Tin tức
on Friday 24-11-2023 8:52am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trên thế giới, 30% nguyên nhân vô sinh đến từ nam giới và vô tinh (Azoospermia) chiếm 10 - 15% các trường hợp vô sinh. Vô tinh được định nghĩa là sự vắng mặt hoàn toàn của tinh trùng trong mẫu xuất tinh, là dạng vô sinh nghiêm trọng nhất. Vô tinh được chia làm vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia - OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Nonobstructive azoospermia - NOA). Trong OA, chức năng sinh tinh được bảo tồn và tình trạng vô tinh là do tắc nghẽn cơ học ở bất kỳ vùng nào dọc theo con đường di chuyển của tinh trùng. Nhưng trường hợp NOA thường do khiếm khuyết từ tinh hoàn và sự sản xuất tinh trùng bị suy giảm đáng kể. Các trường hợp NOA được ưu tiên thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (Microdissection testicular sperm extraction - mTESE) và chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular sperm aspiration - TESA) được sử dụng cho trường hợp OA. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị vô sinh nam và khắc phục tinh trùng kém chất lượng và số lượng thấp. Nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng sau ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tinh trùng được lấy từ nam giới mắc NOA hoặc OA có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và kết quả lâm sàng hay không. Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của ICSI sử dụng tinh trùng từ thủ thuật ở nam giới mắc NOA so với OA. Đồng thời, so sánh kết quả ICSI ở bệnh nhân NOA giữa sử dụng tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tháng 03/2016 đến 12/2021 được chia làm hai nhóm: nam giới NOA thực hiện m-TESE (n = 314) và nam giới OA thực hiện TESA (n = 303).
Trong số nam giới NOA, thu nhận tinh trùng thành công ở 103 nam (32,8%). Không tìm thấy sự khác biệt về tuổi và mức độ FSH, LH hoặc Estradiol giữa nhóm thu nhận và không thu nhận được tinh trùng. Tuy nhiên, thể tích tinh hoàn ở nhóm có tinh trùng lớn hơn so với nhóm không thu nhận được tinh trùng (p < 0,05). Nghiên cứu cho thấy ở nhóm NOA, số lượng tế bào noãn MII và noãn sử dụng cho ICSI cao hơn lần lượt là 11 (p = 0,038) và 10 (p = 0,049), tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh 2PN thấp hơn lần lượt là 65,04% và 59,40% (p < 0,01). Tuy nhiên, tỷ lệ hợp tử 2PN phát triển thành phôi phân chia, tỷ lệ phôi chất lượng cao, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ phôi nang hữu dụng, số lượng phôi được chuyển và giai đoạn phôi khi chuyển không có sự khác biệt giữa các nhóm. Bên cạnh đó, về mặt kết quả lâm sàng: tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh sống không cho thấy sự khác biệt. Những đứa trẻ được sinh ra trong nghiên cứu này cũng không có sự khác biệt về cân nặng và chiều cao.
Khi phân tích riêng 101 chu kỳ ICSI trong nhóm NOA, nhóm tác giả thực hiện so sánh giữa 56 chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi so với 45 chu kỳ sử dụng tinh trùng trữ sau thủ thuật. Kết quả ghi nhận tỷ lệ thụ tinh (74,92%), tỷ lệ thụ tinh 2PN (68,27%) và tỷ lệ phôi chất lượng tốt (52,06%) cao hơn ở nhóm sử dụng tinh trùng thủ thuật tươi so với nhóm đông lạnh.
Tóm lại, sự phát triển phôi, mang thai lâm sàng và khả năng sinh sống tương tự nhau giữa hai nhóm NOA và OA. Đồng thời, đặc điểm sơ sinh của những đứa trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô tinh tắc nghẽn hay không tắc nghẽn. Và sự phát triển phôi ở giai đoạn phân chia có xu hướng tốt hơn khi sử dụng tinh trùng thủ thuật tươi ở nhóm bệnh nhân NOA.
TLTK: Sun, Xiaoming, et al. "Outcomes of Microdissection Testicular Sperm Extraction/Intracytoplasmic Sperm Injection in Cases of Nonobstructive Azoospermia: A Retrospective Study." Andrologia 2023 (2023).
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trên thế giới, 30% nguyên nhân vô sinh đến từ nam giới và vô tinh (Azoospermia) chiếm 10 - 15% các trường hợp vô sinh. Vô tinh được định nghĩa là sự vắng mặt hoàn toàn của tinh trùng trong mẫu xuất tinh, là dạng vô sinh nghiêm trọng nhất. Vô tinh được chia làm vô tinh tắc nghẽn (Obstructive azoospermia - OA) và vô tinh không tắc nghẽn (Nonobstructive azoospermia - NOA). Trong OA, chức năng sinh tinh được bảo tồn và tình trạng vô tinh là do tắc nghẽn cơ học ở bất kỳ vùng nào dọc theo con đường di chuyển của tinh trùng. Nhưng trường hợp NOA thường do khiếm khuyết từ tinh hoàn và sự sản xuất tinh trùng bị suy giảm đáng kể. Các trường hợp NOA được ưu tiên thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (Microdissection testicular sperm extraction - mTESE) và chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular sperm aspiration - TESA) được sử dụng cho trường hợp OA. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection - ICSI) đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị vô sinh nam và khắc phục tinh trùng kém chất lượng và số lượng thấp. Nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả lâm sàng sau ICSI sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tinh trùng được lấy từ nam giới mắc NOA hoặc OA có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và kết quả lâm sàng hay không. Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của ICSI sử dụng tinh trùng từ thủ thuật ở nam giới mắc NOA so với OA. Đồng thời, so sánh kết quả ICSI ở bệnh nhân NOA giữa sử dụng tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tháng 03/2016 đến 12/2021 được chia làm hai nhóm: nam giới NOA thực hiện m-TESE (n = 314) và nam giới OA thực hiện TESA (n = 303).
Trong số nam giới NOA, thu nhận tinh trùng thành công ở 103 nam (32,8%). Không tìm thấy sự khác biệt về tuổi và mức độ FSH, LH hoặc Estradiol giữa nhóm thu nhận và không thu nhận được tinh trùng. Tuy nhiên, thể tích tinh hoàn ở nhóm có tinh trùng lớn hơn so với nhóm không thu nhận được tinh trùng (p < 0,05). Nghiên cứu cho thấy ở nhóm NOA, số lượng tế bào noãn MII và noãn sử dụng cho ICSI cao hơn lần lượt là 11 (p = 0,038) và 10 (p = 0,049), tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh 2PN thấp hơn lần lượt là 65,04% và 59,40% (p < 0,01). Tuy nhiên, tỷ lệ hợp tử 2PN phát triển thành phôi phân chia, tỷ lệ phôi chất lượng cao, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ phôi nang hữu dụng, số lượng phôi được chuyển và giai đoạn phôi khi chuyển không có sự khác biệt giữa các nhóm. Bên cạnh đó, về mặt kết quả lâm sàng: tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ sinh sống không cho thấy sự khác biệt. Những đứa trẻ được sinh ra trong nghiên cứu này cũng không có sự khác biệt về cân nặng và chiều cao.
Khi phân tích riêng 101 chu kỳ ICSI trong nhóm NOA, nhóm tác giả thực hiện so sánh giữa 56 chu kỳ sử dụng tinh trùng tươi so với 45 chu kỳ sử dụng tinh trùng trữ sau thủ thuật. Kết quả ghi nhận tỷ lệ thụ tinh (74,92%), tỷ lệ thụ tinh 2PN (68,27%) và tỷ lệ phôi chất lượng tốt (52,06%) cao hơn ở nhóm sử dụng tinh trùng thủ thuật tươi so với nhóm đông lạnh.
Tóm lại, sự phát triển phôi, mang thai lâm sàng và khả năng sinh sống tương tự nhau giữa hai nhóm NOA và OA. Đồng thời, đặc điểm sơ sinh của những đứa trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô tinh tắc nghẽn hay không tắc nghẽn. Và sự phát triển phôi ở giai đoạn phân chia có xu hướng tốt hơn khi sử dụng tinh trùng thủ thuật tươi ở nhóm bệnh nhân NOA.
TLTK: Sun, Xiaoming, et al. "Outcomes of Microdissection Testicular Sperm Extraction/Intracytoplasmic Sperm Injection in Cases of Nonobstructive Azoospermia: A Retrospective Study." Andrologia 2023 (2023).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nhận diện bệnh nhân có thể được thực hiện R.ICSI - Ngày đăng: 06-11-2023
Báo cáo 1 trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi nang từ hợp tử 4PN - Ngày đăng: 06-11-2023
Dự đoán tỉ lệ phôi khảm được cân nhắc để chuyển - Ngày đăng: 06-11-2023
Các biến thể hai alen mới trong ACTL7A có liên quan đến vô sinh ở nam giới và thất bại thụ tinh hoàn toàn - Ngày đăng: 06-11-2023
Chất lượng phôi nang và kết quả chu sinh: một nghiên cứu quan sát đa trung tâm đa quốc gia - Ngày đăng: 06-11-2023
Sử dụng phôi bị ảnh hưởng với mục đích làm tham chiêú trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho bệnh Thalassemia - Ngày đăng: 04-11-2023
Mối liên hệ giữa mùa thực hiện chọc hút noãn và kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 31-10-2023
Đánh giá ảnh hưởng lâu dài của tiêm vaccine COVID-19 đến nguy cơ sẩy thai - Ngày đăng: 31-10-2023
Nghiên cứu đánh giá các tiêu chí trữ mô buồng trứng để bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ trẻ và trẻ gái bị ung thư - Ngày đăng: 31-10-2023
Trường hợp trẻ sinh sau khi được hỗ trợ hoạt hoá noãn nhân tạo sử dụng hai tác nhân kích thích tín hiệu canxi - Ngày đăng: 31-10-2023
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn không giúp cải thiện kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có số lượng noãn chọc hút ít: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 31-10-2023
Tổng quan sự khác nhau của hệ protein trong tinh trùng ở những bệnh nhân bị suy giảm tinh trùng - Ngày đăng: 30-10-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK