Tin tức
on Wednesday 04-10-2023 1:51pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Sự thay đổi theo mùa về khả năng sinh sản và tỉ lệ sinh ở người đã được mô tả rõ ràng trên thế giới nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố góp phần như tác động của môi trường đến chất lượng giao tử, tỉ lệ sẩy thai và tần suất giao hợp cùng với tác động xã hội và hành vi. Bằng chứng cho thấy tác động này không đơn thuần là hành vi hay xã hội học, với những biến đổi theo mùa được báo cáo ở những phụ nữ thụ tinh nhân tạo. Nhiều nhóm đã đánh giá biến đổi theo mùa ảnh hưởng đến thành công của ART, bao gồm cả IVF và ICSI. Vài nghiên cứu báo cáo ảnh hưởng của mùa khí tượng lên tỉ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR), trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) và thai sinh hóa; song song đó thì một số nghiên cứu khác không mô tả được mối tương quan. Đối với chuyển phôi tươi, một nghiên cứu trước đó cho rằng nhiều giờ nắng hơn và ít ngày mưa hơn có liên quan đến sự tăng LBR ở Belgium. Tương tự, kết quả phôi học được cải thiện như tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi vào những giờ nắng nhiều ở Israel và vào mùa thu ở Iran. Ngoài ra, CPR tăng nhưng không phải LBR khi thời tiết ấm hơn và vào mùa hè tại thời điểm IVF được đánh giá ở Trung Quốc, Hong Kong, Anh, Mỹ và Hà Lan; thế nhưng tỉ lệ này lại tăng vào mùa đông khi chuyển phôi tươi ở nước Áo và Hungary. Ngược lại, 6 nghiên cứu khác ở Anh, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ, Thụy Điển và Thụy Sĩ không tìm thấy sự khác biệt trong tỉ lệ làm tổ, CPR và LBR. Gần đây, mối tương quan giữa mùa khí tượng và nhiệt độ ở thời điểm chọc hút noãn và tỉ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ (frozen embryo transfer – FET) được báo cáo. Noãn được thu nhận trong mùa hè hoặc những ngày với nhiệt độ ấm dường như có liên quan đến kết quả CPR và LBR; trong khi nhiệt độ và mùa vào ngày chuyển phôi thì không ảnh hưởng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá xem liệu mùa, nhiệt độ và số giờ mặt trời sáng chói (nắng) khi chọc hút thu nhận noãn (Ovum pick up – OPU) và khi chuyển phôi có liên quan đến việc cải thiện kết cục lâm sàng ở khu vực Nam bán cầu với các kiểu thời tiết có khác biệt đáng kể so với nghiên cứu trước đó không. Nghiên cứu này được thực hiện ở Perth, Tây Úc, nơi có khí hậu Địa trung hải.
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của tất cả chu kỳ FET trên 1.835 bệnh nhân (2.155 chu kỳ IVF) ở 2 địa điểm của trung tâm từ đầu T1/2013 đến cuối T12/2021. Mỗi ngày trong nghiên cứu được phân loại bởi mùa khí tượng, mùa hè (T12-T2), mùa thu (T3-T5), mùa đông (T6-T8) hoặc mùa xuân (T9-T11). Các phân vị được tạo ra cho nhiệt độ trung bình, tối đa, tối thiểu và số giờ nắng tại thời điểm OPU. Giá trị ngưỡng cũng được áp dụng cho dữ liệu thời tiết ở thời điểm FET. Kết cục lâm sàng chính là LBR, CPR, thai sinh hóa, sẩy thai. Kết cục phụ là tỉ lệ thụ tinh và phôi nang hữu dụng.
Giá trị ngưỡng của các phân vị là:
-Nhiệt độ trung bình (℃): thấp (7,9–15,5); trung bình (15,6–20,9); cao (21,0–33,9)
-Nhiệt độ tối đa (℃): thấp (13,2–21,2); trung bình (21,3– 27,4); cao (27,5–43,3)
-Nhiệt độ tối thiểu (℃): thấp (0,1–9,8); trung bình (9,9–14,4); cao (14,5–27,8)
-Số giờ nắng: thấp (0–7,6); trung bình (7,7–10,6); cao (10,7–13,3)
Kết quả là trong 3.567 FET có 69,4% phôi nang N5 và 30,5% phôi nang N6. Mùa thu sẽ là mùa dùng để so sánh trong tất cả các phân tích với LBR thấp nhất khi OPU vào mùa thu.
-Ngày OPU vào mùa hè: LBR tăng 30% so với OPU vào mùa thu (OR:1,30; 95% CI:1,04-1,62; P=0,02).
-Ngày OPU có số giờ nắng cao (10,7-13,3h): LBR tăng 20% so với số giờ nắng thấp (0-7,6h) (OR:1,28; 95% CI: 1,06-1,53; P=0,008).
-Ngày FET có nhiệt độ tối thiểu cao (14,5-27,8℃): LBR giảm 18% so với nhiệt độ thấp (0,1-9,8℃) (OR:0,82; 95% CI: 0,69-0,99; P=0,040).
-FET vào mùa xuân: LBR thấp hơn FET vào mùa thu (OR:0,80; 95% CI: 0,64-0,98; P=0,035); nhưng kết quả này không nhất quán khi thời gian OPU được điều chỉnh biến đổi theo mùa.
-Nhiệt độ trung bình và số giờ nắng trong 14-28N trước OPU hoặc FET: LBR không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
-Tỉ lệ sẩy thai thấp nhất khi nhiệt độ trung bình hoặc nhiệt độ tối đa vào ngày OPU là phân vị trung bình so với phân vị thấp nhất (OR:0,70; 95% CI: 0,47-0,99; P<0,05). Ngược lại, tỉ lệ sẩy thai tăng đến 42% khi FET vào ngày có nhiệt độ tối đa trong phân vị đầu (27,5-43,3℃) so với phân vị thấp nhất (13,2-21,2℃) (OR:1,42; 95% CI: 1,02-1,98; P=0,039).
-Không có sự khác biệt ở số lượng noãn hoặc tỉ lệ phôi nang hữu dụng trên mỗi chu kỳ IVF cũng như CPR và LBR dựa trên mùa, số giờ nắng hay nhiệt độ trung bình vào ngày FET hoặc ngày OPU.
-Tỉ lệ thụ tinh tăng có tương quan với số giờ nắng trung bình 14N trong phân vị cao nhất (10,7-13,3h) so với thấp nhất (0-7,6h) (IRR:1,04; 95% CI:1,00-1,07; P=0,048).
Từ phân tích dữ liệu của nghiên cứu đã chứng minh được điều kiện mùa và thời tiết vào ngày OPU ảnh hưởng LBR ở bệnh nhân FET, thích hợp vào mùa hè và nhiều giờ nắng. Melatonin được cho là một chất trung gian tích cực cho sự trưởng thành và khả năng của noãn thông qua các hoạt động chống oxy hóa, tự tiết và cận tiết nhưng việc sản xuất melatonin trong các tế bào granulosa và bản thân noãn liệu có tuân theo cùng một biến đổi theo mùa vẫn chưa chắc chắn. Ở Úc, mức độ 25(OH)D là tương đương vào mùa hè và mùa thu trước khi giảm vào mùa đông nhưng bài tổng quan hệ thống gần đây cho thấy Vitamin D không có ảnh hưởng đáng kể đến LBR. Một lý do khả thi là sự khác biệt trong sinh hoạt, chế độ ăn và lối sống trong mỗi mùa có thể làm thay đổi LBR; các yếu tố môi trường khác như chất ô nhiễm (NO2; SO2; CO) cũng có thể ảnh hưởng kết cục lâm sàng.
Tóm lại, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích FET bằng cách sử dụng số giờ nắng được đo thực tế và mùa khí tượng ở Nam bán cầu. Điều kiện tối ưu với trẻ sinh sống dường như có liên quan chặt chẽ với mùa hè và số giờ nắng tăng lên hơn là nhiệt độ trung bình vào ngày OPU. Ngược lại, nhiệt độ tối thiểu cao vào ngày FET lại giảm số trẻ sinh sống. Do đó, các yếu tố môi trường khác cũng như sinh lý cơ bản cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Leathersich S.J, Roche C.S, Walls M, Nathan E và Hart R.J. Season at the time of oocyte collection and frozen embryo transfer outcomes. 2023 Jul 12.
Sự thay đổi theo mùa về khả năng sinh sản và tỉ lệ sinh ở người đã được mô tả rõ ràng trên thế giới nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố góp phần như tác động của môi trường đến chất lượng giao tử, tỉ lệ sẩy thai và tần suất giao hợp cùng với tác động xã hội và hành vi. Bằng chứng cho thấy tác động này không đơn thuần là hành vi hay xã hội học, với những biến đổi theo mùa được báo cáo ở những phụ nữ thụ tinh nhân tạo. Nhiều nhóm đã đánh giá biến đổi theo mùa ảnh hưởng đến thành công của ART, bao gồm cả IVF và ICSI. Vài nghiên cứu báo cáo ảnh hưởng của mùa khí tượng lên tỉ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR), trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) và thai sinh hóa; song song đó thì một số nghiên cứu khác không mô tả được mối tương quan. Đối với chuyển phôi tươi, một nghiên cứu trước đó cho rằng nhiều giờ nắng hơn và ít ngày mưa hơn có liên quan đến sự tăng LBR ở Belgium. Tương tự, kết quả phôi học được cải thiện như tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi vào những giờ nắng nhiều ở Israel và vào mùa thu ở Iran. Ngoài ra, CPR tăng nhưng không phải LBR khi thời tiết ấm hơn và vào mùa hè tại thời điểm IVF được đánh giá ở Trung Quốc, Hong Kong, Anh, Mỹ và Hà Lan; thế nhưng tỉ lệ này lại tăng vào mùa đông khi chuyển phôi tươi ở nước Áo và Hungary. Ngược lại, 6 nghiên cứu khác ở Anh, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ, Thụy Điển và Thụy Sĩ không tìm thấy sự khác biệt trong tỉ lệ làm tổ, CPR và LBR. Gần đây, mối tương quan giữa mùa khí tượng và nhiệt độ ở thời điểm chọc hút noãn và tỉ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ (frozen embryo transfer – FET) được báo cáo. Noãn được thu nhận trong mùa hè hoặc những ngày với nhiệt độ ấm dường như có liên quan đến kết quả CPR và LBR; trong khi nhiệt độ và mùa vào ngày chuyển phôi thì không ảnh hưởng. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá xem liệu mùa, nhiệt độ và số giờ mặt trời sáng chói (nắng) khi chọc hút thu nhận noãn (Ovum pick up – OPU) và khi chuyển phôi có liên quan đến việc cải thiện kết cục lâm sàng ở khu vực Nam bán cầu với các kiểu thời tiết có khác biệt đáng kể so với nghiên cứu trước đó không. Nghiên cứu này được thực hiện ở Perth, Tây Úc, nơi có khí hậu Địa trung hải.
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của tất cả chu kỳ FET trên 1.835 bệnh nhân (2.155 chu kỳ IVF) ở 2 địa điểm của trung tâm từ đầu T1/2013 đến cuối T12/2021. Mỗi ngày trong nghiên cứu được phân loại bởi mùa khí tượng, mùa hè (T12-T2), mùa thu (T3-T5), mùa đông (T6-T8) hoặc mùa xuân (T9-T11). Các phân vị được tạo ra cho nhiệt độ trung bình, tối đa, tối thiểu và số giờ nắng tại thời điểm OPU. Giá trị ngưỡng cũng được áp dụng cho dữ liệu thời tiết ở thời điểm FET. Kết cục lâm sàng chính là LBR, CPR, thai sinh hóa, sẩy thai. Kết cục phụ là tỉ lệ thụ tinh và phôi nang hữu dụng.
Giá trị ngưỡng của các phân vị là:
-Nhiệt độ trung bình (℃): thấp (7,9–15,5); trung bình (15,6–20,9); cao (21,0–33,9)
-Nhiệt độ tối đa (℃): thấp (13,2–21,2); trung bình (21,3– 27,4); cao (27,5–43,3)
-Nhiệt độ tối thiểu (℃): thấp (0,1–9,8); trung bình (9,9–14,4); cao (14,5–27,8)
-Số giờ nắng: thấp (0–7,6); trung bình (7,7–10,6); cao (10,7–13,3)
Kết quả là trong 3.567 FET có 69,4% phôi nang N5 và 30,5% phôi nang N6. Mùa thu sẽ là mùa dùng để so sánh trong tất cả các phân tích với LBR thấp nhất khi OPU vào mùa thu.
-Ngày OPU vào mùa hè: LBR tăng 30% so với OPU vào mùa thu (OR:1,30; 95% CI:1,04-1,62; P=0,02).
-Ngày OPU có số giờ nắng cao (10,7-13,3h): LBR tăng 20% so với số giờ nắng thấp (0-7,6h) (OR:1,28; 95% CI: 1,06-1,53; P=0,008).
-Ngày FET có nhiệt độ tối thiểu cao (14,5-27,8℃): LBR giảm 18% so với nhiệt độ thấp (0,1-9,8℃) (OR:0,82; 95% CI: 0,69-0,99; P=0,040).
-FET vào mùa xuân: LBR thấp hơn FET vào mùa thu (OR:0,80; 95% CI: 0,64-0,98; P=0,035); nhưng kết quả này không nhất quán khi thời gian OPU được điều chỉnh biến đổi theo mùa.
-Nhiệt độ trung bình và số giờ nắng trong 14-28N trước OPU hoặc FET: LBR không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
-Tỉ lệ sẩy thai thấp nhất khi nhiệt độ trung bình hoặc nhiệt độ tối đa vào ngày OPU là phân vị trung bình so với phân vị thấp nhất (OR:0,70; 95% CI: 0,47-0,99; P<0,05). Ngược lại, tỉ lệ sẩy thai tăng đến 42% khi FET vào ngày có nhiệt độ tối đa trong phân vị đầu (27,5-43,3℃) so với phân vị thấp nhất (13,2-21,2℃) (OR:1,42; 95% CI: 1,02-1,98; P=0,039).
-Không có sự khác biệt ở số lượng noãn hoặc tỉ lệ phôi nang hữu dụng trên mỗi chu kỳ IVF cũng như CPR và LBR dựa trên mùa, số giờ nắng hay nhiệt độ trung bình vào ngày FET hoặc ngày OPU.
-Tỉ lệ thụ tinh tăng có tương quan với số giờ nắng trung bình 14N trong phân vị cao nhất (10,7-13,3h) so với thấp nhất (0-7,6h) (IRR:1,04; 95% CI:1,00-1,07; P=0,048).
Từ phân tích dữ liệu của nghiên cứu đã chứng minh được điều kiện mùa và thời tiết vào ngày OPU ảnh hưởng LBR ở bệnh nhân FET, thích hợp vào mùa hè và nhiều giờ nắng. Melatonin được cho là một chất trung gian tích cực cho sự trưởng thành và khả năng của noãn thông qua các hoạt động chống oxy hóa, tự tiết và cận tiết nhưng việc sản xuất melatonin trong các tế bào granulosa và bản thân noãn liệu có tuân theo cùng một biến đổi theo mùa vẫn chưa chắc chắn. Ở Úc, mức độ 25(OH)D là tương đương vào mùa hè và mùa thu trước khi giảm vào mùa đông nhưng bài tổng quan hệ thống gần đây cho thấy Vitamin D không có ảnh hưởng đáng kể đến LBR. Một lý do khả thi là sự khác biệt trong sinh hoạt, chế độ ăn và lối sống trong mỗi mùa có thể làm thay đổi LBR; các yếu tố môi trường khác như chất ô nhiễm (NO2; SO2; CO) cũng có thể ảnh hưởng kết cục lâm sàng.
Tóm lại, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích FET bằng cách sử dụng số giờ nắng được đo thực tế và mùa khí tượng ở Nam bán cầu. Điều kiện tối ưu với trẻ sinh sống dường như có liên quan chặt chẽ với mùa hè và số giờ nắng tăng lên hơn là nhiệt độ trung bình vào ngày OPU. Ngược lại, nhiệt độ tối thiểu cao vào ngày FET lại giảm số trẻ sinh sống. Do đó, các yếu tố môi trường khác cũng như sinh lý cơ bản cần được nghiên cứu thêm.
Nguồn: Leathersich S.J, Roche C.S, Walls M, Nathan E và Hart R.J. Season at the time of oocyte collection and frozen embryo transfer outcomes. 2023 Jul 12.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự thay đổi của các thông số tinh dịch và khả năng sinh sản của nam giới trước và sau khi nhiễm COVID - 19 - Ngày đăng: 04-10-2023
Ảnh hưởng của sự thay đổi quy trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) lên sự phát triển noãn-phôi - Ngày đăng: 04-10-2023
Tầm quan trọng của nồng độ oxy trong nuôi cấy in vitro mô buồng trứng người - Ngày đăng: 04-10-2023
Ảnh hưởng của sáu phương pháp nhuộm đến kích thước tinh trùng người và đánh giá tác dụng nhuộm của chúng - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của các chiến lược chuyển phôi khác nhau sau thủ thuật rescue ICSI muộn– Một nghiên cứu đoàn hệ 10 năm trên các trường hợp thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 04-10-2023
Phôi nén giai đoạn phân chia – một yếu tố tiên lượng tốt cho kết cục IVF - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của bệnh nhân Cryptozoospermia thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật - Ngày đăng: 27-09-2023
Tác dụng kết hợp của thay đổi lối sống với liệu pháp chống oxy hóa lên sự phân mảnh DNA tinh trùng và stress oxy hóa ở nam giới vô sinh trong điều trị IVF: một nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 27-09-2023
Có nên thực hiện ICSI đối với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém ở chu kỳ IVF trước không? - Ngày đăng: 21-09-2023
Ảnh hưởng của noãn có chứa mạng lưới nội chất trơn (SER) đến kết quả hỗ trợ sinh sản: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 21-09-2023
Tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ xuất hiện lưới nội chất trơn (SER) trong quần thể noãn thu nhận - Ngày đăng: 21-09-2023
Mối tương quan giữa Vitamin D và kẽm trong huyết thanh với chất lượng tinh dịch của nam giới - Ngày đăng: 18-09-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK