Tin tức
on Monday 07-08-2023 8:14am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Vũ Đoan Mỹ Trinh – IVFMD Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa Phương Chi
Ngày nay, có nhiều loại môi trường thương mại để lựa chọn cho nuôi cấy phôi trong IVF, mỗi loại có một thành phần khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên 2 hệ môi trường cơ bản: chuyển tiếp (sequential) và đơn bước (single step). Môi trường chuyển tiếp được thiết kế theo nhu cầu các giai đoạn phát triển khác nhau của phôi. Bên cạnh đó, môi trường đơn bước tuân theo nguyên tắc "để phôi lựa chọn", chứa tất cả dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ thụ tinh và phôi nang ở cả hai hệ môi trường là tương tự nhau nhưng các nghiên cứu khác lại thấy môi trường đơn bước làm tăng sự hình thành phôi nang và tỉ lệ phôi tốt khi so sánh với môi trường chuyển tiếp, tuy nhiên, không có sự khác biệt trong kết quả thai lâm sàng, sảy thai sớm và tỉ lệ làm tổ. Một số nghiên cứu đã so sánh tác động của các loại môi trường nuôi cấy khác nhau, có nhiều nhãn hiệu môi trường nuôi cấy đã được thương mại hóa, CSC-C và G5 là hai môi trường được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy đơn bước và chuyển tiếp. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá bất kỳ sự khác biệt nào trong kết quả nuôi phôi, kết quả lâm sàng giữa môi trường đơn bước (CSC-C, Irvine Scientific) và môi trường chuyển tiếp (G5, Vitrolife).
Để so sánh khả năng thụ tinh và sự phát triển của phôi, nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã được tiến hành, 226 chu kỳ bao gồm 176 chu kỳ IVF và 50 ICSI đã được phân tích, tương ứng với 3518 noãn được thụ tinh hoặc vi tiêm. Mỗi nửa noãn thu được từ cùng một bệnh nhân được phân bổ ngẫu nhiên vào hai môi trường nuôi cấy riêng biệt. Nghiên cứu đã so sánh kết quả lâm sàng dựa trên tổng số chu kỳ chuyển phôi, trong đó phôi được chuyển chỉ từ một môi trường nuôi cấy.
Sau khi thực hiện 71 chu kỳ chuyển phôi với phôi được nuôi trong CSC-C và 71 chu kỳ chuyển phôi với phôi được nuôi trong G5 được so sánh. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về kết quả lâm sàng và tỉ lệ thụ tinh nói chung. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ tinh ở CSC-C cho kết quả vượt trội so với G5 trong các chu kỳ ICSI (76,51% so với 67,25%, P = 0,008). Ngoài ra, tỉ lệ phôi nén cao hơn đáng kể ở môi trường CSC-C vào ngày thứ 3. Các chu kỳ có phôi nén vào ngày 3 cho thấy kết quả tốt hơn cả về kết quả phôi nang cũng như kết quả lâm sàng.
Nghiên cứu cho thấy môi trường đơn bước CSC-C có tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi nén ở ngày 3 cao hơn đáng kể so với môi trường chuyển tiếp G5 trong các chu kỳ ICSI.
Tài liệu tham khảo: Tao, Ping, et al. "Effect of sequential versus single-step culture medium on IVF treatments, including embryo and clinical outcomes: a prospective randomized study." Archives of Gynecology and Obstetrics (2022): 1-9.
Ngày nay, có nhiều loại môi trường thương mại để lựa chọn cho nuôi cấy phôi trong IVF, mỗi loại có một thành phần khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên 2 hệ môi trường cơ bản: chuyển tiếp (sequential) và đơn bước (single step). Môi trường chuyển tiếp được thiết kế theo nhu cầu các giai đoạn phát triển khác nhau của phôi. Bên cạnh đó, môi trường đơn bước tuân theo nguyên tắc "để phôi lựa chọn", chứa tất cả dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ thụ tinh và phôi nang ở cả hai hệ môi trường là tương tự nhau nhưng các nghiên cứu khác lại thấy môi trường đơn bước làm tăng sự hình thành phôi nang và tỉ lệ phôi tốt khi so sánh với môi trường chuyển tiếp, tuy nhiên, không có sự khác biệt trong kết quả thai lâm sàng, sảy thai sớm và tỉ lệ làm tổ. Một số nghiên cứu đã so sánh tác động của các loại môi trường nuôi cấy khác nhau, có nhiều nhãn hiệu môi trường nuôi cấy đã được thương mại hóa, CSC-C và G5 là hai môi trường được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy đơn bước và chuyển tiếp. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá bất kỳ sự khác biệt nào trong kết quả nuôi phôi, kết quả lâm sàng giữa môi trường đơn bước (CSC-C, Irvine Scientific) và môi trường chuyển tiếp (G5, Vitrolife).
Để so sánh khả năng thụ tinh và sự phát triển của phôi, nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã được tiến hành, 226 chu kỳ bao gồm 176 chu kỳ IVF và 50 ICSI đã được phân tích, tương ứng với 3518 noãn được thụ tinh hoặc vi tiêm. Mỗi nửa noãn thu được từ cùng một bệnh nhân được phân bổ ngẫu nhiên vào hai môi trường nuôi cấy riêng biệt. Nghiên cứu đã so sánh kết quả lâm sàng dựa trên tổng số chu kỳ chuyển phôi, trong đó phôi được chuyển chỉ từ một môi trường nuôi cấy.
Sau khi thực hiện 71 chu kỳ chuyển phôi với phôi được nuôi trong CSC-C và 71 chu kỳ chuyển phôi với phôi được nuôi trong G5 được so sánh. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về kết quả lâm sàng và tỉ lệ thụ tinh nói chung. Tuy nhiên, tỉ lệ thụ tinh ở CSC-C cho kết quả vượt trội so với G5 trong các chu kỳ ICSI (76,51% so với 67,25%, P = 0,008). Ngoài ra, tỉ lệ phôi nén cao hơn đáng kể ở môi trường CSC-C vào ngày thứ 3. Các chu kỳ có phôi nén vào ngày 3 cho thấy kết quả tốt hơn cả về kết quả phôi nang cũng như kết quả lâm sàng.
Nghiên cứu cho thấy môi trường đơn bước CSC-C có tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi nén ở ngày 3 cao hơn đáng kể so với môi trường chuyển tiếp G5 trong các chu kỳ ICSI.
Tài liệu tham khảo: Tao, Ping, et al. "Effect of sequential versus single-step culture medium on IVF treatments, including embryo and clinical outcomes: a prospective randomized study." Archives of Gynecology and Obstetrics (2022): 1-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Ảnh hưởng của các chất rối loạn nội tiết (EDC) đến chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh tỷ lệ mang thai giữa hai khoảng thời gian (15 phút và 30 phút) nằm bất động sau khi thực hiện IUI: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 07-08-2023
Mối tương quan giữa nồng độ FSH trong huyết thanh và tỷ lệ thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn trong vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 07-08-2023
Những thay đổi trong phiên mã trong quá trình trưởng thành noãn in vitro ở người - Ngày đăng: 03-08-2023
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
Đánh giá khả năng phát triển của các hợp tử mang 3 tiền nhân nhỏ - Ngày đăng: 03-08-2023
Phân tích so sánh phương pháp chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị mới (lenshooke) với thiết bị vi dòng chảy và phương pháp ly tâm thang nồng độ trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK