Tin tức
on Wednesday 04-10-2023 12:15am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Camera quan sát liên tục (Time-lapse monitoring – TLM) cung cấp khả năng theo dõi liên tục sự phát triển của phôi trong khi vẫn duy trì điều kiện nuôi cấy ổn định. Qua đó, cung cấp cho chuyên viên phôi học thông tin về các thông số có thể tiên lượng tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi. Tuy nhiên, phân tích TLM về giai đoạn nén và ảnh hưởng của giai đoạn này đến sự phát triển của phôi tiền làm tổ vẫn chưa được báo cáo. Nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích khai thác TLM để phân tích toàn diện giai đoạn tế bào xảy ra quá trình nén nhằm đánh giá liệu số lượng phôi bào khi bắt đầu nén có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của phôi.
Thời gian phân chia trong tất cả các giai đoạn phát triển ở Nhóm 3 sớm hơn đáng kể so với Nhóm 1 và Nhóm 2, và Nhóm 1 chậm hơn đáng kể so với Nhóm 2. Khi so sánh sự đồng bộ phôi giữa tất cả các nhóm nghiên cứu, phôi Nhóm 3 đồng bộ hơn đáng kể (tức là S2 và S3 ngắn hơn) so với phôi từ Nhóm 2 và 1, ở cả S2 (1,68 giờ so với 2,57 giờ và 4,26 giờ, P < 0,001) và S3 (8,84 giờ so với 12,76 giờ, Nhóm 3 so với 2, P < 0,001).
Mối tương quan giữa chất lượng phôi nang và số lượng phôi bào bắt đầu quá trình nén: phôi nang chất lượng tốt có khả năng phát triển cao hơn đáng kể (46%) từ phôi Nhóm 3 so với phôi bắt đầu quá trình nén trước đó (36% và 21% từ Nhóm 2 và Nhóm 1 tương ứng, P < 0,03). Phôi nang chất lượng tốt nhất giảm 73% khi so sánh phôi Nhóm 3 với phôi Nhóm 1 (P < 0,01) và 44% khi so sánh phôi Nhóm 3 với Nhóm 2 (P < 0,03). Thời gian bắt đầu hình thành phôi nang (tSB) xảy ra ở Nhóm 2 và 3 sớm hơn đáng kể so với Nhóm 1 (lần lượt là 79,1 giờ so với 75,7 giờ và 75,6 giờ, P < 0,001).
Về kết quả lâm sàng, số lượng phôi bào bắt đầu nén càng nhiều thì cơ hội mang thai và trẻ sinh sống càng cao. Tỷ lệ có thai là 36,6% ở nhóm 3 và 30,5% ở nhóm 2, mặc dù xu hướng này chưa có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, tỷ lệ trẻ sinh sống ở Nhóm 3 cao hơn so với Nhóm 2 (18,5% so với 11,1%; P > 0,05). Chỉ có 2 phôi nang (7%) từ Nhóm 1 đủ điều kiện trữ lạnh.
Việc đưa TLM vào labo IVF đã cải thiện rõ rệt điều kiện nuôi cấy và khả năng lựa chọn phôi để chuyển. Điều này cũng đã được thể hiện trước đây đối với những phôi có bất thường về nhiễm sắc thể, biểu hiện độ trễ đáng kể trong các thông số TLM. Nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy phôi bắt đầu quá trình nén ở hơn 8 phôi bào có tỷ lệ phân mảnh thấp hơn so với phôi bắt đầu quá trình nén ở ít hơn 8 phôi bào, điều này có thể giải thích tại sao phôi nang bắt đầu quá trình nén từ hơn 8 tế bào lại có chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, việc bắt đầu quá trình nén trước giai đoạn tám tế bào có liên quan đến sự phát triển phôi bất thường, được thể hiện qua tỷ lệ phôi bào đa nhân cao hơn. Sự phân chia trực tiếp và phân chia ngược cũng được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển của phôi chất lượng kém. Do đó, có thể dẫn đến sự phát triển bị suy giảm, biểu hiện bằng việc bắt đầu quá trình nén từ ít tế bào hơn.
Nguồn: Matot, R., Kalma, Y., Rahav, R., Azem, F., Amir, H., & Ben‐Yosef, D. (2023). Cleavage stage at compaction—a good predictor for IVF outcome. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 161(3), 997-1003.
- GIỚI THIỆU
Camera quan sát liên tục (Time-lapse monitoring – TLM) cung cấp khả năng theo dõi liên tục sự phát triển của phôi trong khi vẫn duy trì điều kiện nuôi cấy ổn định. Qua đó, cung cấp cho chuyên viên phôi học thông tin về các thông số có thể tiên lượng tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi. Tuy nhiên, phân tích TLM về giai đoạn nén và ảnh hưởng của giai đoạn này đến sự phát triển của phôi tiền làm tổ vẫn chưa được báo cáo. Nghiên cứu hiện tại nhằm mục đích khai thác TLM để phân tích toàn diện giai đoạn tế bào xảy ra quá trình nén nhằm đánh giá liệu số lượng phôi bào khi bắt đầu nén có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của phôi.
- PHƯƠNG PHÁP
- KẾT QUẢ
Thời gian phân chia trong tất cả các giai đoạn phát triển ở Nhóm 3 sớm hơn đáng kể so với Nhóm 1 và Nhóm 2, và Nhóm 1 chậm hơn đáng kể so với Nhóm 2. Khi so sánh sự đồng bộ phôi giữa tất cả các nhóm nghiên cứu, phôi Nhóm 3 đồng bộ hơn đáng kể (tức là S2 và S3 ngắn hơn) so với phôi từ Nhóm 2 và 1, ở cả S2 (1,68 giờ so với 2,57 giờ và 4,26 giờ, P < 0,001) và S3 (8,84 giờ so với 12,76 giờ, Nhóm 3 so với 2, P < 0,001).
Mối tương quan giữa chất lượng phôi nang và số lượng phôi bào bắt đầu quá trình nén: phôi nang chất lượng tốt có khả năng phát triển cao hơn đáng kể (46%) từ phôi Nhóm 3 so với phôi bắt đầu quá trình nén trước đó (36% và 21% từ Nhóm 2 và Nhóm 1 tương ứng, P < 0,03). Phôi nang chất lượng tốt nhất giảm 73% khi so sánh phôi Nhóm 3 với phôi Nhóm 1 (P < 0,01) và 44% khi so sánh phôi Nhóm 3 với Nhóm 2 (P < 0,03). Thời gian bắt đầu hình thành phôi nang (tSB) xảy ra ở Nhóm 2 và 3 sớm hơn đáng kể so với Nhóm 1 (lần lượt là 79,1 giờ so với 75,7 giờ và 75,6 giờ, P < 0,001).
Về kết quả lâm sàng, số lượng phôi bào bắt đầu nén càng nhiều thì cơ hội mang thai và trẻ sinh sống càng cao. Tỷ lệ có thai là 36,6% ở nhóm 3 và 30,5% ở nhóm 2, mặc dù xu hướng này chưa có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, tỷ lệ trẻ sinh sống ở Nhóm 3 cao hơn so với Nhóm 2 (18,5% so với 11,1%; P > 0,05). Chỉ có 2 phôi nang (7%) từ Nhóm 1 đủ điều kiện trữ lạnh.
- BÀN LUẬN
Việc đưa TLM vào labo IVF đã cải thiện rõ rệt điều kiện nuôi cấy và khả năng lựa chọn phôi để chuyển. Điều này cũng đã được thể hiện trước đây đối với những phôi có bất thường về nhiễm sắc thể, biểu hiện độ trễ đáng kể trong các thông số TLM. Nghiên cứu hiện tại cũng cho thấy phôi bắt đầu quá trình nén ở hơn 8 phôi bào có tỷ lệ phân mảnh thấp hơn so với phôi bắt đầu quá trình nén ở ít hơn 8 phôi bào, điều này có thể giải thích tại sao phôi nang bắt đầu quá trình nén từ hơn 8 tế bào lại có chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, việc bắt đầu quá trình nén trước giai đoạn tám tế bào có liên quan đến sự phát triển phôi bất thường, được thể hiện qua tỷ lệ phôi bào đa nhân cao hơn. Sự phân chia trực tiếp và phân chia ngược cũng được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển của phôi chất lượng kém. Do đó, có thể dẫn đến sự phát triển bị suy giảm, biểu hiện bằng việc bắt đầu quá trình nén từ ít tế bào hơn.
- KẾT LUẬN
Nguồn: Matot, R., Kalma, Y., Rahav, R., Azem, F., Amir, H., & Ben‐Yosef, D. (2023). Cleavage stage at compaction—a good predictor for IVF outcome. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 161(3), 997-1003.
Từ khóa: phôi nén, sự phát triển của phôi, chất lượng phôi, kết cục thụ tinh ống nghiệm, động học hình thái
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả lâm sàng của bệnh nhân Cryptozoospermia thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật - Ngày đăng: 27-09-2023
Tác dụng kết hợp của thay đổi lối sống với liệu pháp chống oxy hóa lên sự phân mảnh DNA tinh trùng và stress oxy hóa ở nam giới vô sinh trong điều trị IVF: một nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 27-09-2023
Có nên thực hiện ICSI đối với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém ở chu kỳ IVF trước không? - Ngày đăng: 21-09-2023
Ảnh hưởng của noãn có chứa mạng lưới nội chất trơn (SER) đến kết quả hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 21-09-2023
Tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất hiện lưới nội chất trơn (SER) trong quần thể noãn thu nhận - Ngày đăng: 21-09-2023
Mối tương quan giữa Vitamin D và kẽm trong huyết thanh với chất lượng tinh dịch của nam giới - Ngày đăng: 18-09-2023
Ảnh hưởng của các nguồn tinh trùng khác nhau đến kết quả lâm sàng của chu kỳ trưởng thành tế bào trứng in vitro kết hợp với tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 18-09-2023
Sự sụp khoang phôi tự phát ở phôi nang người có liên quan đến chất lượng hình thái kém hơn cũng như tỷ lệ thoái hóa và lệch bội cao hơn: một phân tích toàn diện được tiêu chuẩn hóa thông qua trí tuệ nhân tạo - Ngày đăng: 18-09-2023
Ảnh hưởng của số lượng noãn sau chọc hút đến kết quả điều trị IVF - Ngày đăng: 18-09-2023
Sự sụp khoang phôi tự phát - một dấu hiệu tiên lượng cho phôi nang: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 18-09-2023
Hình thái ICM là dấu chỉ sinh học tốt hơn trong việc tiên lượng khả năng sống của phôi nang - Ngày đăng: 07-09-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK