoàn toàn sau IVF cổ điển và mang lại tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn khi chuyển phôi nang trữ lạnh - Ngày đăng: 23-07-2023
Không tìm thấy DNA trong dịch khoang phôi liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn ở cả các ca có/không thực hiện PGT-A - Ngày đăng: 23-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK