Tin tức
on Thursday 07-09-2023 11:00am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Chiến lược nuôi phôi dài ngày đang ngày càng phổ biến nhờ sự phát triển của hệ thống tủ cấy và môi trường nuôi phôi. Năm 2012, Hard Arson và cộng sự đã báo cáo trường hợp mang thai đầu tiên do chuyển phôi nang. Nhiều báo cáo đã chứng minh tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống cao hơn sau khi chuyển phôi nang. Sự đồng bộ nội mạc tử cung và phôi cũng được chứng minh cao hơn ở giai đoạn phôi nang so với giai đoạn phôi phân chia.
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng phôi như công nghệ Timelapse, xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT), phương pháp sàng lọc di truyền không xâm lấn (non-invasive PGT – niPGT) hay các công nghệ Omics. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng phôi dựa trên tiêu chuẩn hình thái vẫn được sử dụng phổ biến nhờ sự đơn giản, chi phí thấp nhưng vẫn tiên lượng được tiềm năng phát triển của phôi. Phôi nang được đánh giá thông qua ba yếu tố (i) sự nở rộng của khoang phôi (ii) hình thái của ICM (inner cell mass) và (iii) TE (trophectoderm). Hình thái của phôi nang có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hình thái ICM tiên lượng tốt hơn cho khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy TE giúp dự đoán tốt hơn về tỷ lệ làm tổ, sẩy thai và thai lâm sàng so với ICM.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mối tương quan giữa đặc điểm hình thái của phôi nang, sự đóng góp của ICM và TE với kết quả thai kỳ trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm trên nhóm bệnh nhân chuyển phôi trữ đơn phôi hoặc hai phôi từ tháng 10-2020 đến tháng 09-2021. Tiêu chuẩn nhận: Bệnh nhân từ 25-37 tuổi thực hiện ICSI, số noãn MII ≥6, Phân mảnh DNA tinh trùng nhỏ hơn 30%, thực hiện chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang. Tiêu chuẩn loại: Bệnh nhân có BMI >28, buồng trứng đa nang, suy hoặc cường giáp, tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, AMH<1,5, phân mảnh DNA tinh trùng hơn 30%, thực hiện IVF cổ điển và chuyển phôi tươi.
Kết quả: Tổng cổng có 1.972 bệnh nhân đã trải qua các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) với tổng số 3.786 phôi nang. Tỷ lệ làm tổ (Implantation rates – IR) từ phôi có phân loại ICM/TE hạng AA, AB, BA, BB lần lượt là 48,5%, 39,4%, 23,4% và 25%. Tỷ lệ làm tổ ở các phôi nang có ICM loại A (p < 0,001) cao hơn đáng kể so với những phôi loại B. Việc phân tích sự tương quan giữa hai đặc điểm này đã chứng minh khả năng tiên lượng của ICM rõ ràng hơn so với TE (0,11 so với 0,05).
Thảo luận: Nghiên cứu này đã chứng minh phương pháp đánh giá phôi thông qua hình thái vẫn là chiến lược phù hợp trong việc lựa chọn phôi nang. Cả ICM và TE đều ảnh hưởng độc lập đến khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, tỷ lệ làm tổ cao hơn đáng kể khi chuyển phôi có chất lượng ICM tốt hơn so với TE. Điều này cho thấy ICM như một yếu tố tiên lượng mạnh mẽ về kết quả thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
Nghiên cứu này đã chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa hình thái và khả năng làm tổ của phôi. Những phôi nang có chất lượng ICM tốt (AA = 48,5% và AB = 39,4%) cho thấy tỷ lệ làm tổ cao hơn so với những phôi có chất lượng trung bình (BA = 23,4% và BB = 25%) mặc dù chất lượng TE được đánh giá ở mức độ cao hơn. Nói cách khác, những phôi có TE với ICM chất lượng tốt, mới thể hiện tỷ lệ làm tổ cao hơn. Điều này khẳng định rằng chất lượng ICM quyết định khả năng phát triển của phôi nang hơn TE.
Cả ICM và TE đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình diễn tiến của thai kỳ. Các chức năng của TE liên quan đến việc hình thành nhau thai trong khi ICM nhằm mục đích hình thành thai nhi cũng như túi noãn hoàng, trung bì ngoài phôi, màng ối và dây rốn. Điều này có thể chứng minh ICM là một yếu tố dự báo hiệu quả hơn về kết quả lâm sàng.
Nghiên cứu này đã chứng minh chất lượng của ICM tỷ lệ thuận với kết quả thai lâm sàng, vì vậy những phôi có ICM xếp loại A nên được ưu tiên chuyển phôi. Kết qủa này tương tự với nhiều nghiên cứu đã được báo cáo trước đây. Báo cáo của Ai và cộng sự (2021) đã đánh giá mối liên quan của các thông số hình thái trong các chu kỳ chuyển đơn phôi trữ lạnh và nhận thấy chất lượng ICM là yếu tố dự đoán tốt hơn về tỷ lệ trẻ sinh sống. Bên cạnh đó, Subira và cộng sự (2016) nhận thấy rằng chất lượng ICM cao hơn có thể giúp cải thiện lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển đơn phôi tươi. Nghiên cứu của Evans (2021) cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn từ việc chuyển phôi nang có chất lượng ICM tốt hơn TE.
Kết luận: Nghiên cứu này đã chứng minh rằng hình thái ICM của phôi nang là một yếu tố dự đoán khả năng làm tổ và mang thai lâm sàng mạnh hơn so với TE và có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học về khả năng phát triển của phôi sau khi chuyển phôi.
Nguồn: Sivanantham, S., Saravanan, M., Sharma, N., Shrinivasan, J., & Raja, R. (2022). Morphology of inner cell mass: a better predictive biomarker of blastocyst viability. PeerJ, 10, e13935.
Chiến lược nuôi phôi dài ngày đang ngày càng phổ biến nhờ sự phát triển của hệ thống tủ cấy và môi trường nuôi phôi. Năm 2012, Hard Arson và cộng sự đã báo cáo trường hợp mang thai đầu tiên do chuyển phôi nang. Nhiều báo cáo đã chứng minh tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống cao hơn sau khi chuyển phôi nang. Sự đồng bộ nội mạc tử cung và phôi cũng được chứng minh cao hơn ở giai đoạn phôi nang so với giai đoạn phôi phân chia.
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng phôi như công nghệ Timelapse, xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT), phương pháp sàng lọc di truyền không xâm lấn (non-invasive PGT – niPGT) hay các công nghệ Omics. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng phôi dựa trên tiêu chuẩn hình thái vẫn được sử dụng phổ biến nhờ sự đơn giản, chi phí thấp nhưng vẫn tiên lượng được tiềm năng phát triển của phôi. Phôi nang được đánh giá thông qua ba yếu tố (i) sự nở rộng của khoang phôi (ii) hình thái của ICM (inner cell mass) và (iii) TE (trophectoderm). Hình thái của phôi nang có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hình thái ICM tiên lượng tốt hơn cho khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy TE giúp dự đoán tốt hơn về tỷ lệ làm tổ, sẩy thai và thai lâm sàng so với ICM.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá mối tương quan giữa đặc điểm hình thái của phôi nang, sự đóng góp của ICM và TE với kết quả thai kỳ trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm trên nhóm bệnh nhân chuyển phôi trữ đơn phôi hoặc hai phôi từ tháng 10-2020 đến tháng 09-2021. Tiêu chuẩn nhận: Bệnh nhân từ 25-37 tuổi thực hiện ICSI, số noãn MII ≥6, Phân mảnh DNA tinh trùng nhỏ hơn 30%, thực hiện chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang. Tiêu chuẩn loại: Bệnh nhân có BMI >28, buồng trứng đa nang, suy hoặc cường giáp, tiểu đường, lạc nội mạc tử cung, AMH<1,5, phân mảnh DNA tinh trùng hơn 30%, thực hiện IVF cổ điển và chuyển phôi tươi.
Kết quả: Tổng cổng có 1.972 bệnh nhân đã trải qua các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) với tổng số 3.786 phôi nang. Tỷ lệ làm tổ (Implantation rates – IR) từ phôi có phân loại ICM/TE hạng AA, AB, BA, BB lần lượt là 48,5%, 39,4%, 23,4% và 25%. Tỷ lệ làm tổ ở các phôi nang có ICM loại A (p < 0,001) cao hơn đáng kể so với những phôi loại B. Việc phân tích sự tương quan giữa hai đặc điểm này đã chứng minh khả năng tiên lượng của ICM rõ ràng hơn so với TE (0,11 so với 0,05).
Thảo luận: Nghiên cứu này đã chứng minh phương pháp đánh giá phôi thông qua hình thái vẫn là chiến lược phù hợp trong việc lựa chọn phôi nang. Cả ICM và TE đều ảnh hưởng độc lập đến khả năng làm tổ của phôi. Tuy nhiên, tỷ lệ làm tổ cao hơn đáng kể khi chuyển phôi có chất lượng ICM tốt hơn so với TE. Điều này cho thấy ICM như một yếu tố tiên lượng mạnh mẽ về kết quả thành công của một chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
Nghiên cứu này đã chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa hình thái và khả năng làm tổ của phôi. Những phôi nang có chất lượng ICM tốt (AA = 48,5% và AB = 39,4%) cho thấy tỷ lệ làm tổ cao hơn so với những phôi có chất lượng trung bình (BA = 23,4% và BB = 25%) mặc dù chất lượng TE được đánh giá ở mức độ cao hơn. Nói cách khác, những phôi có TE với ICM chất lượng tốt, mới thể hiện tỷ lệ làm tổ cao hơn. Điều này khẳng định rằng chất lượng ICM quyết định khả năng phát triển của phôi nang hơn TE.
Cả ICM và TE đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình diễn tiến của thai kỳ. Các chức năng của TE liên quan đến việc hình thành nhau thai trong khi ICM nhằm mục đích hình thành thai nhi cũng như túi noãn hoàng, trung bì ngoài phôi, màng ối và dây rốn. Điều này có thể chứng minh ICM là một yếu tố dự báo hiệu quả hơn về kết quả lâm sàng.
Nghiên cứu này đã chứng minh chất lượng của ICM tỷ lệ thuận với kết quả thai lâm sàng, vì vậy những phôi có ICM xếp loại A nên được ưu tiên chuyển phôi. Kết qủa này tương tự với nhiều nghiên cứu đã được báo cáo trước đây. Báo cáo của Ai và cộng sự (2021) đã đánh giá mối liên quan của các thông số hình thái trong các chu kỳ chuyển đơn phôi trữ lạnh và nhận thấy chất lượng ICM là yếu tố dự đoán tốt hơn về tỷ lệ trẻ sinh sống. Bên cạnh đó, Subira và cộng sự (2016) nhận thấy rằng chất lượng ICM cao hơn có thể giúp cải thiện lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển đơn phôi tươi. Nghiên cứu của Evans (2021) cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn từ việc chuyển phôi nang có chất lượng ICM tốt hơn TE.
Kết luận: Nghiên cứu này đã chứng minh rằng hình thái ICM của phôi nang là một yếu tố dự đoán khả năng làm tổ và mang thai lâm sàng mạnh hơn so với TE và có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học về khả năng phát triển của phôi sau khi chuyển phôi.
Nguồn: Sivanantham, S., Saravanan, M., Sharma, N., Shrinivasan, J., & Raja, R. (2022). Morphology of inner cell mass: a better predictive biomarker of blastocyst viability. PeerJ, 10, e13935.
Từ khóa: Hình thái ICM là dấu chỉ sinh học tốt hơn trong việc tiên lượng khả năng sống của phôi nang
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh kết quả lâm sàng ở những phôi nang ngày 5 chất lượng kém và ngày 6 chất lượng tốt ở các chu kỳ chuyển đơn phôi nang - Ngày đăng: 07-09-2023
Đánh giá khả năng chứa máu kinh của các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt hiện đại - Ngày đăng: 07-09-2023
Các yếu tố liên quan đến dự trữ buồng trứng kém ở phụ nữ trẻ tuổi vô sinh: Một nghiên cứu đoàn hệ tại bệnh viện - Ngày đăng: 07-09-2023
Điều trị gonadotropin trước khi thực hiện micro-TESE trong vô tinh không tắc nghẽn: một nghiên cứu đoàn hệ từ một trung tâm - Ngày đăng: 18-08-2023
Tỷ lệ sinh sống của trữ noãn tích luỹ ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Kết quả của trữ noãn xã hội: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-08-2023
Tác động của Duloxetine đối với khả năng sinh sản của nam giới: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 16-08-2023
Mối liên quan giữa nồng độ progesterone huyết thanh và tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung thực hiện chuyển phôi trữ bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 16-08-2023
Tế bào hạt của bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém biểu hiện đoạn Telomere ngắn hơn bình thường - Ngày đăng: 08-08-2023
Mối liên hệ giữa mức độ thừa cân đến tỷ lệ phôi nguyên bội Ở phụ nữ thực hiện sàng lọc di truyền tiền làm tổ trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 08-08-2023
Khởi phát trưởng thành noãn với hCG, GnRHa hay dual trigger? Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ lớn tuổi điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
Ảnh hưởng của sự phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả ICSI - Ngày đăng: 08-08-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK