Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 24-11-2023 10:11am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
 
Trong điều trị hỗ trợ sinh sản, người ta nhận thấy có khoảng 40  - 60% hợp tử 2PN ở người sẽ phát triển thành phôi nang vào ngày thứ 5 của quá trình phát triển. Ngoài ra, sự hình thành phôi nang cũng có thể đạt được vào ngày 4, ngày 6 hoặc ngày 7, với tốc độ phát triển rất khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm rõ tiềm năng phát triển cũng như kết quả lâm sàng tương ứng của các loại phôi nang như vậy. Một số báo cáo cho thấy thời gian phát triển phôi có mối liên hệ với khả năng sinh con khỏe mạnh. Bên cạnh việc nuôi cấy, đánh giá cũng như sử dụng thường quy các phôi nang ở ngày 5 và ngày 6, một số nghiên cứu gần đây cũng nhấn mạnh cơ hội khai thác tiềm năng lâm sàng của phôi nang tại ngày 7. Những phôi nang hình thành muộn như vậy có thể được bảo quản lạnh với tỷ lệ sống cao, nhưng tỷ lệ lệch bội cũng cao hơn và khả năng làm tổ giảm đi. Hiện tại vẫn có rất ít dữ liệu về sức khỏe của trẻ sơ sinh được tạo ra từ những phôi như vậy, cũng như vẫn còn những khoảng trống kiến thức từ các bằng chứng liên quan đến thời điểm phát triển phôi nang. Trong nghiên cứu này, tác giả đã so sánh kết quả lâm sàng và động học hình thái phôi của các phôi nang ngày 4, ngày 5, ngày 6 và ngày 7, điều này giúp cung cấp thêm một số hiểu biết về tác động tương đối của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển của phôi.

Nghiên cứu được thực hiện hồi cứu kết quả với 9450 chu kỳ ICSI từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu có các chẩn đoán khác nhau, chủ yếu là vô sinh do yếu tố nam và vô sinh không rõ nguyên nhân. Các trường hợp sử dụng giao tử được bảo quản lạnh hoặc tinh trùng từ thủ thuật sẽ được loại bỏ. Phôi được theo dõi thông qua hệ thống timelapse. Các nhóm phôi nang từ ngày 4 -7 được so sánh về động học hình thái (các thời điểm hình thành và biến mất của tiền nhân, thời gian và kiểu phân chia, chất lượng phôi) và kết quả lâm sàng.

Kết quả chính thu được như sau:
  • 19.846 noãn trải qua ICSI, 17.144 hợp tử được hình thành (86,4%).
  • Tỷ lệ hình thành phôi nang là 56,0%. Trong đó, tỷ lệ hình thành phôi nang vào ngày 4, 5, 6 và 7 lần lượt là 0,7% (N = 70), 64,0% (N = 6147), 33,8% (N = 3243) và 1,6% (N = 149).
  • Thời gian phát triển phôi nang nở rộng trung bình lần lượt là 98,4 ± 0,4; 112,4 ± 0,1; 131,6 ± 0,1 và 151,2 ± 0,5 giờ với các nhóm tương ứng từ ngày 4 - 7.
  • Tuổi mẹ có mối tương quan thuận với thời gian phát triển phôi nang dài hơn (p  <0,0001).
  • Tỷ lệ phôi nang loại A về hình thái khối tế bào bên trong (ICM) và lớp tế bào lá nuôi (TE) có mối tương quan nghịch với thời gian phát triển phôi nang (p <0,0001).
  • Quan sát động học cho thấy khoảng thời gian phát triển giữa 4 nhóm phôi nang cũng có sự khác biệt đáng kể (p <0,0001). Những khác biệt được thể hiện rõ ngay từ thời điểm tiền nhân bắt đầu biến mất (tPNf) (lần lượt là 20,6 ± 0,3; 22,5 ± 0,0; 24,0 ± 0,0; 25,5 ± 0,3 tương ứng với 4 nhóm phôi nang từ ngày 4 - 7; p <0,0001).
  • Tỷ lệ các bất thường phân chia (phân chia trực tiếp, phân chia nhanh) xảy ra ở lần phân chia thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba có mối tương quan thuận với thời gian phát triển phôi nang dài hơn.
  • Tỷ lệ làm tổ, mang thai diễn tiến và tỷ lệ sinh sống giảm dần khi thời gian phát triển phôi nang tăng lên (p <0,0001).
  • Khả năng làm tổ, mang thai lâm sàng, thai diễn tiến và trẻ sinh sống giảm đáng kể ở phôi nang ngày 6 so với phôi nang ngày 5 (sau khi đã kiểm soát theo độ tuổi; số chu kỳ chuyển phôi trước đó; cấp độ hình thái của ICM, TE và việc bổ sung progesterone).
  • Dữ liệu theo dõi về chiều dài trẻ sau khi sinh, cân nặng và dị tật cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa bốn nhóm phôi nang.
Kết luận:
Nghiên cứu mở rộng bằng chứng trước đây về mối quan hệ giữa thời gian hình thành phôi nang và kết quả lâm sàng. Điều này được thực hiện bằng cách so sánh đồng thời các phôi nang phát triển giữa ngày 4, ngày 5, ngày 6 và ngày 7. Dữ liệu từ nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về thời gian phát triển của phôi nang ngày 4 – 7 và sự khác biệt này diễn ra ngay khi tiền nhân bắt đầu biến mất.
 
Nguồn: Coticchio, G., Ezoe, K., Lagalla, C., Zacà, C., Borini, A., & Kato, K. The destinies of human embryos reaching blastocyst stage between Day 4 and Day 7 diverge as early as fertilization. Human Reproduction, 2023, 38(9), 1690-1699.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Ngày 9-10 . 8 . 2024, Indochine Palace, Huế

Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK