Tin tức
on Thursday 12-10-2023 2:15pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trong tất cả các trường hợp vô sinh, gần 50% trường hợp là do yếu tố nam gây ra. Vô sinh nam có thể được gây ra bởi các yếu tố nam giới, bao gồm cả các bất thường chức năng tinh trùng và bất thường cấu trúc hệ thống sinh sản. Xét nghiệm tinh dịch đồ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Tinh dịch đồ bình thường không đảm bảo khả năng thụ tinh của tinh trùng. Có khoảng 15% nam giới mặc dù có tinh dịch đồ bình thường nhưng tinh trùng có sự phân mảnh DNA (Sperm DNA Fragmentation - SDF) từ 15% trở lên. Do vậy, tiến bộ trong lĩnh vực nam khoa là cần thiết, cần phải có các xét nghiệm hữu ích, đáng tin cậy để đánh giá chức năng tinh trùng. WHO coi xét nghiệm SDF là một công cụ đầy hứa hẹn trong việc đánh giá tính toàn vẹn và chức năng DNA của tinh trùng, có thể giúp dự đoán kết quả điều trị của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các mức SDF (<15% và ≥15%) đối với kết quả Labo và lâm sàng trong ART, đồng thời đánh giá kết quả Labo và lâm sàng giữa ba phân nhóm phương pháp ART.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế PIVET từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2022 được chia làm 2 nhóm lớn: SDF<15% (n=862) và SDF≥15% (n=286). Trong mỗi nhóm được phân loại phụ dựa trên ba phương pháp ART (chia noãn IVF – ICSI, chỉ IVF và chỉ ICSI), và dựa trên độ tuổi nữ (<35 tuổi, 35-39 tuổi, 40-44 tuổi và ≥45 tuổi).
Khi đánh giá tác động của các mức SDF (<15% và ≥15%) khi chưa điều chỉnh các yếu tố nhiễu lên kết quả Labo (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt) và lâm sàng (tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai, tỷ lệ trẻ sinh sống) nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể nhưng tỷ lệ thụ tinh khi điều chỉnh cao hơn ở nhóm SDF<15%. Tuy nhiên, khi phân theo nhóm tuổi nữ thấy rằng: tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt thấp hơn ở phụ nữ ≥ 45 tuổi đối với nhóm SDF ≥ 15% và tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống cao hơn trong nhóm SDF<15% khi phụ nữ <35 tuổi. Trong số ba phương pháp ART, ICSI cho thấy tỷ lệ thụ tinh tốt nhất ở cả hai nhóm SDF (<15% và ≥15%). Tỷ lệ mang thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao nhất với tỷ lệ sảy thai thấp hơn ở phương thức chia noãn IVF-ICSI với SDF<15%. Về kết quả lâm sàng, không thấy sự khác biệt ở SDF ≥ 15%. Nhưng khi đánh giá dựa vào phân mức SDF, phương thức ART và độ tuổi nữ, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sảy thai thấp nhất và tỷ lệ sinh sống cao nhất ở phụ nữ <40 tuổi bằng kỹ thuật IVF với SDF<15%.
Trong nghiên cứu này, thấy rằng nam giới có SDF<15% thường có xu hướng thuận lợi về kết quả lâm sàng và tỷ lệ sinh sống, đồng thời có tỷ lệ sảy thai thấp hơn so với nam giới có SDF≥15%, mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, khi so sánh các kết quả này giữa 4 nhóm tuổi của phụ nữ, tỷ lệ sinh sống lâm sàng và sinh sống ở phụ nữ <35 tuổi cao hơn đáng kể khi SDF<15%. Chỉ riêng tuổi của nữ có tỷ lệ nghịch với kết quả sinh sản, chủ yếu là do tỷ lệ dị tật lệch bội và sảy thai tăng mạnh khi tuổi mẹ tăng lên. Hơn nữa, tinh trùng không có khả năng sửa chữa DNA và chúng dựa vào cơ chế sửa sai của noãn sau khi thụ tinh. Mức độ tổn thương DNA của tinh trùng ảnh hưởng đến kết quả mang thai có thể phụ thuộc vào chất lượng noãn.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy xét nghiệm SDF có thể dự đoán tỷ lệ thụ tinh được điều chỉnh cho phụ nữ <35 tuổi, dự báo đáng kể khả năng mang thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống cho phụ nữ <40 tuổi sử dụng phương thức IVF với SDF<15%. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế, cần có các nghiên cứu trong tương lai đánh giá tác động của SDF đối với các phương thức điều trị ART khác nhau và với kết quả điều trị ART.
TLTK: Chua SC, Yovich SJ, Hinchliffe PM, Yovich JL. The Sperm DNA Fragmentation Assay with SDF Level Less Than 15% Provides a Useful Prediction for Clinical Pregnancy and Live Birth for Women Aged under 40 Years. J Pers Med. 2023 Jun 29;13(7):1079. doi: 10.3390/jpm13071079. PMID: 37511693; PMCID: PMC10381567.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trong tất cả các trường hợp vô sinh, gần 50% trường hợp là do yếu tố nam gây ra. Vô sinh nam có thể được gây ra bởi các yếu tố nam giới, bao gồm cả các bất thường chức năng tinh trùng và bất thường cấu trúc hệ thống sinh sản. Xét nghiệm tinh dịch đồ là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Tinh dịch đồ bình thường không đảm bảo khả năng thụ tinh của tinh trùng. Có khoảng 15% nam giới mặc dù có tinh dịch đồ bình thường nhưng tinh trùng có sự phân mảnh DNA (Sperm DNA Fragmentation - SDF) từ 15% trở lên. Do vậy, tiến bộ trong lĩnh vực nam khoa là cần thiết, cần phải có các xét nghiệm hữu ích, đáng tin cậy để đánh giá chức năng tinh trùng. WHO coi xét nghiệm SDF là một công cụ đầy hứa hẹn trong việc đánh giá tính toàn vẹn và chức năng DNA của tinh trùng, có thể giúp dự đoán kết quả điều trị của công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các mức SDF (<15% và ≥15%) đối với kết quả Labo và lâm sàng trong ART, đồng thời đánh giá kết quả Labo và lâm sàng giữa ba phân nhóm phương pháp ART.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế PIVET từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2022 được chia làm 2 nhóm lớn: SDF<15% (n=862) và SDF≥15% (n=286). Trong mỗi nhóm được phân loại phụ dựa trên ba phương pháp ART (chia noãn IVF – ICSI, chỉ IVF và chỉ ICSI), và dựa trên độ tuổi nữ (<35 tuổi, 35-39 tuổi, 40-44 tuổi và ≥45 tuổi).
Khi đánh giá tác động của các mức SDF (<15% và ≥15%) khi chưa điều chỉnh các yếu tố nhiễu lên kết quả Labo (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi nang, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt) và lâm sàng (tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sảy thai, tỷ lệ trẻ sinh sống) nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt đáng kể nhưng tỷ lệ thụ tinh khi điều chỉnh cao hơn ở nhóm SDF<15%. Tuy nhiên, khi phân theo nhóm tuổi nữ thấy rằng: tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt thấp hơn ở phụ nữ ≥ 45 tuổi đối với nhóm SDF ≥ 15% và tỷ lệ mang thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống cao hơn trong nhóm SDF<15% khi phụ nữ <35 tuổi. Trong số ba phương pháp ART, ICSI cho thấy tỷ lệ thụ tinh tốt nhất ở cả hai nhóm SDF (<15% và ≥15%). Tỷ lệ mang thai lâm sàng và trẻ sinh sống cao nhất với tỷ lệ sảy thai thấp hơn ở phương thức chia noãn IVF-ICSI với SDF<15%. Về kết quả lâm sàng, không thấy sự khác biệt ở SDF ≥ 15%. Nhưng khi đánh giá dựa vào phân mức SDF, phương thức ART và độ tuổi nữ, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sảy thai thấp nhất và tỷ lệ sinh sống cao nhất ở phụ nữ <40 tuổi bằng kỹ thuật IVF với SDF<15%.
Trong nghiên cứu này, thấy rằng nam giới có SDF<15% thường có xu hướng thuận lợi về kết quả lâm sàng và tỷ lệ sinh sống, đồng thời có tỷ lệ sảy thai thấp hơn so với nam giới có SDF≥15%, mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, khi so sánh các kết quả này giữa 4 nhóm tuổi của phụ nữ, tỷ lệ sinh sống lâm sàng và sinh sống ở phụ nữ <35 tuổi cao hơn đáng kể khi SDF<15%. Chỉ riêng tuổi của nữ có tỷ lệ nghịch với kết quả sinh sản, chủ yếu là do tỷ lệ dị tật lệch bội và sảy thai tăng mạnh khi tuổi mẹ tăng lên. Hơn nữa, tinh trùng không có khả năng sửa chữa DNA và chúng dựa vào cơ chế sửa sai của noãn sau khi thụ tinh. Mức độ tổn thương DNA của tinh trùng ảnh hưởng đến kết quả mang thai có thể phụ thuộc vào chất lượng noãn.
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy xét nghiệm SDF có thể dự đoán tỷ lệ thụ tinh được điều chỉnh cho phụ nữ <35 tuổi, dự báo đáng kể khả năng mang thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống cho phụ nữ <40 tuổi sử dụng phương thức IVF với SDF<15%. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế, cần có các nghiên cứu trong tương lai đánh giá tác động của SDF đối với các phương thức điều trị ART khác nhau và với kết quả điều trị ART.
TLTK: Chua SC, Yovich SJ, Hinchliffe PM, Yovich JL. The Sperm DNA Fragmentation Assay with SDF Level Less Than 15% Provides a Useful Prediction for Clinical Pregnancy and Live Birth for Women Aged under 40 Years. J Pers Med. 2023 Jun 29;13(7):1079. doi: 10.3390/jpm13071079. PMID: 37511693; PMCID: PMC10381567.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục của phôi thụ tinh bất thường - Ngày đăng: 04-10-2023
Liệu mùa khí tượng tại thời điểm lấy noãn có ảnh hưởng đến kết cục sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 04-10-2023
Sự thay đổi của các thông số tinh dịch và khả năng sinh sản của nam giới trước và sau khi nhiễm COVID - 19 - Ngày đăng: 04-10-2023
Ảnh hưởng của sự thay đổi quy trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) lên sự phát triển noãn-phôi - Ngày đăng: 04-10-2023
Tầm quan trọng của nồng độ oxy trong nuôi cấy in vitro mô buồng trứng người - Ngày đăng: 04-10-2023
Ảnh hưởng của sáu phương pháp nhuộm đến kích thước tinh trùng người và đánh giá tác dụng nhuộm của chúng - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của các chiến lược chuyển phôi khác nhau sau thủ thuật rescue ICSI muộn– Một nghiên cứu đoàn hệ 10 năm trên các trường hợp thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 04-10-2023
Phôi nén giai đoạn phân chia – một yếu tố tiên lượng tốt cho kết cục IVF - Ngày đăng: 04-10-2023
Kết quả lâm sàng của bệnh nhân Cryptozoospermia thu nhận tinh trùng từ phẫu thuật - Ngày đăng: 27-09-2023
Tác dụng kết hợp của thay đổi lối sống với liệu pháp chống oxy hóa lên sự phân mảnh DNA tinh trùng và stress oxy hóa ở nam giới vô sinh trong điều trị IVF: một nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 27-09-2023
Có nên thực hiện ICSI đối với những bệnh nhân có phôi chất lượng kém ở chu kỳ IVF trước không? - Ngày đăng: 21-09-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK