Tin tức
on Thursday 07-09-2023 10:48am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Dự trữ buồng trứng được xác định bằng số lượng và chất lượng của nang noãn nguyên thủy. Dự trữ buồng trứng kém (Poor ovarian reserve – POR) cho thấy số lượng nang noãn trong buồng trứng giảm. POR là một nguyên nhân gây vô sinh và nó gây đáp ứng buồng trứng kém dẫn đến giảm tỷ lệ mang thai. POR được mô tả ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có đáp ứng kém với quá trình kích thích buồng trứng (Ovulation induction – OI) hoặc khả năng sinh sản bị giảm so với phụ nữ ở cùng độ tuổi. Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), biết được dự trữ buồng trứng để dự đoán đáp ứng trước khi người phụ nữ thực hiện kích thích buồng trứng có kiểm soát.
Các nghiên cứu đã chứng mình dự trữ buồng trứng giảm khi độ tuổi càng cao. Đo nồng độ Anti-Mullerian hormone (AMH) là một xét nghiệm được sử dụng phổ biến để đánh giá dự trữ buồng trứng và được khuyến nghị cho phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ <35 tuổi được phát hiện có dự trữ buồng trứng thấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cần xác định các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ trẻ để điều trị trước khi bắt đầu kích thích buồng trứng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến dự trữ buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ vô sinh.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2021. Nghiên cứu bao gồm phụ nữ hiếm muộn từ 21 tuổi đến nhỏ hơn 35 tuổi và có yếu tố nam bình thường. Tiêu chí loại trừ: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS) và các bất thường về phát triển buồng trứng. Kết quả nghiên cứu là dự trữ buồng trứng kém được xác định bởi AMH huyết thanh (dưới 1ng/ml). Ngoài ra, các yếu tố rủi ro như tuổi, các bệnh lý, bệnh lý phụ khoa, tiền sử kích thích buồng trứng lặp lại nhiều lần (ROI) cũng được đánh giá.
Kết quả: Phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém (POR) chiếm 40% (66/166), trong đó phụ nữ từ 31 – 35 tuổi có POR tăng đáng kể.
Các yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến POR gồm: trên 35 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, lạc nội mạc tử cung, cắt bỏ buồng trứng hoặc điều trị bằng thuốc gây độc tuyến sinh dục. Ngoài ra, béo phì, suy giáp, tiểu sử nhiều chu kỳ OI cũng là các yếu tố ảnh hưởng nhưng cần nghiên cứu thêm.
Tuổi: Các nghiên cứu chỉ ra rằng dưới 35 tuổi cũng có thể bị suy giảm nhanh dự trữ buồng trứng. Độ tuổi trung bình của phụ nữ POR là 32 tuổi cả trong nghiên cứu của Pereira (2016) và Fatima (2020). Trong nghiên cứu này, phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém có độ tuổi trung bình là 31 tuổi.
Béo phì: Có nhiều kết quả trái ngược về ảnh hưởng của BMI đến các dấu ấn dự trữ buồng trứng. Béo phì có thể gây chết theo chương trình các tế bào hạt và làm giảm nồng độ AMH. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp của Moslehi và cộng sự (2018) cho thấy AMH ở người béo phì thấp hơn đáng kể so với phụ nữ bình thường và AMH có tương quan nghịch với BMI. Tuy nhiên, trong nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa béo phì và dự trữ buồng trứng kém.
Suy giúp: TSH và FSH tác động trong kích thích tăng sinh tế bào hạt. Nghiên cứu cho thấy 32 phụ nữ bị suy giáp có 18 trường hợp POR khác biệt đáng kể so với phụ nữ bình thường (p=0,034). Các nghiên cứu đoàn hệ lớn trước đây cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, Polyzos và cộng sự (2015) cũng như Rao và cộng sự (2020) ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ suy giáp rõ ràng ở cả hai nhóm. Cần các nghiên cứu lớn hơn để đánh giá được tác động của suy giáp với dự trữ buồng trứng.
Lạc nội mạc tử cung: Trong nghiên cứu, 46% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lạc nội mạc tử cung, 48,5% số đó có dự trữ buồng trứng kém. Lạc nội mạc tử cung là một yếu tố nguy cơ mạnh dẫn đến POR. Các nghiên cứu khác ghi nhận tỷ lệ phần trăm AMH giảm nhiều hơn đáng kể ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung.
Kích thích buồng trứng: Bệnh nhân trải qua ≥3 chu kỳ OI chiếm 92,4% có POR so với phụ nữ chưa bao giờ hoặc <3 chu kỳ OI. Ebbiary và cộng sự (1995) kết luận rằng phụ nữ trải qua 3 – 6 chu kỳ OI có đáp ứng của buồng trứng tương tự nhóm đối chứng. Do đó, kích thích buồng trứng lặp lại nhiều lần có khả năng là yếu tố gây nhiễu cho POR hơn là yếu tố nguyên nhân.
Hạn chế lớn của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, vì vậy số lượng phụ nữ trong từng nhóm cụ thể (cắt bỏ ống dẫn trứng, hóa trị, cắt bỏ u xơ, …) đều thấp. Bên cạnh đó, chi tiết hồ sơ phẫu thuật của phụ nữ lạc nội mạc tử cung và nguyên nhân di truyền dự trữ buồng trứng ở phụ nữ trẻ chưa được nghiên cứu.
Kết luận: Dự trữ buồng trứng kém gặp ở 39,7% phụ nữ vô sinh <35 tuổi. Trong đó, lạc nội mạc tử cung là nguy cơ lớn nhất dẫn đến dự trữ buồng trứng kém. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đáng kể là suy giáp và tiền sử kích thích buồng trứng. Do đó, cùng với các yếu tố rủi ro đã được xác định, những phụ nữ này nên thực hiện xét nghiệm AMH bất kể tuổi tác.
Nguồn: Hazarika, S., Dasari, P., Chanu, S. M., & Basu, S. (2023). Factors Associated with Poor Ovarian Reserve in Young Infertile Women: A Hospital-based Cohort Study. Journal of human reproductive sciences, 16(2), 140–147.
Dự trữ buồng trứng được xác định bằng số lượng và chất lượng của nang noãn nguyên thủy. Dự trữ buồng trứng kém (Poor ovarian reserve – POR) cho thấy số lượng nang noãn trong buồng trứng giảm. POR là một nguyên nhân gây vô sinh và nó gây đáp ứng buồng trứng kém dẫn đến giảm tỷ lệ mang thai. POR được mô tả ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có đáp ứng kém với quá trình kích thích buồng trứng (Ovulation induction – OI) hoặc khả năng sinh sản bị giảm so với phụ nữ ở cùng độ tuổi. Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), biết được dự trữ buồng trứng để dự đoán đáp ứng trước khi người phụ nữ thực hiện kích thích buồng trứng có kiểm soát.
Các nghiên cứu đã chứng mình dự trữ buồng trứng giảm khi độ tuổi càng cao. Đo nồng độ Anti-Mullerian hormone (AMH) là một xét nghiệm được sử dụng phổ biến để đánh giá dự trữ buồng trứng và được khuyến nghị cho phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ <35 tuổi được phát hiện có dự trữ buồng trứng thấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cần xác định các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ trẻ để điều trị trước khi bắt đầu kích thích buồng trứng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến dự trữ buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ vô sinh.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2021. Nghiên cứu bao gồm phụ nữ hiếm muộn từ 21 tuổi đến nhỏ hơn 35 tuổi và có yếu tố nam bình thường. Tiêu chí loại trừ: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang (PCOS) và các bất thường về phát triển buồng trứng. Kết quả nghiên cứu là dự trữ buồng trứng kém được xác định bởi AMH huyết thanh (dưới 1ng/ml). Ngoài ra, các yếu tố rủi ro như tuổi, các bệnh lý, bệnh lý phụ khoa, tiền sử kích thích buồng trứng lặp lại nhiều lần (ROI) cũng được đánh giá.
Kết quả: Phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém (POR) chiếm 40% (66/166), trong đó phụ nữ từ 31 – 35 tuổi có POR tăng đáng kể.
- Phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém bị thừa cân chiếm 33% so với nhóm bình thường là 23%.
- Có sự khác biệt đáng kể giữa những người phụ nữ kích thích buồng trứng ≥3 chu kỳ so với những người trải qua <3 chu kỳ kích trứng (p < 0,05).
- Phụ nữ POR có bệnh lý kèm theo (70%) cao hơn so với phụ nữ bình thường (30%). Các bệnh lý phổ biến là suy giáp, rối loạn dung nạp glucose và bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Các bệnh lý phụ khoa tìm thấy ở 86% phụ nữ POR và 45% phụ nữ bình thường. Bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Phụ nữ lạc nội mạc tử cung có tỷ lệ dự trữ buồng trứng kém cao hơn 5,78 lần so với phụ nữ không bị lạc nội mạc tử cung (KTC 95%: 2,75 – 12,15) (p<0,001).
Các yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến POR gồm: trên 35 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, lạc nội mạc tử cung, cắt bỏ buồng trứng hoặc điều trị bằng thuốc gây độc tuyến sinh dục. Ngoài ra, béo phì, suy giáp, tiểu sử nhiều chu kỳ OI cũng là các yếu tố ảnh hưởng nhưng cần nghiên cứu thêm.
Tuổi: Các nghiên cứu chỉ ra rằng dưới 35 tuổi cũng có thể bị suy giảm nhanh dự trữ buồng trứng. Độ tuổi trung bình của phụ nữ POR là 32 tuổi cả trong nghiên cứu của Pereira (2016) và Fatima (2020). Trong nghiên cứu này, phụ nữ có dự trữ buồng trứng kém có độ tuổi trung bình là 31 tuổi.
Béo phì: Có nhiều kết quả trái ngược về ảnh hưởng của BMI đến các dấu ấn dự trữ buồng trứng. Béo phì có thể gây chết theo chương trình các tế bào hạt và làm giảm nồng độ AMH. Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp của Moslehi và cộng sự (2018) cho thấy AMH ở người béo phì thấp hơn đáng kể so với phụ nữ bình thường và AMH có tương quan nghịch với BMI. Tuy nhiên, trong nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa béo phì và dự trữ buồng trứng kém.
Suy giúp: TSH và FSH tác động trong kích thích tăng sinh tế bào hạt. Nghiên cứu cho thấy 32 phụ nữ bị suy giáp có 18 trường hợp POR khác biệt đáng kể so với phụ nữ bình thường (p=0,034). Các nghiên cứu đoàn hệ lớn trước đây cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, Polyzos và cộng sự (2015) cũng như Rao và cộng sự (2020) ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ suy giáp rõ ràng ở cả hai nhóm. Cần các nghiên cứu lớn hơn để đánh giá được tác động của suy giáp với dự trữ buồng trứng.
Lạc nội mạc tử cung: Trong nghiên cứu, 46% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lạc nội mạc tử cung, 48,5% số đó có dự trữ buồng trứng kém. Lạc nội mạc tử cung là một yếu tố nguy cơ mạnh dẫn đến POR. Các nghiên cứu khác ghi nhận tỷ lệ phần trăm AMH giảm nhiều hơn đáng kể ở phụ nữ lạc nội mạc tử cung.
Kích thích buồng trứng: Bệnh nhân trải qua ≥3 chu kỳ OI chiếm 92,4% có POR so với phụ nữ chưa bao giờ hoặc <3 chu kỳ OI. Ebbiary và cộng sự (1995) kết luận rằng phụ nữ trải qua 3 – 6 chu kỳ OI có đáp ứng của buồng trứng tương tự nhóm đối chứng. Do đó, kích thích buồng trứng lặp lại nhiều lần có khả năng là yếu tố gây nhiễu cho POR hơn là yếu tố nguyên nhân.
Hạn chế lớn của nghiên cứu là cỡ mẫu nhỏ, vì vậy số lượng phụ nữ trong từng nhóm cụ thể (cắt bỏ ống dẫn trứng, hóa trị, cắt bỏ u xơ, …) đều thấp. Bên cạnh đó, chi tiết hồ sơ phẫu thuật của phụ nữ lạc nội mạc tử cung và nguyên nhân di truyền dự trữ buồng trứng ở phụ nữ trẻ chưa được nghiên cứu.
Kết luận: Dự trữ buồng trứng kém gặp ở 39,7% phụ nữ vô sinh <35 tuổi. Trong đó, lạc nội mạc tử cung là nguy cơ lớn nhất dẫn đến dự trữ buồng trứng kém. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đáng kể là suy giáp và tiền sử kích thích buồng trứng. Do đó, cùng với các yếu tố rủi ro đã được xác định, những phụ nữ này nên thực hiện xét nghiệm AMH bất kể tuổi tác.
Nguồn: Hazarika, S., Dasari, P., Chanu, S. M., & Basu, S. (2023). Factors Associated with Poor Ovarian Reserve in Young Infertile Women: A Hospital-based Cohort Study. Journal of human reproductive sciences, 16(2), 140–147.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE trong vô tinh không tắc nghẽn: một nghiên cứu đoàn hệ từ một trung tâm - Ngày đăng: 18-08-2023
Tỷ lệ sinh sống của trữ noãn tích luỹ ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Kết quả của trữ noãn xã hội: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Tác động của Duloxetine đối với khả năng sinh sản của nam giới: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 16-08-2023
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội Ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2023
Khởi phát trưởng thành noãn với hCG, GnRHa hay dual trigger? Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng đo bằng SCD ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái, tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi nang trong điều trị ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự thiếu hụt ACROSIN và thất bại thụ tinh hoàn toàn ở người - Ngày đăng: 07-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK