Tin tức
on Friday 18-08-2023 2:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Hồ Khánh Duyên
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật giúp bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn (NOA) có thể có con từ chính bản thân họ. Phương pháp thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) hoặc thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (micro-TESE) là hai thủ thuật được ưu tiên sử dụng cho nhóm bệnh nhân này. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã cho thấy tỷ lệ thu hồi tinh trùng từ phẫu thuật khoảng 50% ở bệnh nhân NOA và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) có thể lên tới 28% trong chu kỳ ICSI. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều phương pháp để cải thiện tỷ lệ thu hồi tinh trùng (SRR) ngoài việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng phẫu thuật của bác sĩ phẫu thuật. Cho đến nay, liệu pháp điều trị nội tiết trước phẫu thuật có thể cải thiện SRR hiệu quả hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhiều bằng chứng cho thấy, điều trị bằng gonadotropin có thể làm tăng nồng độ testosterone trong tinh hoàn và điều này rất quan trọng để kích thích quá trình sinh tinh. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá liệu phương pháp điều trị nội tiết bằng gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE có thể cải thiện khả năng thu nhận tinh trùng và ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở nhóm bệnh nhân NOA thiểu năng sinh dục hay không?
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2019 tại Trung Quốc, tổng cộng có 569 nam giới vô tinh không tắc nghẽn tham gia nghiên cứu. Trong đó, nhóm đối chứng gồm 174 bệnh nhân không điều trị gonadotropin trước phẫu thuật và nhóm nghiên cứu gồm 395 bệnh nhân được điều trị bằng gonadotropin trong 3 tháng trước khi phẫu thuật. Những bệnh nhân này được tiêm bắp hCG 2000 IU 2 ngày 1 lần trong tháng đầu tiên. Phác đồ điều trị dựa theo sự thay đổi nồng độ FSH huyết thanh của bệnh nhân. Nếu nồng độ FSH huyết thanh nằm ngoài giới hạn bình thường (0,7 u/L đến 11,1 u/L), bệnh nhân sẽ tiếp tục được tiêm hCG thêm một tháng trước khi thực hiện micro-TESE. Nếu nồng độ FSH huyết thanh nằm trong phạm vi bình thường, bệnh nhân sẽ được tiêm xen kẽ 150IU uFSH và hCG cứ sau 2 ngày và xét nghiệm hormone sinh dục mỗi tháng trong 2 tháng trước khi micro-TESE. 3 tháng sau khi điều trị gonadotropin tất cả bệnh nhân NOA được đánh giá lại bằng tinh dịch đồ.
Kết quả tinh dịch đồ cho thấy có 27 bệnh nhân tìm thấy tinh trùng trong nhóm điều trị gonadotropin trước phẫu thuật (6,8%, 27/395), 149/542 bệnh nhân thực hiện micro-TESE thu nhận đủ tinh trùng cho ICSI (27,5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian vô sinh, BMI, thể tích tinh hoàn hai bên và nồng độ hormone giới tính trong huyết thanh ngoại trừ PRL giữa nhóm điều trị gonadotropin và nhóm không điều trị gonadotropin. Điều trị bằng hCG hoặc kết hợp với uFSH làm tăng nồng độ testosterone huyết thanh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về SRR giữa nhóm điều trị gonadotropin trước phẫu thuật (31,2%, 115/368 bệnh nhân) và nhóm không điều trị gonadotropin (19,5%, 34/174 bệnh nhân). Không có sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống hoặc tỷ lệ sẩy thai được quan sát thấy giữa hai nhóm. Kết quả cho thấy việc áp dụng điều trị gonadotropin trước phẫu thuật dẫn đến kết quả thu hồi tinh trùng tốt hơn. Đặc biệt, bệnh nhân có tỷ lệ thu nhận tinh trùng thành công cao hơn sau khi dùng liệu pháp gonadotropin trong phân nhóm trẻ tuổi (< 35 tuổi), thời gian vô sinh dài hơn (> 3 năm), BMI cao hơn (> 24 kg / m2), thể tích tinh hoàn lớn hơn (> 6 mL). Sau khi thực hiện ICSI, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tỷ lệ thụ tinh 2PN, tỷ lệ phôi ngày 3, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ β-hCG, tỷ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống và tỷ lệ sẩy thai.
Tóm lại, liệu pháp gonadotropin trước phẫu thuật dường như có vai trò trong việc cải thiện SRR ở bệnh nhân NOA thiểu năng sinh dục mà không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng ICSI và trẻ sinh sống.
Nguồn: Peng T, Liao C, Ye X, Chen Z, Lan Y, Fu X, An G. Gonadotropins treatment prior to microdissection testicular sperm extraction in non-obstructive azoospermia: a single-center cohort study. Reprod Biol Endocrinol. 2022 Apr 1;20(1):61. doi: 10.1186/s12958-022-00934-1. PMID: 35365173; PMCID: PMC8973804.
Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Phẫu thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là kỹ thuật giúp bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn (NOA) có thể có con từ chính bản thân họ. Phương pháp thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) hoặc thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (micro-TESE) là hai thủ thuật được ưu tiên sử dụng cho nhóm bệnh nhân này. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã cho thấy tỷ lệ thu hồi tinh trùng từ phẫu thuật khoảng 50% ở bệnh nhân NOA và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) có thể lên tới 28% trong chu kỳ ICSI. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều phương pháp để cải thiện tỷ lệ thu hồi tinh trùng (SRR) ngoài việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng phẫu thuật của bác sĩ phẫu thuật. Cho đến nay, liệu pháp điều trị nội tiết trước phẫu thuật có thể cải thiện SRR hiệu quả hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhiều bằng chứng cho thấy, điều trị bằng gonadotropin có thể làm tăng nồng độ testosterone trong tinh hoàn và điều này rất quan trọng để kích thích quá trình sinh tinh. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá liệu phương pháp điều trị nội tiết bằng gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE có thể cải thiện khả năng thu nhận tinh trùng và ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở nhóm bệnh nhân NOA thiểu năng sinh dục hay không?
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2019 tại Trung Quốc, tổng cộng có 569 nam giới vô tinh không tắc nghẽn tham gia nghiên cứu. Trong đó, nhóm đối chứng gồm 174 bệnh nhân không điều trị gonadotropin trước phẫu thuật và nhóm nghiên cứu gồm 395 bệnh nhân được điều trị bằng gonadotropin trong 3 tháng trước khi phẫu thuật. Những bệnh nhân này được tiêm bắp hCG 2000 IU 2 ngày 1 lần trong tháng đầu tiên. Phác đồ điều trị dựa theo sự thay đổi nồng độ FSH huyết thanh của bệnh nhân. Nếu nồng độ FSH huyết thanh nằm ngoài giới hạn bình thường (0,7 u/L đến 11,1 u/L), bệnh nhân sẽ tiếp tục được tiêm hCG thêm một tháng trước khi thực hiện micro-TESE. Nếu nồng độ FSH huyết thanh nằm trong phạm vi bình thường, bệnh nhân sẽ được tiêm xen kẽ 150IU uFSH và hCG cứ sau 2 ngày và xét nghiệm hormone sinh dục mỗi tháng trong 2 tháng trước khi micro-TESE. 3 tháng sau khi điều trị gonadotropin tất cả bệnh nhân NOA được đánh giá lại bằng tinh dịch đồ.
Kết quả tinh dịch đồ cho thấy có 27 bệnh nhân tìm thấy tinh trùng trong nhóm điều trị gonadotropin trước phẫu thuật (6,8%, 27/395), 149/542 bệnh nhân thực hiện micro-TESE thu nhận đủ tinh trùng cho ICSI (27,5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian vô sinh, BMI, thể tích tinh hoàn hai bên và nồng độ hormone giới tính trong huyết thanh ngoại trừ PRL giữa nhóm điều trị gonadotropin và nhóm không điều trị gonadotropin. Điều trị bằng hCG hoặc kết hợp với uFSH làm tăng nồng độ testosterone huyết thanh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về SRR giữa nhóm điều trị gonadotropin trước phẫu thuật (31,2%, 115/368 bệnh nhân) và nhóm không điều trị gonadotropin (19,5%, 34/174 bệnh nhân). Không có sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ trẻ sinh sống hoặc tỷ lệ sẩy thai được quan sát thấy giữa hai nhóm. Kết quả cho thấy việc áp dụng điều trị gonadotropin trước phẫu thuật dẫn đến kết quả thu hồi tinh trùng tốt hơn. Đặc biệt, bệnh nhân có tỷ lệ thu nhận tinh trùng thành công cao hơn sau khi dùng liệu pháp gonadotropin trong phân nhóm trẻ tuổi (< 35 tuổi), thời gian vô sinh dài hơn (> 3 năm), BMI cao hơn (> 24 kg / m2), thể tích tinh hoàn lớn hơn (> 6 mL). Sau khi thực hiện ICSI, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tỷ lệ thụ tinh 2PN, tỷ lệ phôi ngày 3, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ β-hCG, tỷ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống và tỷ lệ sẩy thai.
Tóm lại, liệu pháp gonadotropin trước phẫu thuật dường như có vai trò trong việc cải thiện SRR ở bệnh nhân NOA thiểu năng sinh dục mà không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng ICSI và trẻ sinh sống.
Nguồn: Peng T, Liao C, Ye X, Chen Z, Lan Y, Fu X, An G. Gonadotropins treatment prior to microdissection testicular sperm extraction in non-obstructive azoospermia: a single-center cohort study. Reprod Biol Endocrinol. 2022 Apr 1;20(1):61. doi: 10.1186/s12958-022-00934-1. PMID: 35365173; PMCID: PMC8973804.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ sinh sống của trữ noãn tích luỹ ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Kết quả của trữ noãn xã hội: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Tác động của Duloxetine đối với khả năng sinh sản của nam giới: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 16-08-2023
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội Ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2023
Khởi phát trưởng thành noãn với hCG, GnRHa hay dual trigger? Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng đo bằng SCD ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái, tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi nang trong điều trị ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự thiếu hụt ACROSIN và thất bại thụ tinh hoàn toàn ở người - Ngày đăng: 07-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK