Tin tức
on Monday 07-08-2023 8:09am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên- IVFVH
Giới thiệu
Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine inseminationI – IUI) hiện là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến. Tỷ lệ mang thai khi điều trị IUI dao động từ 7% đến 20%. Một số yếu tố được tìm thấy có liên quan đến kết quả điều trị IUI bao gồm tuổi phụ nữ, thời gian vô sinh và các thông số tinh dịch. Ngoài ra, một số khía cạnh của điều trị như phác đồ kích thích buồng trứng, phương pháp lọc rửa tinh trùng, loại catheter hay thời gian bất động tại giường sau khi thực hiện IUI cũng ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp này. Cho đến nay, tác động của việc bất động sau khi IUI vẫn chưa được hiểu rõ. Có hai nghiên cứu đã báo cáo rằng nằm bất động 15 phút sau IUI có liên quan đến tỉ lệ mang thai cao hơn so với việc vận động ngay lập tức. Tuy nhiên, một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai cộng dồn.
Hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều tập trung vào việc so sánh sự khác biệt giữa việc vận động ngay sau IUI và việc kéo dài thời gian nằm nghỉ sau IUI có cải thiện hiệu quả điều trị hay không. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về tỷ lệ mang thai giữa hai khoảng thời gian nằm bất động 15 phút và 30 phút sau 3 chu kỳ điều trị IUI.
Vật liệu phương pháp
Đối tượng
Tất cả các cặp vợ chồng sắp thực hiện IUI đã trải qua xét nghiệm khả năng sinh sản, bao gồm chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang (hysterosalpingography – HSG) và phân tích tinh dịch với tổng số lượng tinh trùng di động (total motile sperm count – TMC) >10 triệu tinh trùng. Người vợ được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nội tiết như suy buồng trứng sớm hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc phụ nữ có tiền sử cắt bỏ cổ tử cung hoặc bất thường tử cung đã bị loại khỏi nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng với 204 cặp vợ chồng được chỉ định thực hiện IUI. Các cặp vợ chồng ở nhóm nghiên cứu sẽ nằm bất động trong tư thế phụ khoa sau bơm IUI ở hai khoảng thời gian 15 phút và 30 phút trong ba chu kỳ điều trị. Kết quả chính là tỷ lệ mang thai lâm sàng, và số lượng túi thai. Các kết quả phụ bao gồm mức độ thoải mái và các triệu chứng sau khi thực hiện IUI.
Kết quả
Tổng số chu kỳ IUI là 226 ở nhóm 15 phút và 225 ở nhóm 30 phút.
Kết quả chính:
- Tỷ lệ có thai sinh hóa ở nhóm nằm bất động 15 phút là 28% và ở nhóm 30 phút là 26,5%, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm được xác định bởi xét nghiệm hCG 14 ngày sau khi bơm.
- Tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm nằm bất động 15 phút là 26% và nhóm 30 phút là 23% (p>0,05), được xác định bởi siêu âm đầu dò sau 20–30 ngày khi thử thai dương tính để xác nhận sự tồn tại của túi thai.
Kết quả phụ:
- Mức độ thoải mái trung bình là 9,77 trong 15 phút và 9,75 trong 30 phút nằm bất động. Nghiên cứu chia thành 4 mức độ để đánh giá: không (0), có một chút thoải mái (1–4), thoải mái ở mức trung bình (5–7) và rất thoải mái (8–10), không có sự khác biệt đáng kể về mức độ thoải mái cũng như các triệu chứng sau IUI giữa hai nhóm.
- Tỷ lệ thai lâm sàng ở ba chu kỳ không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Bàn luận
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với một nghiên cứu trước đó so sánh thời gian nằm bất động 5, 10 và 20 phút trong một chu kỳ điều trị IUI duy nhất và cho thấy tỷ lệ mang thai cao hơn ở nhóm 20 phút (19,7%) so với bất động trong 10 phút (15,9%) và 5 phút (4,5%). Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy nhóm nằm bất động có tỷ lệ mang thai cao hơn đáng kể.
Tuy nhiên, một thử nghiệm tiếp theo với 500 phụ nữ đã báo cáo không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai diễn tiến giữa những phụ nữ được nằm bất động 15 phút sau IUI và những người không, tỷ lệ mang thai cộng dồn 32,2% ở nhóm nằm bất động và 40,0% ở nhóm không bất động.
Do đó, các nghiên cứu tiếp theo khám phá tối ưu thời gian bất động sau IUI cần được thiết kế tốt hơn và tiến hành ở các quần thể lớn hơn.
Kết luận
Cho đến nay, hiệu quả của việc nằm bất động sau khi bơm IUI vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho thấy thời gian nằm bất động kéo dài sau bơm IUI không góp phần làm tăng tỷ lệ mang thai.
Yang Mengye, Tang yan, Qian Jiarong et al 15 or 30 min of immobilization after IUI: a randomized control trial, 21 Mar 2023.
Giới thiệu
Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine inseminationI – IUI) hiện là một trong những công nghệ hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến. Tỷ lệ mang thai khi điều trị IUI dao động từ 7% đến 20%. Một số yếu tố được tìm thấy có liên quan đến kết quả điều trị IUI bao gồm tuổi phụ nữ, thời gian vô sinh và các thông số tinh dịch. Ngoài ra, một số khía cạnh của điều trị như phác đồ kích thích buồng trứng, phương pháp lọc rửa tinh trùng, loại catheter hay thời gian bất động tại giường sau khi thực hiện IUI cũng ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp này. Cho đến nay, tác động của việc bất động sau khi IUI vẫn chưa được hiểu rõ. Có hai nghiên cứu đã báo cáo rằng nằm bất động 15 phút sau IUI có liên quan đến tỉ lệ mang thai cao hơn so với việc vận động ngay lập tức. Tuy nhiên, một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mang thai cộng dồn.
Hầu hết các nghiên cứu hiện tại đều tập trung vào việc so sánh sự khác biệt giữa việc vận động ngay sau IUI và việc kéo dài thời gian nằm nghỉ sau IUI có cải thiện hiệu quả điều trị hay không. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về tỷ lệ mang thai giữa hai khoảng thời gian nằm bất động 15 phút và 30 phút sau 3 chu kỳ điều trị IUI.
Vật liệu phương pháp
Đối tượng
Tất cả các cặp vợ chồng sắp thực hiện IUI đã trải qua xét nghiệm khả năng sinh sản, bao gồm chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang (hysterosalpingography – HSG) và phân tích tinh dịch với tổng số lượng tinh trùng di động (total motile sperm count – TMC) >10 triệu tinh trùng. Người vợ được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nội tiết như suy buồng trứng sớm hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc phụ nữ có tiền sử cắt bỏ cổ tử cung hoặc bất thường tử cung đã bị loại khỏi nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng với 204 cặp vợ chồng được chỉ định thực hiện IUI. Các cặp vợ chồng ở nhóm nghiên cứu sẽ nằm bất động trong tư thế phụ khoa sau bơm IUI ở hai khoảng thời gian 15 phút và 30 phút trong ba chu kỳ điều trị. Kết quả chính là tỷ lệ mang thai lâm sàng, và số lượng túi thai. Các kết quả phụ bao gồm mức độ thoải mái và các triệu chứng sau khi thực hiện IUI.
Kết quả
Tổng số chu kỳ IUI là 226 ở nhóm 15 phút và 225 ở nhóm 30 phút.
Kết quả chính:
- Tỷ lệ có thai sinh hóa ở nhóm nằm bất động 15 phút là 28% và ở nhóm 30 phút là 26,5%, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm được xác định bởi xét nghiệm hCG 14 ngày sau khi bơm.
- Tỷ lệ có thai lâm sàng ở nhóm nằm bất động 15 phút là 26% và nhóm 30 phút là 23% (p>0,05), được xác định bởi siêu âm đầu dò sau 20–30 ngày khi thử thai dương tính để xác nhận sự tồn tại của túi thai.
Kết quả phụ:
- Mức độ thoải mái trung bình là 9,77 trong 15 phút và 9,75 trong 30 phút nằm bất động. Nghiên cứu chia thành 4 mức độ để đánh giá: không (0), có một chút thoải mái (1–4), thoải mái ở mức trung bình (5–7) và rất thoải mái (8–10), không có sự khác biệt đáng kể về mức độ thoải mái cũng như các triệu chứng sau IUI giữa hai nhóm.
- Tỷ lệ thai lâm sàng ở ba chu kỳ không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Bàn luận
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với một nghiên cứu trước đó so sánh thời gian nằm bất động 5, 10 và 20 phút trong một chu kỳ điều trị IUI duy nhất và cho thấy tỷ lệ mang thai cao hơn ở nhóm 20 phút (19,7%) so với bất động trong 10 phút (15,9%) và 5 phút (4,5%). Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy nhóm nằm bất động có tỷ lệ mang thai cao hơn đáng kể.
Tuy nhiên, một thử nghiệm tiếp theo với 500 phụ nữ đã báo cáo không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai diễn tiến giữa những phụ nữ được nằm bất động 15 phút sau IUI và những người không, tỷ lệ mang thai cộng dồn 32,2% ở nhóm nằm bất động và 40,0% ở nhóm không bất động.
Do đó, các nghiên cứu tiếp theo khám phá tối ưu thời gian bất động sau IUI cần được thiết kế tốt hơn và tiến hành ở các quần thể lớn hơn.
Kết luận
Cho đến nay, hiệu quả của việc nằm bất động sau khi bơm IUI vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho thấy thời gian nằm bất động kéo dài sau bơm IUI không góp phần làm tăng tỷ lệ mang thai.
Yang Mengye, Tang yan, Qian Jiarong et al 15 or 30 min of immobilization after IUI: a randomized control trial, 21 Mar 2023.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa nồng độ FSH trong huyết thanh và tỷ lệ thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn trong vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 07-08-2023
Những thay đổi trong phiên mã trong quá trình trưởng thành noãn in vitro ở người - Ngày đăng: 03-08-2023
Thất bại thụ tinh hoàn toàn trong ivf-icsi liên quan đến đột biến WEE2 cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong thất bại thụ tinh in-vitro - Ngày đăng: 03-08-2023
Ảnh hưởng của hợp tử 3PN lên kết quả PGT - Ngày đăng: 03-08-2023
Đánh giá khả năng phát triển của các hợp tử mang 3 tiền nhân nhỏ - Ngày đăng: 03-08-2023
Phân tích so sánh phương pháp chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị mới (lenshooke) với thiết bị vi dòng chảy và phương pháp ly tâm thang nồng độ trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 03-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 03-08-2023
Nuôi cấy ở nồng độ oxy 2% tốt cho sự hình thành phôi nang ở nhóm bệnh nhân có phôi phát triển kém giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-07-2023
Sự hình thành phôi nang và trao đổi chất ở phôi người có phụ thuộc vào loại tủ cấy được sử dụng?: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 23-07-2023
Đông lạnh ống sinh tinh bằng thiết bị cryopiece - Ngày đăng: 23-07-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK