Tin tức
on Wednesday 16-08-2023 3:56pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Liên Mỹ Dinh – IVFMDSIH – Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Giới thiệu
Hiện nay, theo ghi nhận có khoảng 5,5% nam giới trẻ trong độ tuổi 18 đến 39 từ năm 2015–2018 sử dụng thuốc chống trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ mới chứng tỏ thuốc chống trầm cảm thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, còn nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác cũng cần được nghiên cứu. Một trong số đó là duloxetine - loại thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI).
Tác động tiêu cực của SSRI đối với khả năng sinh sản của nam giới bao gồm giảm đáng kể chất lượng tinh trùng và khả năng sản xuất testosterone. Cơ chế sinh lý chính xác về tác động của SSRI đối với khả năng sinh sản của nam giới chưa được đánh giá trực tiếp, nhưng theo quan sát cho thấy tổn thương DNA của tinh trùng bởi SSRI xảy ra do hậu quả của sự thay đổi trong quá trình vận chuyển tinh trùng. Hoặc tác động diệt tinh trùng trực tiếp thông qua việc gắn thuốc với các nhóm sulfhydryl trên tinh trùng trưởng thành.
Năm 2018, Bandegi và cộng sự đã công bố nghiên cứu duy nhất trên chuột về tác động của SNRI đối với khả năng sinh sản của nam giới. Trong nghiên cứu này, chuột được cho uống venlafaxine (thuộc nhóm SNRI) có hoặc không có vitamin C và được so sánh với nhóm chứng. Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng SNRI có hình thái tinh trùng tốt hơn.
Thuốc SSRI và SNRI đều có hiệu quả trong điều trị đa dạng các chứng rối loạn tâm lý và rối loạn đau. Ngoài ra, cả SSRI và SNRI đều được dung nạp tương đối tốt, mặc dù một số tác dụng phụ liên quan đến SNRI là sự thay đổi nồng độ norepinephrine ở những người sử dụng thuốc.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của duloxetine lên sức khỏe sinh sản của nam giới thông qua thông số về tinh dịch, sự phân mảnh DNA của tinh trùng và nồng độ hormone trong huyết thanh.
Phương pháp
Các mẫu tinh dịch và máu của người tham gia được thu thập ở tổng cộng năm mốc thời gian: điều tra ban đầu, tuần 2 (khi điều trị), tuần 6 (khi kết thúc điều trị), tuần 8 (ngừng điều trị) và tuần 10 (hoàn thành nghiên cứu). Tại mỗi mốc thời gian, những người tham gia sẽ được xét nghiệm tinh dịch đồ theo WHO 2010, đánh giá về tính toàn vẹn DNA bằng TUNEL (terminal deoxynucleotidyl transferase dUTP nick-end labeling); và đánh giá nội tiết tố trong máu bao gồm LH, FSH, testosterone và estradiol, prolactin (PRL).
Kết quả
Tổng cộng có 68 nam giới đủ điều kiện nhận vào nghiên cứu trong số 77 người đăng ký ở giai đoạn 2016–2018. Không có sự khác biệt về độ tuổi, dân tộc, số con cái và hoạt động hoặc chức năng tình dục giữa các nhóm điều trị bằng giả dược và duloxetine.
Tính toàn vẹn DNA tinh trùng: Khi so sánh số lượng nam giới có chỉ số phân mảnh >25% thì không có sự khác biệt giữa nhóm duloxetine và nhóm giả dược ở cả lúc trước, trong và sau điều trị (0 so với 0, p = 1,00; 5 so với 1, p = 0,09; và 2 so với 1, p = 0,56; tương ứng). Ngoài ra, không có sự khác biệt về chỉ số phân mảnh DNA trung bình giữa nhóm giả dược và nhóm điều trị ở cả lúc trước, trong và sau điều trị [Tuần 0: 6,8% (IQR 3,7–9,3) so với 6,2% (IQR 4,5–9,0), p = 0,97; Tuần 2: 6,1 (IQR 3,4–11,7) so với 7,7% (IQR 3,8–9,5), p = 0,60; Tuần 6: 6,4% (IQR 2,7–10,6) so với 6,2% (IQR 4,2–14,7), p = 0,40; Tuần 8: 5,0% (IQR 3,8–11,3) so với 5,3% (IQR 3,0–8,4), p=0,40; Tuần 10: 5,2% (IQR 3,7–12,7) so với 9,5% (IQR 3,2–9,7), p = 0,19].
Xét về nồng độ hormone trong huyết thanh: Không có sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng về nồng độ testosterone ở cả hai nhóm tại bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu. Testosterone giảm thoáng qua đáng kể hơn so với ban đầu đã được ghi nhận trong quá trình điều trị ở tuần thứ 2 (−2,2 ng/dL đối với giả dược so với −28,1 ng/dL đối với duloxetine, p = 0,02). Nồng độ estradiol cao hơn đối với những người đang điều trị ở tuần thứ 8 (57,8 ± 30,0 pg/ml đối với duloxetine so với 43,9 ± 24,3 pg/ml đối với giả dược, p=0,04). Nồng độ LH, FSH và PRL tương tự nhau giữa các nhóm trong các tuần. Khi so sánh hormone huyết thanh với thời điểm ban đầu, estradiol cao hơn khi điều trị bằng duloxetine sau 8 tuần (−9,47 pg/ml đối với giả dược so với 4,60 pg/ml đối với duloxetine, p=0,05). Không có sự khác biệt nào khác được quan sát đối với testosterone, estradiol, LH, FSH hoặc PRL tại bất kỳ thời điểm nào khác.
Về thông số tinh dịch đồ: Không có sự khác biệt về các thông số tinh dịch giữa các nhóm trong các thời điểm.
Kết luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên được biết đến trên người để đánh giá tác dụng phụ của SNRI (duloxetine) đối với khả năng sinh sản của nam giới. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt liên quan đến lâm sàng trong quá trình điều trị bằng duloxetine so với giả dược ở tất cả các mốc thời gian được đánh giá về tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, chất lượng tinh dịch và nồng độ hormone huyết thanh (estradiol, LH, FSH, PRL). Mặc dù sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ testosterone trong huyết thanh so với ban đầu đã được quan sát thấy ở tuần thứ 2 cũng như nồng độ estradiol ở tuần thứ 8, nhưng những thay đổi này dường như không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Việc không có sự thay đổi liên tục về testosterone sau 6 tuần (vẫn đang trong quá trình điều trị) cho thấy thêm rằng duloxetine không có tác dụng phụ đáng kể đối với việc sản xuất testosterone. Đối với nam giới sử dụng thuốc SSRI quan tâm đến khả năng sinh sản và có tính toàn vẹn DNA của tinh trùng bất thường, việc thay đổi thuốc thành SNRI có thể được xem xét để duy trì khả năng sinh sản.
Nguồn: Punjani, N., Kang, C., Flannigan, R., Bach, P., Altemus, M., Kocsis, J. H., Wu, A., Pierce, H., & Schlegel, P. N. (2021). Impact of duloxetine on male fertility: A randomised controlled clinical trial. Andrologia, 53(10), e14207. https://doi.org/10.1111/and.14207
Giới thiệu
Hiện nay, theo ghi nhận có khoảng 5,5% nam giới trẻ trong độ tuổi 18 đến 39 từ năm 2015–2018 sử dụng thuốc chống trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ mới chứng tỏ thuốc chống trầm cảm thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, còn nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác cũng cần được nghiên cứu. Một trong số đó là duloxetine - loại thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI).
Tác động tiêu cực của SSRI đối với khả năng sinh sản của nam giới bao gồm giảm đáng kể chất lượng tinh trùng và khả năng sản xuất testosterone. Cơ chế sinh lý chính xác về tác động của SSRI đối với khả năng sinh sản của nam giới chưa được đánh giá trực tiếp, nhưng theo quan sát cho thấy tổn thương DNA của tinh trùng bởi SSRI xảy ra do hậu quả của sự thay đổi trong quá trình vận chuyển tinh trùng. Hoặc tác động diệt tinh trùng trực tiếp thông qua việc gắn thuốc với các nhóm sulfhydryl trên tinh trùng trưởng thành.
Năm 2018, Bandegi và cộng sự đã công bố nghiên cứu duy nhất trên chuột về tác động của SNRI đối với khả năng sinh sản của nam giới. Trong nghiên cứu này, chuột được cho uống venlafaxine (thuộc nhóm SNRI) có hoặc không có vitamin C và được so sánh với nhóm chứng. Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng SNRI có hình thái tinh trùng tốt hơn.
Thuốc SSRI và SNRI đều có hiệu quả trong điều trị đa dạng các chứng rối loạn tâm lý và rối loạn đau. Ngoài ra, cả SSRI và SNRI đều được dung nạp tương đối tốt, mặc dù một số tác dụng phụ liên quan đến SNRI là sự thay đổi nồng độ norepinephrine ở những người sử dụng thuốc.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của duloxetine lên sức khỏe sinh sản của nam giới thông qua thông số về tinh dịch, sự phân mảnh DNA của tinh trùng và nồng độ hormone trong huyết thanh.
Phương pháp
- Người tham gia
- Thiết kế thí nghiệm
Các mẫu tinh dịch và máu của người tham gia được thu thập ở tổng cộng năm mốc thời gian: điều tra ban đầu, tuần 2 (khi điều trị), tuần 6 (khi kết thúc điều trị), tuần 8 (ngừng điều trị) và tuần 10 (hoàn thành nghiên cứu). Tại mỗi mốc thời gian, những người tham gia sẽ được xét nghiệm tinh dịch đồ theo WHO 2010, đánh giá về tính toàn vẹn DNA bằng TUNEL (terminal deoxynucleotidyl transferase dUTP nick-end labeling); và đánh giá nội tiết tố trong máu bao gồm LH, FSH, testosterone và estradiol, prolactin (PRL).
Kết quả
Tổng cộng có 68 nam giới đủ điều kiện nhận vào nghiên cứu trong số 77 người đăng ký ở giai đoạn 2016–2018. Không có sự khác biệt về độ tuổi, dân tộc, số con cái và hoạt động hoặc chức năng tình dục giữa các nhóm điều trị bằng giả dược và duloxetine.
Tính toàn vẹn DNA tinh trùng: Khi so sánh số lượng nam giới có chỉ số phân mảnh >25% thì không có sự khác biệt giữa nhóm duloxetine và nhóm giả dược ở cả lúc trước, trong và sau điều trị (0 so với 0, p = 1,00; 5 so với 1, p = 0,09; và 2 so với 1, p = 0,56; tương ứng). Ngoài ra, không có sự khác biệt về chỉ số phân mảnh DNA trung bình giữa nhóm giả dược và nhóm điều trị ở cả lúc trước, trong và sau điều trị [Tuần 0: 6,8% (IQR 3,7–9,3) so với 6,2% (IQR 4,5–9,0), p = 0,97; Tuần 2: 6,1 (IQR 3,4–11,7) so với 7,7% (IQR 3,8–9,5), p = 0,60; Tuần 6: 6,4% (IQR 2,7–10,6) so với 6,2% (IQR 4,2–14,7), p = 0,40; Tuần 8: 5,0% (IQR 3,8–11,3) so với 5,3% (IQR 3,0–8,4), p=0,40; Tuần 10: 5,2% (IQR 3,7–12,7) so với 9,5% (IQR 3,2–9,7), p = 0,19].
Xét về nồng độ hormone trong huyết thanh: Không có sự khác biệt có ý nghĩa lâm sàng về nồng độ testosterone ở cả hai nhóm tại bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu. Testosterone giảm thoáng qua đáng kể hơn so với ban đầu đã được ghi nhận trong quá trình điều trị ở tuần thứ 2 (−2,2 ng/dL đối với giả dược so với −28,1 ng/dL đối với duloxetine, p = 0,02). Nồng độ estradiol cao hơn đối với những người đang điều trị ở tuần thứ 8 (57,8 ± 30,0 pg/ml đối với duloxetine so với 43,9 ± 24,3 pg/ml đối với giả dược, p=0,04). Nồng độ LH, FSH và PRL tương tự nhau giữa các nhóm trong các tuần. Khi so sánh hormone huyết thanh với thời điểm ban đầu, estradiol cao hơn khi điều trị bằng duloxetine sau 8 tuần (−9,47 pg/ml đối với giả dược so với 4,60 pg/ml đối với duloxetine, p=0,05). Không có sự khác biệt nào khác được quan sát đối với testosterone, estradiol, LH, FSH hoặc PRL tại bất kỳ thời điểm nào khác.
Về thông số tinh dịch đồ: Không có sự khác biệt về các thông số tinh dịch giữa các nhóm trong các thời điểm.
Kết luận
Đây là nghiên cứu đầu tiên được biết đến trên người để đánh giá tác dụng phụ của SNRI (duloxetine) đối với khả năng sinh sản của nam giới. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt liên quan đến lâm sàng trong quá trình điều trị bằng duloxetine so với giả dược ở tất cả các mốc thời gian được đánh giá về tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, chất lượng tinh dịch và nồng độ hormone huyết thanh (estradiol, LH, FSH, PRL). Mặc dù sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ testosterone trong huyết thanh so với ban đầu đã được quan sát thấy ở tuần thứ 2 cũng như nồng độ estradiol ở tuần thứ 8, nhưng những thay đổi này dường như không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Việc không có sự thay đổi liên tục về testosterone sau 6 tuần (vẫn đang trong quá trình điều trị) cho thấy thêm rằng duloxetine không có tác dụng phụ đáng kể đối với việc sản xuất testosterone. Đối với nam giới sử dụng thuốc SSRI quan tâm đến khả năng sinh sản và có tính toàn vẹn DNA của tinh trùng bất thường, việc thay đổi thuốc thành SNRI có thể được xem xét để duy trì khả năng sinh sản.
Nguồn: Punjani, N., Kang, C., Flannigan, R., Bach, P., Altemus, M., Kocsis, J. H., Wu, A., Pierce, H., & Schlegel, P. N. (2021). Impact of duloxetine on male fertility: A randomised controlled clinical trial. Andrologia, 53(10), e14207. https://doi.org/10.1111/and.14207
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội Ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2023
Khởi phát trưởng thành noãn với hCG, GnRHa hay dual trigger? Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự phân mảnh DNA của tinh trùng đo bằng SCD ảnh hưởng đến các thông số động học hình thái, tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi nang trong điều trị ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Hội chứng tinh trùng đầu kim ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thông số tinh dịch - Ngày đăng: 08-08-2023
Sự thiếu hụt ACROSIN và thất bại thụ tinh hoàn toàn ở người - Ngày đăng: 07-08-2023
So sánh ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy chuyển tiếp và môi trường nuôi cấy đơn bước trong các chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Phân lập tinh trùng bằng Felix™ vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ trong việc chọn lọc các tinh trùng có phân mảnh DNA thấp - Ngày đăng: 07-08-2023
Ảnh hưởng của các chất rối loạn nội tiết (EDC) đến chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 07-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK