Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 04-10-2023 1:52pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Nỗ lực cải thiện tỉ lệ thành công trong IVF đã tập trung vào việc tạo phôi chất lượng tốt, phân loại các phôi có sẵn và chuyển những phôi có cơ hội phát triển nhất. Gần đây, các nhà khoa học đã thảo luận về việc thiếu bằng chứng trong dự đoán tỉ lệ thành công của phôi nang cấp độ thấp (phổ biến là <3BB). Đối với chất lượng phôi nang này nếu đạt được sự làm tổ, quá trình mang thai thường không phức tạp, không làm tăng các kết quả bất lợi chu sinh hoặc mang thai nên việc bỏ qua những phôi này ở cặp vợ chồng thiếu phôi chất lượng tốt sẽ rất đáng lo ngại. Thụ tinh bình thường được định nghĩa là sự hiện diện của hai tiền nhân (pronuclei – PN) và hai thể cực trong một noãn trong khi thụ tinh bất thường là hợp tử có 0PN, 1PN và 3PN. Dữ liệu trên chẩn đoán lâm sàng của phôi từ noãn không phải 2PN (non-2PN) thường bị giới hạn vì hầu hết các trung tâm không khuyến cáo sử dụng. Bài tóm tắt tổng quan này sẽ đánh giá những nghiên cứu được công bố từ phôi non-2PN và nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu chuyên sâu để kiểm tra những câu hỏi lâm sàng quan trọng.
 
Tổng cộng 33 bài báo được phân tích gồm 13 nghiên cứu hồi cứu, 8 phân tích thực nghiệm/tại thời điểm, 7 bài tiến cứu, 4 báo cáo trường hợp và một thử nghiệm kiểm soát trường hợp. Nhiều nghiên cứu gần đây mô tả kết quả của phôi nang từ noãn non-2PN thay vì chuyển phôi ở giai đoạn phân chia do gia tăng xu hướng nuôi cấy phôi nang để giữ tất cả noãn, bất kể tình trạng thụ tinh với nuôi cấy tổi thiểu cho đến N5.
 
Hầu hết các trung tâm báo cáo tỉ lệ 2PN là 65-80% trên mỗi noãn trưởng thành, xác suất 1PN là 1-8% và 3PN là 1-7%. Báo cáo gần đây trên 6.466 noãn cho thấy 11,2% phôi 0PN và 14,8% phôi 1PN phát triển thành phôi nang chất lượng tốt với tỉ lệ sau IVF cao hơn khi so với ICSI.
-Hợp tử 0PN hoặc 1PN phát triển thành 17,3% phôi N3/N5 chất lượng kém và 9,5% phôi nang chất lượng tốt, tỉ lệ thai lâm sàng là 44,9%.
-Tỉ lệ phôi nang ở 1PN thấp hơn 2PN lần lượt là 32,2% và 68,3% (P<0,01); tương tự, tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt cũng thấp hơn (17% và 38,5%; P<0,01). Phôi nang từ 1PN dường như giảm tiềm năng làm tổ khi so với phôi nang từ 2PN sau IVF cổ điển (33,3% so với 39%) cũng như tỉ lệ thai lâm sàng.
 
Mặt khác, dữ liệu về tiềm năng phát triển của noãn từ 0PN không mạnh mẽ như hầu hết các nghiên cứu và chỉ cung cấp kết quả chuyển phôi nang hoặc phân tích di truyền. Trong báo cáo của Kobayashi 2021, noãn 0PN có thể đạt 8% phôi nang nhưng sẽ là 0% nếu không quan sát thấy PN sau 20h ICSI.
 
-Thời điểm kiểm tra thụ tinh sau ICSI là 16-18h. ICSI sẽ hòa màng PN sớm hơn IVF cổ điển 1.4h vì bỏ qua bước tương tác giữa tinh trùng và tế bào cumulus bao quanh noãn cũng như xâm nhập màng trong suốt của noãn. Trong nghiên cứu ở hơn 50.000 phôi có 13% PN biến mất sau 20h tiếp xúc thụ tinh, nghĩa là có 3.000 phôi từ 2PN bị bỏ qua khi không có quan sát time-lapse và đến 300 phôi nang cho kết quả sinh sống bị phân loại là không thụ tinh. Với ICSI, nhiều hợp tử 2PN hơn bị bỏ qua khi kiểm tra thụ tinh sau 18h chích. Theo Doody và cộng sự (2020), hai nguyên nhân để nhận diện noãn thụ tinh bất thường là chúng sẽ không phát triển thành phôi hữu dụng hoặc dẫn đến thai nguy cơ cao. Việc nuôi cấy lên giai đoạn phôi nang để đánh giá lại phôi thay vì loại bỏ hợp tử bất thường sau kiểm tra thụ tinh là cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại phôi này dù có một số bằng chứng cho kết quả trẻ sinh sống nhưng đến nay vẫn chưa biết liệu chúng có gây ảnh hưởng đến biến chứng trước và sau thai kỳ không. 
 
Về mặt bất thường trong di truyền, phôi thụ tinh bất thường có thể gây ra thai trứng nhưng cho đến nay chỉ có 1 báo cáo về thai trứng từ phôi có hợp tử 1PN. Nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết phôi nang từ 1PN là lưỡng bội mặc dù có thể xảy ra hiện tượng đơn bội kết hợp 2 bản sao của 1 nhiễm sắc thể từ bố/mẹ. Theo hướng dẫn của EHSRE (2016) là không khuyến cáo sử dụng phôi từ 1PN hoặc 0PN ngay cả khi không có phôi từ 2PN.
 
Đồng thuận trên việc loại bỏ hợp tử 3PN vì bất thường di truyền được chứng minh nhiều trước đó nhưng trong báo cáo của Grau 2015 cho thấy tỉ lệ lưỡng bội ở 30 phôi 3PN là 23%. Các tác giả đã đưa ra giả thuyết về cơ chế tự sửa sai đầy tiềm năng như phân chia trực tiếp thành 3 tế bào con chẵn và không có sự nhân đôi của kiểu đơn bội từ mẹ; thế nhưng, các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác nhận phôi lưỡng bội từ 3PN có chứa thành phần lưỡng bội đồng nhất không. Ngược lại với 3PN điển hình, nếu trường hợp tất cả các nhân đều có kích thước tương tự nhau, noãn với 2PN bình thường và 1PN nhỏ (2.1 hoặc 2+1PN) được quan sát. Kết quả là trong 12/14 (86%) phôi nang từ 2,1PN đều là lưỡng bội. Cơ chế của loại hợp tử này chưa được biết nhưng tệp dữ liệu nhỏ cho thấy hầu hết phôi nang từ 2,1PN đều bình thường và nên cân nhắc để chuyển. 
 
Tóm lại, việc chuyển phôi nang có nguồn gốc từ 0PN hoặc 1PN có thể dẫn đến sinh con bình thường nên cần có thêm nghiên cứu tương lai để đánh giá và giải quyết chính xác một số vấn đề chính xung quanh những trường hợp này. Bên cạnh đó, time-lapse cho phép kiểm tra quá trình thụ tinh kịp thời và chính xác hơn để phát hiện PN bị bỏ sót, cho phép phân biệt các PN có nguồn gốc từ tinh trùng và noãn nhờ khoảng cách gần của nó với thể cực II và các đặc điểm hình thái khác nhau giữa 2PN; hơn nữa, các marker hiện có được đánh giá tốt hơn gồm sóng bào tương noãn và động học của sự phân cực nhiễm sắc thể tiền nhân. Ngoài ra, việc bổ sung các thuật toán trí tuệ nhân tạo (machine learning) cũng cho phép cải thiện độ chính xác của trạng thái thụ tinh.
 
Nguồn: Kemper J.M, Liu Y, Afnan M, Mol B.W.J và Morbeck D.E. What happens to abnormally fertilized embryos? A scoping review. 2023 Feb 22.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK